Xã ‘miền ngược’ Tây Bắc Quảng Trị mong con đường nối Đông – Tây Trường Sơn

Theo dõi VGT trên

Đường độc đạo nhánh tây HCM lên xã Hướng Lập thường xuyên bị cô lập, người dân nơi đây mong có đường nối 2 nhánh Đông và Tây đường Hồ Chí Minh.

Từ ngã 3 tượng đài Khe Sanh ở QL9 theo đường Hồ Chí Minh nhánh Tây chừng 60km sẽ đến A Xóc, từ cầu Sêpăng Hiêng theo con đường bê tông nhỏ sẽ đến Trường Phổ thông Dân tộc bán trú (PTDTBT) – Tiểu học và THCS Hướng Lập nơi vùng biên giới phía Tây Bắc tỉnh Quảng Trị.

Ngôi trường nằm giữa một bên là trụ sở UBND xã Hướng Lập, một bên là Trường Mầm non Hướng Lập, cạnh đó là Trạm Y tế xã và Đồn Biên phòng Hướng Lập. Nơi đây mỗi mùa mưa lũ, con đường độc đạo đến xã bị chia cắt, cô lập.

Ngôi trường “2 cấp học, 8 điểm trường”

“Khu liên cơ” này nằm nơi thung lũng núi bên tuyến đường Hồ Chí Minh nhánh Tây (gọi tắt đường HCM), phía trước mặt là dòng sông Sêpăng Hiêng, cùng ngọn núi cao ngất thuộc dãy Trường Sơn như “chiếc bình phong”, còn được gọi là ngôi trường có “hòn non bộ cao nhất Việt Nam”.

Xã miền ngược Tây Bắc Quảng Trị mong con đường nối Đông - Tây Trường Sơn - Hình 1

Các em học sinh hoàn cảnh khó khăn tại ngôi trường khu vực biên giới phía Tây Bắc Quảng Trị phấn khởi khi nhận quà từ CLB phóng viên thường trú tại Quảng Trị

Những ngày này, các thầy cô giáo ở tận “miền xuôi” cũng đã có mặt tại 2 ngôi trường với 3 cấp học nơi vùng biên giới này để chuẩn bị cho lễ khai giảng năm học mới 2022- 2023.

Thầy giáo Lê Quốc Bình (SN 1985, xã Tân Lập, Hướng Hóa) cho biết, thầy Bình sinh ra và lớn lên ở Tân Lập, còn bố mẹ của thầy từ “vùng trũng” Triệu Thuận (Triệu Phong) lên vùng Tân Lập lập nghiệp theo diện kinh tế mới từ năm 1975.

Tốt nghiệp ra trường hơn 10 năm trước, thầy Bình dạy học ở ngôi trường “vùng thuận lợi” Hướng Hóa được 4 năm, rồi tình nguyện lên đường vào thực hiện nghĩa vụ “gieo chữ” nơi “vùng khó” này đã hơn 7 năm. Trường mới cùng huyện nhưng cách nhà hơn 60km, chiều thứ 6 thầy Bình từ trường theo đường HCM ngược ra Khe Sanh và đến chiều chủ nhật, hoặc sáng thứ 2 vào lại trường sớm.

“Vợ làm kế toán, 2 đứa con còn nhỏ chủ yếu nhờ ông bà nội ngoại chăm”, thầy Bình chia sẻ.

Bước vào năm học 2022- 2023, Trường PTDTBT – Tiểu học và THCS Hướng Lập có hơn 355 học sinh, gồm hơn 220 học sinh cấp tiểu học và hơn 100 học sinh cấp THCS, phần lớn là con em đồng bào Vân Kiều điều kiện kinh tế còn nhiều khó khăn.

Xã miền ngược Tây Bắc Quảng Trị mong con đường nối Đông - Tây Trường Sơn - Hình 2

Một trong những đoạn đường HCM nhánh Tây đoạn qua đèo Sa Mù bị sạt lở đã được khắc phục nhìn xuống xã Hướng Việt

Thầy Nguyễn Đình Nghĩa, Hiệu trưởng Trường PTDTBT – Tiểu học và THCS Hướng Lập cho hay, ngoài điểm trường chính tại A Xóc với 2 cấp Tiểu học và THCS, còn có 7 điểm trường lẻ. Điểm trường xa nhất là Cuôi và Tà Păng cách trung tâm xã gần 20km.

“Địa hình miền núi rất phức tạp, nhiều điểm trường lẻ đi lại còn khó khăn lắm vất vả lắm, đặc biệt vào mùa mưa…”, thầy Nghĩa chia sẻ.

Ông Hoàng Văn Sơ, Phó trưởng Phòng GD&ĐT Hướng Hóa cho biết, địa phương có 60 trường học; trong đó có 26 trường mầm non, 34 trường phổ thong với trên 57 nghìn học sinh, trong đó học sinh vùng đồng bào dân tộc thiểu số chiếm hơn 50%, số học sinh nghèo, cận nghèo, khó khăn chiếm trên 70%.

