Xả lũ thủy điện Huội Quảng, Sơn La ban bố tình huống khẩn cấp về thiên tai
Do tình hình mưa lũ phức tạp tại tỉnh Sơn La, liên tiếp hai thủy điện trên địa bàn tỉnh đã mở cửa xả lũ nhằm điều tiết mực nước.
Cứu trợ cho người dân bị cô lập do lũ ở Sơn La
Trước đó ngày 2-8, Công ty thủy điện Sơn La đã đồng loạt mở 3 cửa xả đáy theo yêu cầu của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
Ngày 1-8, Công ty thủy điện Huội Quảng – Bản Chát, tỉnh Sơn La cũng đã phải mở 2 cửa xả mặt để điều tiết mực nước hồ thủy điện Huội Quảng.
Mưa lũ đã khiến tỉnh Sơn La thiệt hại nghiêm trọng về người và tài sản. Hơn 10 người tử vong; tài sản bị thiệt hại ước tính trên 500 tỷ đồng.
Gần 10 ngày trôi qua, nhưng cuộc sống của 40 hộ dân tại vùng lũ bản Phiêng Nghè, xã Chiềng Đen, thành phố Sơn La, tỉnh Sơn La vẫn chìm trong biển nước.
Nước ngập thời gian dài khiến một số hộ dân đang gần cạn kiệt nhu yếu phẩm. Thậm chí, nước uống người dân cũng phải đi bè sang bản khác xin về sử dụng.
Video đang HOT
Trước tình hình trên, UBND tỉnh Sơn La đã ban bố tình huống khẩn cấp về thiên tai để ứng phó với mưa lớn, lũ quét, sạt lở đất và ngập úng tại thành phố Sơn La, các huyện Yên Châu, Mai Sơn, Sông Mã, Thuận Châu tỉnh Sơn La.
Giao ủy ban nhân dân các địa phương có các biện pháp ứng phó nhằm giảm thiểu thiệt hại thấp nhất do thiên tai gây ra.
Bố trí nơi ở tạm cho người dân; tổ chức cứu trợ thực phẩm, thuốc men cho người dân các vùng bị cô lập
Rà soát các hộ dân sinh sống tại các khu vực nguy hiểm, sơ tán kịp thời tránh lũ quét, sạt lở;
Huy động lực lượng, phương tiện khắc phục sửa chữa các công trình hư hỏng, đảm bảo giao thông suốt, cung cấp điện, nước cho người dân;
Thực hiện các biện pháp chống dịch sau lũ, giúp dân ổn định cuộc sống…
14 tỉnh miền Bắc cảnh báo an toàn cho người dân khi xả lũ hồ thủy điện
Trong ngày 2/8, các hồ thủy điện Sơn La, Hòa Bình, Tuyên Quang liên tiếp mở các cửa xả đáy để ứng phó với mưa lớn do mực nước thượng lưu hồ tăng cao.
Việc xả lũ thực hiện đúng quy trình thông báo đến người dân.
3 thủy điện lớn liên tiếp xả lũ từ hôm nay
Chiều 2/8, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) đã có công điện lệnh Giám đốc Công ty Thủy điện Sơn La mở tiếp cửa xả đáy thứ 3 hồ thủy điện Sơn La vào lúc 16h cùng ngày; lệnh Giám đốc Công ty Thủy điện Tuyên Quang mở tiếp cửa xả đáy thứ 2 hồ thủy điện Tuyên Quang vào lúc 15h và mở cửa xả đáy thứ 3 lúc 17h cùng ngày.
Trước đó, sáng cùng ngày, Bộ trưởng Bộ NN&PTNT lệnh Giám đốc Công ty Thủy điện Sơn La, Hòa Bình, Tuyên Quang xả lũ. Cụ thể, thực hiện quy trình vận hành liên hồ chứa trên lưu vực sông Hồng, Bộ trưởng Bộ NN&PTNT lệnh Giám đốc Công ty Thủy điện Sơn La mở 1 cửa xả đáy hồ thủy điện Sơn La từ 12h và mở tiếp cửa xả đáy thứ 2 từ 14h ngày 2/8; Giám đốc Công ty Thủy điện Hòa Bình mở tiếp cửa xả đáy thứ 2 hồ thủy điện Hòa Bình từ 18h ngày 2/8; Giám đốc Công ty Thủy điện Tuyên Quang mở 1 cửa xả đáy hồ thủy điện Tuyên Quang từ 12h cùng ngày.
Thuỷ điện Hoà Bình mở tiếp cửa xả đáy thứ 2 hồ thủy điện Hòa Bình từ 18h ngày 2/8.
Bộ NN&PTNT chỉ đạo các đơn vị trên tổ chức theo dõi chặt chẽ diễn biến mưa lũ, an toàn công trình, lưu lượng đến hồ, mực nước thượng, hạ lưu hồ chứa kịp thời báo cáo về Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (qua Cục Quản lý đê điều và Phòng, chống thiên tai) và các cơ quan liên quan theo quy định.