Lãnh đạo Phòng GD&ĐT huyện Hướng Hóa cũng cho hay, là địa phương thuộc địa bàn có điều kiện khó khăn của tỉnh, bước vào năm học mới, hầu hết các trường đối diện với nhiều khó khăn, thiếu thốn về cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học…

“Đây là những món quà hết sức ý nghĩa thể hiện sự chia sẻ, động viên đối với học sinh vùng khó dịp đầu năm học mới. Những suất học bổng này góp phần khích lệ các em vươn lên học tập tốt..”, ông Sơ chia sẻ khi CLB phóng viên thường trú tại Quảng Trị đến trao tặng 50 suất học bổng và quà tặng, gồm: cặp sách, vở đến 50 em học sinh có hoàn cảnh khó khăn tại Trường PTDTBT- Tiểu học và THCS Hướng Lập và điểm trường Trăng – Tà Puồng (Hướng Việt) tại mùa tựu trường năm nay.

Xã miền ngược Tây Bắc Quảng Trị mong con đường nối Đông - Tây Trường Sơn - Hình 3

Video đang HOT

Trường PTDTBT – Tiểu học và THCS Hướng Lập nằm giữa trụ sở UBND xã (bên trái) và ngay phía bên phải là Trường mầm non…

Mong sớm hoàn thành đường nối đường HCM nhánh Đông và nhánh Tây

Đường HCM từ ngã 3 QL9 Khe Sanh cũng là tuyến đường huyết mạch vào các xã Hướng Việt và Hướng Lập. Từ xã Hướng Phùng vào 2 xã xa nhất nói trên ở khu vực biên giới phía Tây Bắc tỉnh Quảng Trị là cung đường đèo Sa Mù dài gần 20km. Từ A Xóc, trung tâm xã Hướng Lập theo đường HCM ra giáp giới địa phận tỉnh Quảng Bình khoảng 18km.

Trong đợt mưa lũ lịch sử 2 năm trước, tuyến đường này cũng bị sạt lở gây chia cắt nhiều đoạn. Việc tiếp cận 2 xã Hướng Việt, Hướng Lập bị cô lập sau đó phải di chuyển theo hướng từ Quảng Bình vào nhưng cũng gặp rất nhiều khó khăn.

Phải mất nhiều tháng ròng rã bám đường đảm bảo giao thông trong điều kiện địa hình, thời tiết khắc nghiệt, các đơn vị ngành giao thông mới có thể hoàn thiện việc “nối thông” hàng loạt điểm bị sạt lở kinh hoàng trên tuyến đường này.

Xã miền ngược Tây Bắc Quảng Trị mong con đường nối Đông - Tây Trường Sơn - Hình 4

Đường HCM nhánh Tây đoạn qua cầu Sêpăng Hiêng

“Bà con mong con đường nối đường HCM nhánh Đông lên nhánh Tây này lắm. Đường nối này làm xong từ Hướng Lập đi về Đông Hà quá gần, gần gần gấp đôi”, Phó Chủ tịch UBND xã Hướng Lập Hồ Văn Sự cho hay.

Theo ông Sự, Hướng Lập hiện có 370 hộ, với 1.700 khẩu tại 8 bản, thuộc 5 thôn. Trong đó, bản Cuôi (28 hộ, 56 khẩu) cách trung tâm xã khoảng 20km, điều kiện đi lại còn rất nhiều khó khăn, mỗi lần đi họp phải đi bộ vài tiếng. Bản Ta Păng sát Lào cách trung tâm xã khoảng 10km, đường xe máy đi được nhưng rất khó khăn.

“Bản Cuôi hồi trước cán bộ đi họp dân băng rừng lội suối 2 ngày, sáng đi gần chiều tối mới lên tới, họp dân xong tối ngủ lại, sáng mai lại lội bộ về. Bây giờ trên đó doanh nghiệp làm thủy điện, họ đầu tư khu tái định cư dưới này để chuyển các hộ dân về dưới này, hiện đã làm 3 nhà mẫu và đến năm 2023 các hộ dân sẽ chuyển về.

Bản Cựp nguy cơ sạt lở cao nhất, tỉnh cũng đã có chủ trương bố trí tái định cư, nhà cửa cho 29 hộ tái định cư dưới này đã xong, nhưng điện chưa có, tháng 12 tới sẽ đưa các hộ trên về”, ông Sự cho hay.

Xã miền ngược Tây Bắc Quảng Trị mong con đường nối Đông - Tây Trường Sơn - Hình 5

Con đường từ đường HCM vào Trường PTDTBT – Tiểu học và THCS Hướng Lập

Lãnh đạo UBND xã Hướng Lập cũng cho biết, do đường xa, cây tràm, sắn bà con trồng giá trị thu lại không nhiều vì chi phí xe vận chuyển và khâu thu mua trung gian chiếm gần hết. Cây chủ lực là bời lời, trước đây được thu mua vỏ 22 nghìn/kg tươi, nhưng hiện nay “rớt giá” chỉ 5 nghìn đồng/1kg khô.

Trong khi đó, ngoài diện tích rừng được giao sản xuất, thời gian còn lại bà con ở đây không có việc gì khác để làm, UBND xã đã tuyên truyền vận động thanh niên đi xuất khẩu lao động để cải thiện thu nhập. “Không xuất khẩu được nước ngoài thì trong nước, hiện nay khoảng trên 70% thanh niên ở đây đi làm tại các nhà máy, xí nghiệp, nhất là các tỉnh ở phía Nam”, ông Sự nói.

Phó Chủ tịch UBND xã Hướng Lập cũng cho biết, công tác “gieo chữ” nơi đây khoảng từ năm 1999 về trước do cán bộ biên phòng đảm trách. Những năm đầu giáo viên đây dạy học khó khăn khủng khiếp, có những người bỏ cuộc. “Như thế hệ chúng tôi bây giờ mới ăn bữa trưa chứ hồi trước không có, chỉ ăn buổi sáng và buổi tối thôi. Nếu đường nối đường HCM làm xong, các thầy cô từ Vĩnh Linh, Đông Hà lên đây gần hơn nhiều”, ông Sự chia sẻ.

Xã miền ngược Tây Bắc Quảng Trị mong con đường nối Đông - Tây Trường Sơn - Hình 6

Các em học sinh Hướng Việt, Hướng Lập ở địa bàn biên giới phía Tây Bắc Quảng Trị mùa tựu trường

Theo Sở GTVT Quảng Trị, theo quy hoạch phát triển giao thông đường bộ Quảng Trị đến năm 2020 định hướng đến năm 2030 được UBND tỉnh phê duyệt, tuyến QL9D đi từ Cửa Việt đến cửa khẩu Tà Rùng (xã Hướng Việt) dài 130km. Trong đó, đoạn từ Cửa Việt đến xã Vĩnh Ô dài 73km trên cơ sở các tuyến đường ĐT 576b, 574, 572, 571; đoạn từ Vĩnh Ô đến đường HCM nhánh Tây 36km.

Những năm qua, bằng các nguồn lực, Quảng Trị đã đầu tư 40,7km để nối đường HCM nhánh Đông với nhánh Tây, trong đó đoạn từ thị trấn Bến Quan đến trung tâm xã Vĩnh Ô dài 27,7km. Đoạn cuối tuyến từ xã Vĩnh Ô đến xã Hướng Lập dài 33km đang tiếp tục triển khai đầu tư xây dựng, khi hoàn thành sẽ phá thế độc đạo của tuyến đường HCM nhánh Tây nói trên, thúc đẩy phát triển KT-XH, đảm bảo QPAN, hỗ trợ đắc lực trong công tác cứu hộ, cứu nạn khi thiên tai xảy ra…

Năm học mới 2022-2023 là năm trọng tâm của đổi mới giáo dục phổ thông

Năm học mới 2022-2023 được xác định là năm trọng tâm của đổi mới giáo dục. Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Kim Sơn yêu cầu toàn ngành cố gắng hơn nữa, nỗ lực hơn nữa để vượt qua được những thách thức của quá trình đổi mới, đáp ứng được những đòi hỏi của xã hội để nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo.

Ngày 5/9, hơn 23 triệu học sinh cả nước sẽ bước vào năm học 2022-2023 với chủ đề "Đoàn kết, sáng tạo, ra sức phấn đấu hoàn thành tốt các nhiệm vụ và mục tiêu đổi mới, củng cố và nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo". Cổng TTĐT Chính phủ, Báo Điện tử Chính phủ đã có cuộc trao đổi cùng PGS.TS Nguyễn Kim Sơn - Bộ trưởng Bộ GD&ĐT với nhiều nội dung quan trọng của ngành giáo dục trước thềm năm học mới.

Nhận định rõ nguy cơ, nỗ lực vượt qua thách thức

Thưa Bộ trưởng, sau 2 năm ảnh hưởng bởi COVID-19, Bộ GD&ĐT đã có những giải pháp thích ứng với dịch bệnh để các em học sinh hoàn thành năm học. Tuy nhiên, nguy cơ COVID-19 và các dịch bệnh khác vẫn còn diễn biến phức tạp, vậy Bộ có sự chuẩn bị hay các giải pháp nào để ứng phó với các tình huống đặc biệt nhưng không làm gián đoạn việc đến trường của các em học sinh, sinh viên?

Một năm học mới đang bắt đầu trong bối cảnh đại dịch cơ bản được khống chế. Tuy nhiên, thách thức của đại dịch vẫn còn nguyên với ngành giáo dục. Đó là tác động của dịch bệnh đến chất lượng giáo dục, đến sức khỏe của học sinh về cả thể chất lẫn tinh thần, đến các mục tiêu rèn luyện về kỹ năng và những ảnh hưởng trên nhiều phương diện khác.

Bộ GD&ĐT nhận định rất rõ về nguy cơ của dịch bệnh, không chỉ là dịch COVID-19 mà còn của các dịch bệnh khác, cũng như những nguy cơ khách quan như thiên tai có thể ảnh hưởng tới kế hoạch, chất lượng giáo dục, do dó, ngay trong Chỉ thị thực hiện nhiệm vụ trọng tâm năm học 2022-2023, ở nhiệm vụ trọng tâm thứ 2 trong số 12 nhiệm vụ, Bộ đã đặt ra yêu cầu cụ thể cho vấn đề này.

Theo đó, để chủ động phòng, chống và ứng phó hiệu quả với thiên tai, dịch bệnh, Bộ GD&ĐT sẽ tiếp tục chỉ đạo thực hiện Kế hoạch tổng thể của ngành giáo dục thích ứng với tình hình dịch COVID-19 bảo đảm tổ chức dạy và học an toàn, chất lượng. Chỉ đạo, hướng dẫn triển khai nhiệm vụ năm học 2022-2023 chủ động, linh hoạt để thích ứng với tình hình thiên tai, dịch bệnh, vừa bảo đảm an toàn cho học sinh, giáo viên, vừa củng cố và nâng cao chất lượng giáo dục.

Triển khai hiệu quả công tác giáo dục thể chất và y tế trường học, bảo đảm an toàn trường học, phòng chống dịch bệnh và tai nạn thương tích. Tăng cường tổ chức bữa ăn bảo đảm dinh dưỡng hợp lý và an toàn thực phẩm, kết hợp tăng cường hoạt động thể lực cho học sinh; kiện toàn và nâng cao năng lực hệ thống y tế trường học. Hoàn thiện cơ sở dữ liệu về sức khỏe học đường.

Đồng thời, tổ chức triển khai hiệu quả Chương trình "Sức khỏe học đường giai đoạn 2021-2025", Chương trình "Y tế trường học trong các cơ sở giáo dục mầm non, phổ thông gắn với y tế cơ sở giai đoạn 2021-2025"; Đề án tổng thể phát triển giáo dục thể chất, thể thao trường học giai đoạn 2016-2020, định hướng đến năm 2025; tiếp tục đẩy mạnh các hoạt động thể thao học sinh gắn kết với nội dung môn học giáo dục thể chất thuộc Chương trình giáo dục phổ thông 2018.

Năm học mới 2022-2023 là năm trọng tâm của đổi mới giáo dục phổ thông - Hình 1

PGS.TS Nguyễn Kim Sơn - Bộ trưởng Bộ GD&ĐT

Năm học trọng tâm đổi mới giáo dục phổ thông

Năm học 2022-2023, ngành giáo dục tiếp tục áp dụng lộ trình đổi mới sách giáo khoa cho lớp 3, lớp 7 và lớp 10. Xin Bộ trưởng chia sẻ về những điểm mới cũng như sự chuẩn bị của ngành giáo dục để thực hiện tốt việc dạy và học theo chương trình, sách giáo khoa mới?

Năm học 2022-2023 được xác định là năm trọng tâm triển khai nhiệm vụ đổi mới giáo dục ở bậc phổ thông, thực hiện Chương trình giáo dục phổ thông 2018. Trong đó, có việc triển khai dạy theo chương trình mới đối với lớp 3, lớp 7, lớp 10; thẩm định sách giáo khoa các lớp 4, 8, 11 và chuẩn bị biên soạn cho lớp 5, lớp 9 và lớp 12.

Để chuẩn bị cho tổ chức dạy học bắt buộc môn Tiếng Anh, Tin học đối với lớp 3 từ năm học 2022-2023, Bộ GD&ĐT đã hướng dẫn các địa phương rà soát, chuẩn bị đội ngũ, phương án triển khai 2 môn học bắt buộc này, bảo đảm khi vào năm học mới, tất cả học sinh lớp 3 đều được học Tiếng Anh, Tin học theo đúng yêu cầu của Luật Giáo dục và Chương trình giáo dục phổ thông 2018.

Đối với lớp 10 - lớp đầu tiên triển khai theo tinh thần của Chương trình giáo dục phổ thông 2018 là định hướng nghề nghiệp ở bậc THPT, Bộ GD&ĐT đã có các chỉ đạo, hướng dẫn cụ thể để địa phương, nhà trường triển khai việc lựa chọn môn học; chuẩn bị cơ sở vật chất, đội ngũ giáo viên, nhất là đối với những môn học nghệ thuật lần đầu tiên được đưa vào tổ chức dạy và học.

Muốn đổi mới về phương pháp dạy và học, về kiểm tra, đánh giá thì trước hết đội ngũ giáo viên phải không ngừng đổi mới, nâng cao năng lực về cả kiến thức, kỹ năng sư phạm. Chỉ khi nào lực lượng giáo viên đổi mới, phát triển thì nhiệm vụ đổi mới giáo dục của toàn ngành mới được thực hiện tốt. Bên cạnh đó, cần phải cung cấp thông tin rộng rãi để có được sự thấu hiểu, đồng hành, chia sẻ của các bậc phụ huynh và toàn xã hội trong sự nghiệp đổi mới này. Nếu thiếu đi sự thấu hiểu, đồng hành, chia sẻ từ phía phụ huynh cũng như xã hội thì việc đổi mới rất khó khăn. Do đó, để thực hiện thành công đổi mới, cần phải có giải pháp tổng thể, trong đó, sự nỗ lực, cố gắng và vai trò của các nhà giáo có ý nghĩa đặc biệt quan trọng.

Yêu cầu bảo đảm đủ giáo viên, cơ sở vật chất đáp ứng yêu cầu giảng dạy theo chương trình, sách giáo khoa mới luôn đặt ra sức ép không nhỏ. Xin Bộ trưởng cho biết ngành giáo dục đã chuẩn bị thế nào để giải quyết vấn đề này, nhất là ở vùng sâu, vùng xa, khu vực khó khăn?

Trước hết, cần khẳng định, lần đổi mới này rất sâu sắc, toàn diện, triệt để và cũng diễn ra rất nhanh. Năm học 2022-2023 và các năm tới sẽ là giai đoạn trọng tâm của quá trình đổi mới, do đó trong các chuyến công tác tại địa phương, tôi đều nhấn mạnh nhiệm vụ này với mong muốn các địa phương sẽ dành sự quan tâm, đầu tư tập trung cho những năm tới đây.

Có thể nói, quá trình đổi mới giáo dục phổ thông, Bộ GD&ĐT giống như người thiết kế, còn quá trình "thi công" thành công đến đâu phụ thuộc rất lớn vào địa phương, trong đó, đặc biệt là tầm nhìn, cũng như nhận thức, trách nhiệm và tư duy đổi mới.

Chặng đường triển khai đổi mới chương trình giáo dục phổ thông, bắt đầu với lớp 1, tới lớp 2, lớp 6 trong 2 năm học vừa qua đã nhận được sự quan tâm của cả hệ thống chính trị và toàn xã hội. Các địa phương cũng đã vào cuộc rất trách nhiệm. Tuy nhiên, qua hơn 2 năm dịch bệnh, nhiều địa phương khó khăn về chuẩn bị điều kiện cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học, nhiều nơi học sinh phải "học chay". Do đó rất cần các địa phương vào cuộc quyết liệt hơn nữa, dành sự quan tâm đầu tư cho giáo dục nhiều hơn nữa.

Để giải quyết bài toán thiếu giáo viên, Bộ GD&ĐT đã phối hợp với Bộ Nội vụ đề xuất Thủ tướng Chính phủ xem xét, bổ sung 27.850 biên chế giáo viên cho các địa phương năm 2022, bảo đảm nguyên tắc có học sinh phải có giáo viên đứng lớp. Ngày 18/7/2022, tại Quyết định số 72-QĐ/TW, Bộ Chính trị đã giao bổ sung 65.980 biên chế giáo viên trong giai đoạn từ 2022 đến năm 2026, riêng năm học 2022-2023 giao bổ sung 27.850 biên chế giáo viên mầm non, phổ thông công lập.

Ngay sau khi có Quyết định của Bộ Chính trị, Bộ GD&ĐT đã chỉ đạo, hướng dẫn các địa phương triển khai tuyển dụng biên chế giáo viên mầm non, phổ thông (27.850 biên chế giáo viên trong năm 2022-2023 và 65.980 biên chế giáo viên trong giai đoạn từ 2022 đến năm 2026).

Ngành giáo dục trân trọng cảm ơn Bộ Chính trị, Ban Tổ chức Trung ương đã kịp thời giao bổ sung biên chế giáo viên cho ngành giáo dục, tháo gỡ khó khăn để ngành thực hiện tốt các nhiệm vụ đổi mới, phát triển. Trân trọng cảm ơn Thủ tướng Chính phủ đã quan tâm, chỉ đạo. Cảm ơn Bộ Nội vụ đã tích cực hỗ trợ, phối hợp với Bộ GD&ĐT trong việc đề xuất lên cấp trên thông qua quyết sách này.

Lãnh đạo các địa phương cần thể hiện sự quan tâm và quyết tâm bằng các chỉ đạo cụ thể tại địa phương, để công tác tuyển dụng, sử dung giáo viên sẽ đạt hiệu quả.

Cần có lộ trình học phí đối với các cấp học

Học phí là vấn đề nóng luôn được xã hội đặc biệt quan tâm. Xin Bộ trưởng chia sẻ lộ trình của việc tăng học phí đối với các cấp học từ năm học 2022-2023 trở đi, cũng như chế độ hỗ trợ cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn, ở vùng sâu, vùng xa?

Thực hiện chỉ đạo của Chính phủ, thời gian qua, Bộ GD&ĐT đã phối hợp với Bộ Tài chính, Bộ LĐTB&XH, Tổng cục Thống kê để hoàn thiện Báo cáo đánh giá tác động của việc tăng học phí, giá sách giáo khoa tới học sinh, sinh viên, hộ gia đình có thu nhập thấp, có hoàn cảnh khó khăn và kiến nghị, đề xuất, báo cáo Thủ tướng Chính phủ.

Qua nghiên cứu số liệu thu nhập bình quân đầu người quý 1/2022 so với năm trước thì mức thu nhập bình quân của người lao động còn thấp. Để tiếp tục hỗ trợ kịp thời đối với học sinh, sinh viên, hộ gia đình có thu nhập thấp, có hoàn cảnh khó khăn, bình ổn giá và kiểm soát lạm phát góp phần phục hồi phát triển kinh tế, ổn định đời sống của nhân dân, Bộ GD&ĐT đã đề xuất lộ trình học phí để trình xin ý kiến Thủ tướng Chính phủ.

Hiện nay, nhiều địa phương đã chủ động đưa ra phương án giữ nguyên mức học phí, hoặc miễn học phí bậc THCS cho học sinh từ năm học 2022-2023.

Bên cạnh chính sách học phí, Bộ GD&ĐT cũng đã trình Chính phủ phương án sử dụng ngân sách Nhà nước mua sách giáo khoa phổ thông cho học sinh mượn để triển khai từ năm học 2022-2023. Nếu được triển khai thực hiện, chính sách này cũng sẽ góp phần giúp giảm gánh nặng kinh tế cho học sinh, phụ huynh, nhất là học sinh có hoàn cảnh khó khăn, ở vùng sâu, vùng xa.

Cần nỗ lực hơn nữa để vượt qua khó khăn thách thức, hoàn thành nhiệm vụ được giao

Giáo dục phát triển là minh chứng cho đất nước phát triển. Là tư lệnh ngành, Bộ trưởng có thể chia sẻ thông điệp của mình nhân dịp năm học mới bắt đầu?

Năm học vừa qua, dù phải đối mặt với nhiều khó khăn thách thức, vừa phải ứng phó với tình hình phức tạp của dịch bệnh, vừa phải hoàn thành kế hoạch và các nhiệm vụ lớn của ngành, song có thể nói, ngành giáo dục đã hoàn thành tốt các nhiệm vụ năm học đề ra. Thay mặt lãnh đạo Bộ GD&ĐT, tôi cảm ơn sự quan tâm chỉ đạo của Chính phủ; sự phối hợp, hỗ trợ tích cực của các bộ, ban, ngành liên quan; sự vào cuộc quyết liệt của lãnh đạo các địa phương.

Đặc biệt, tôi xin ghi nhận, cảm ơn, biểu dương toàn thể giáo viên, các cán bộ quản lý của ngành giáo dục bởi những nỗ lực vượt bậc và những cố gắng phi thường trong năm qua. Tôi cũng muốn gửi lời cảm ơn tới toàn thể các phụ huynh đã đồng hành, đã ủng hộ, đã hỗ trợ đối với sự nghiệp giáo dục; đồng thời ghi nhận sự cố gắng của toàn thể học sinh, sinh viên đã vượt qua những khó khăn để học tập và trưởng thành trong một năm gian khó.

Nếu như năm học 2021-2022 là một năm kiên trì mục tiêu chất lượng, cố gắng hoàn thành kế hoạch năm học thì năm học mới này, mục tiêu đặt ra là củng cố, nâng cao chất lượng và hoàn thành được các nhiệm vụ, mục tiêu đổi mới.

Năm học 2022-2023 được xác định là năm trọng tâm của đổi mới, do đó, đòi hỏi toàn ngành đã cố gắng rồi cần cố gắng hơn nữa, đã nỗ lực rồi cần nỗ lực hơn nữa để vượt qua được những thách thức của quá trình đổi mới, qua đó đáp ứng được kỳ vọng của xã hội về chất lượng giáo dục và đào tạo, thực hiện tốt các nhiệm vụ được Đảng, Nhà nước, Chính phủ và nhân dân giao cho ngành.

Trước thềm năm học mới, tôi muốn gửi đến tất cả các thầy cô giáo, những người công tác trong ngành giáo dục và toàn thể các em học sinh, sinh viên trên cả nước lời chúc sức khỏe, hạnh phúc, bình an. Chúc cho một năm học mới với nhiều thành tựu và chúng ta cùng nhau đạt những thành quả tốt nhất cho ngành giáo dục trong thời gian sắp tới.

Xin trân trọng cảm ơn Bộ trưởng!

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tin đang nóng

Ủy ban Kiểm tra Quân ủy Trung ương đề nghị kỷ luật 12 cán bộỦy ban Kiểm tra Quân ủy Trung ương đề nghị kỷ luật 12 cán bộ
10:19:21 26/12/2024
Cặp đôi "chị - em" Vbiz để lộ bằng chứng sống chung nhà?Cặp đôi "chị - em" Vbiz để lộ bằng chứng sống chung nhà?
07:59:00 26/12/2024
Tổng Giám đốc Công ty cổ phần Triệu nụ cười bán tiền ảo thu 30 tỷ bằng cách nào?Tổng Giám đốc Công ty cổ phần Triệu nụ cười bán tiền ảo thu 30 tỷ bằng cách nào?
07:06:19 26/12/2024
Vụ vé số trúng 2 tỷ đồng: Công an từ chối cung cấp kết quả giám địnhVụ vé số trúng 2 tỷ đồng: Công an từ chối cung cấp kết quả giám định
09:33:07 26/12/2024
Sao Việt 26/12: Diễm My 9X khoe bụng bầu bên chồng dịp Giáng sinhSao Việt 26/12: Diễm My 9X khoe bụng bầu bên chồng dịp Giáng sinh
08:32:35 26/12/2024
Đoàn luật sư TP.HCM lên tiếng vụ luật sư tập sự tổ chức sử dụng ma túyĐoàn luật sư TP.HCM lên tiếng vụ luật sư tập sự tổ chức sử dụng ma túy
08:42:09 26/12/2024
Ông chú U45 cưới cô gái kém 20 tuổi ở Đà Nẵng: Rước dâu bằng mô tô, sính lễ cưới có Baby ThreeÔng chú U45 cưới cô gái kém 20 tuổi ở Đà Nẵng: Rước dâu bằng mô tô, sính lễ cưới có Baby Three
06:46:31 26/12/2024
Kiện chồng Bích Tuyền đòi 50 triệu USD, Đàm Vĩnh Hưng: 'Không làm gì vô cớ'Kiện chồng Bích Tuyền đòi 50 triệu USD, Đàm Vĩnh Hưng: 'Không làm gì vô cớ'
09:27:51 26/12/2024

Tin mới nhất

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

13:01:46 21/12/2022
Việc Hà Tĩnh công nhận học sinh (HS) giỏi cấp tỉnh với HS có điểm IELTS cao đang được dư luận quan tâm. Nhiều giáo viên phổ thông và giảng viên dạy Ngoại ngữ thể hiện băn khoăn trước việc này
Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

12:01:38 21/12/2022
Tiếp tục chương trình giám sát chuyên đề Việc thực hiện Nghị quyết số 88/2014/QH13 và Nghị quyết số 51/2017/QH14 của Quốc hội về đổi mới chương trình, SGK giáo dục phổ thông trên địa bàn tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu , sáng 20/12, Đoàn Đại biểu ...
Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

11:01:38 21/12/2022
Theo thông báo mới của Bộ GD&ĐT chứng chỉ tiếng Trung (HSK) đã được cấp phép tổ chức duy nhất tại ĐH Thành Đông (Hải Dương)
Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

10:45:40 21/12/2022
Trường ĐH Tôn Đức Thắng (TP.HCM) đang làm rõ trách nhiệm việc cơ sở ở Bảo Lộc đăng trên fanpage banner tìm hiểu truyền thống ngày 22/12 nhưng in hình lính Mỹ
Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

10:36:43 21/12/2022
Lịch nghỉ tết của học sinh Hà Nội thiết kế theo quy định của Nhà nước. Nếu cho nghỉ thêm, hàng nghìn học sinh mầm non, tiểu học không ai trông nom vì bố mẹ vẫn phải đi làm
Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

10:01:37 21/12/2022
Năm 2023 Trường ĐH Kiên Giang tuyển sinh 22 ngành, trong đó có 2 ngành mới, dự kiến 1.675 chỉ tiêu. Trường ĐH Kiên Giang vừa tổ chức Hội nghị Tổng kết công tác tuyển sinh năm 2022 và đề ra các giải pháp, phương hướng để nâng cao hiệu qu...
Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

08:06:29 21/12/2022
Cùng với các ngành đào tạo khác, trong những năm qua, Trường Đại học (ĐH) Hồng Đức không ngừng đổi mới công tác quản lý, xây dựng và hoàn thiện nội dung chương trình đào tạo ngành giáo dục mầm non (GDMN) với mục tiêu đào tạo những giáo ...
Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

07:59:41 21/12/2022
UBND tỉnh Hà Giang quyết định cho học sinh trên toàn tỉnh bắt đầu nghỉ học từ ngày 18/1 đến hết ngày 29/1/2023. Ngày 19/12, Chủ tịch UBND tỉnh ban hành Quyết định số 2341/QĐ-UBND về việc cho trẻ mầm non, học sinh, sinh viên các cơ sở gi...
Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

07:59:05 21/12/2022
Ngày 20/12, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội tổ chức tổng kết hội thi giáo viên dạy giỏi thành phố cấp Trung học cơ sở năm học 2022-2023
Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

07:58:36 21/12/2022
Chiều ngày 20.12, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân đã công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023. Theo đó, nhà trường tuyển sinh 60 mã ngành/chương trình với 6200 chỉ tiêu đại học chính quy
Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

07:57:38 21/12/2022
Năm 2023, Trường đại học Kinh tế Quốc dân giữ nguyên 4 phương thức tuyển sinh và có sự thay đổi về chỉ tiêu mỗi phương thức để phù hợp tình hình thực tế
Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi

Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi

07:56:12 21/12/2022
Một kỳ thi học sinh giỏi được tổ chức tốn rất nhiều công sức, tâm huyết của nhiều nhà giáo, học sinh và tốn kém tiền bạc nhưng cũng là một hoạt động khuyến tài quan trọng của giáo dục địa phương. Vậy nên cấp tổ chức cần cẩn trọng trong ...

Có thể bạn quan tâm

Joseph Meek: sao nhí 2k8 của 'Baby Driver' ra đi sau va chạm văng khỏi xe là ai?

Joseph Meek: sao nhí 2k8 của 'Baby Driver' ra đi sau va chạm văng khỏi xe là ai?

Sao âu mỹ

12:15:36 26/12/2024
Hudson Joseph Meek, đóng vai chính trong bộ phim ăn khách Quái xế Baby , qua đời ở tuổi 16 tại bệnh viện sau khi bị tai nạn giao thông. E! Online đưa tin nam diễn viên Hudson Joseph Meek qua đời ở tuổi 16 vào ngày 21/12 ở tiểu bang Alab...
10 loại thực phẩm nên ăn để có làn da hồng hào, khỏe mạnh

10 loại thực phẩm nên ăn để có làn da hồng hào, khỏe mạnh

Làm đẹp

12:08:47 26/12/2024
Hơn nữa, loại đậu này cũng chứa nhiều chất chống oxy hóa, phytoestrogen, giúp cân bằng hormone, hỗ trợ sức khỏe da. Việc tiêu thụ đậu nành có thể giúp giảm tình trạng khô da, làm giảm sự xuất hiện của nếp nhăn.
Chuối xanh và chuối chín có khác biệt gì về lợi ích sức khỏe?

Chuối xanh và chuối chín có khác biệt gì về lợi ích sức khỏe?

Sức khỏe

12:02:52 26/12/2024
Tinh bột kháng có nhiều lợi ích cho sức khỏe và có ít calo hơn so với tinh bột thông thường. Do đó, nó không chỉ tốt cho sức khỏe đường ruột mà còn là thực phẩm giúp giảm và duy trì cân nặng phù hợp.
Sau vụ khởi tố 6 bị can, Công ty vàng SJC có quyền tổng giám đốc mới

Sau vụ khởi tố 6 bị can, Công ty vàng SJC có quyền tổng giám đốc mới

Tin nổi bật

11:44:38 26/12/2024
Công ty TNHH MTV Vàng bạc đá quý Sài Gòn (SJC) mới đây đã bổ nhiệm ông Đào Công Thắng đảm nhiệm chức vụ quyền tổng giám đốc thay vị trí tổng giám đốc của bà Lê Thuý Hằng.
CSGT kiểm tra trên QL1, tóm đối tượng mang theo súng và ma túy

CSGT kiểm tra trên QL1, tóm đối tượng mang theo súng và ma túy

Pháp luật

11:38:31 26/12/2024
Thời điểm kiểm tra, Hoàng Anh đang ngồi trên xe ôtô. Cơ quan Công an thu giữ 2 gói nylon chứa tinh thể rắn màu trắng nghi là chất ma túy, khẩu súng cùng 15 viên đạn.
Kỷ niệm 8 năm cưới, Hari Won muốn Trấn Thành gọi là 'cục kim cương'

Kỷ niệm 8 năm cưới, Hari Won muốn Trấn Thành gọi là 'cục kim cương'

Sao việt

11:37:31 26/12/2024
Đăng ảnh kỷ niệm 8 năm ngày cưới, Trấn Thành gây sốt khi thu hút hơn 130 ngàn người xem khoảnh khắc anh và bà xã Hari Won tình cảm.
Người phụ nữ chi 18 tỷ đồng mua Rolls-Royce, về nhà phát hiện là xe cũ độ lại liền khởi kiện, tòa án phán quyết: Showroom phải đền hơn 45 tỷ đồng

Người phụ nữ chi 18 tỷ đồng mua Rolls-Royce, về nhà phát hiện là xe cũ độ lại liền khởi kiện, tòa án phán quyết: Showroom phải đền hơn 45 tỷ đồng

Netizen

11:32:44 26/12/2024
Năm 2014, một người phụ nữ họ Giả ở Bắc Kinh muốn lên đời xe nên đã đến showroom của công ty ô tô Cẩm Lân Thịnh Thái - Bắc Kinh, chọn một chiếc Rolls-Royce có giá 5,2 triệu NDT (khoảng 18 tỷ đồng).
Biến hóa phong cách dễ dàng với công thức phối đồ nhiều lớp

Biến hóa phong cách dễ dàng với công thức phối đồ nhiều lớp

Thời trang

11:24:45 26/12/2024
Phối đồ nhiều lớp (layer) là nghệ thuật kết hợp các món thời trang với nhau để tạo nên vẻ ngoài ấn tượng và phù hợp với nhiều hoàn cảnh.
Chu Thanh Huyền "lên đồ" khoe vóc dáng cực phẩm sau sinh, ngoại hình khác hẳn lúc đến SVĐ cổ vũ Quang Hải

Chu Thanh Huyền "lên đồ" khoe vóc dáng cực phẩm sau sinh, ngoại hình khác hẳn lúc đến SVĐ cổ vũ Quang Hải

Sao thể thao

11:21:06 26/12/2024
Mới đây, bà xã tiền vệ Nguyễn Quang Hải - nàng WAG Chu Thanh Huyền khiến dân tình khó rời mắt với video nhép theo tiếng nhạc trên TikTok.
Faker cũng biết "gây war" khiến đồng đội cũng "đứng hình"

Faker cũng biết "gây war" khiến đồng đội cũng "đứng hình"

Mọt game

11:11:41 26/12/2024
Như đã biết, trong kỳ chuyển nhượng cuối năm 2024, Doran đã gia nhập T1 và anh cũng đã cùng các đồng đội mới (trừ Keria) thi đấu chung trong loạt trận showmatch thuộc khuôn khổ giải đấu do RedBull tổ chức.
Tổng thống đắc cử Trump "đưa Thung lũng Silicon về Nhà Trắng"

Tổng thống đắc cử Trump "đưa Thung lũng Silicon về Nhà Trắng"

Thế giới

11:00:43 26/12/2024
Truyền thông Mỹ mô tả việc Tổng thống đắc cử Donald Trump bổ nhiệm nhiều nhà lãnh đạo các công ty công nghệ vào chính quyền mới giống như đưa Thung lũng Silicon về Nhà Trắng.