Bộ NN&PTNT cũng có công điện gửi UBND 14 tỉnh, TP: Tuyên Quang , Sơn La, Hòa Bình, Phú Thọ, Vĩnh Phúc, Hà Nội, Bắc Ninh, Hải Dương, Hải Phòng, Hưng Yên, Hà Nam, Thái Bình, Nam Định, Ninh Bình về việc đảm bảo an toàn hạ du khi vận hành hồ thủy điện Sơn La, Hòa Bình, Tuyên Quang về đảm bảo an toàn hạ du khi vận hành hồ thủy điện Sơn La, Hòa Bình, Tuyên Quang.
Để đảm bảo an toàn cho công trình và các hoạt động ven sông, Bộ NN&PTNT thôn đề nghị UBND các tỉnh các tỉnh, TP tổ chức thông báo ngay đến các cấp chính quyền, người dân, các tổ chức có hoạt động trên sông, ven sông; cơ sở nuôi trồng thủy sản, phương tiện vận tải thủy; các bến đò ngang, đò dọc; rà soát, đảm bảo an toàn các công trình đang thi công; các hoạt động khai thác tập kết, trung chuyển cát sỏi biết thông tin xả lũ hồ thủy điện Sơn La, Hòa Bình, Tuyên Quang để chủ động các biện pháp phòng tránh đảm bảo an toàn về người, tài sản.
Thủy điện xả lũ không gây ra ngập lụt ở ngoại thành Hà Nội
Trao đổi với báo chí, ông Phạm Đức Luận, Cục trưởng Cục Quản lý Đê điều và Phòng chống thiên tai (Bộ NN&PTNT) cho rằng, việc điều tiết vận hành mở các cửa xả đáy của các hồ thủy điện Hòa Bình, Sơn La không liên quan đến việc ngập lụt ở các khu vực ven sông Tích, sông Bùi thuộc các huyện Thạch Thất, Quốc Oai, Chương Mỹ của Hà Nội.
Bởi dòng chảy sau các hồ thủy điện theo sông Đà chảy về sông Hồng và đổ ra biển tại cửa Ba Lạt, không chảy vào sông Tích, sông Bùi, sông Đáy. Cửa điều tiết lấy nước từ sông Hồng vào sông Tích tại Lương Phú (bao gồm cống lấy nước ở bờ sông và cống phòng lũ qua đê hữu Đà) và hệ thống công trình đầu mối Vân Cốc - đập Đáy (có nhiệm vụ chuyển lũ từ sông Hồng vào sông Đáy trong trường hợp đặc biệt) hiện đang đóng).
Xã Nam Phương Tiến (huyện Chương Mỹ, Hà Nội) thường xuyên ngập lụt mỗi khi mùa mưa đến. Ảnh: Bảo Châu
Còn nguyên nhân gây ngập lụt ở ngoại thành Hà Nội trong những ngày vừa qua do từ ngày 22/7 đến nay khu vực Bắc Bộ xảy ra mưa lớn kéo dài. Tổng lượng mưa tại tỉnh Hòa Bình và Hà Nội lên đến 300-450mm, đặc biệt tại Xuân Mai, Chương Mỹ lên đến 743mm.
Do mưa lớn trong khu vực và lũ rừng ngang từ Hòa Bình đổ về làm mực nước sông Bùi, sông Tích lên rất nhanh. Ngày 24/7, trong vòng chưa đầy 12 giờ lũ sông Bùi lên đến gần 2m; lũ sông Bùi đạt đỉnh lúc 14h/28/7 là 7,43m (trên báo động 3 là 43cm), lũ sông Tích đạt đỉnh lúc 13h/24/7 là 8,33m (trên báo động 3 là 33cm).
Đồng thời, do mực nước sông Đáy ở mức cao do mưa lớn tại lưu vực kéo dài nhiều ngày, khu vực nhập lưu từ sông Bùi vào sông Đáy có lòng dẫn co hẹp. Vì vậy việc tiêu thoát nước từ sông Bùi ra sông Đáy chậm, dẫn đến mực nước sông Tích, sông Bùi vượt mức báo động 3 dài ngày dẫn đến ngập lụt một số khu vực có địa hình trũng thấp phía bờ hữu sông Tích, sông Bùi...
Hiện mực nước sông Tích, sông Bùi có xu thế giảm chậm, tuy nhiên vẫn ở mức cao, trên mức báo động 3. Do vậy trong trường hợp những ngày tới mưa tiếp tục xảy ra trong khu vực sông Tích, sông Bùi và vùng núi phía Tây của tỉnh Hòa Bình như dự báo thì sẽ làm mực nước sông Tích, sông Bùi dâng cao.
Ông Luận nhấn mạnh, Hà Nội cần sẵn sàng cho kịch bản ứng phó với tình hình ngập lụt có thể còn tiếp tục kéo dài trong những ngày tới. Đặc biệt lưu ý, do mưa lớn và mực nước lũ cao, nhiều tuyến đê trên địa bàn thành phố đã bị ngâm nước dài ngày, trong đó một số tuyến đê đã xảy ra sự cố.
"Chúng tôi đang rất lo ngại về an toàn của hệ thống đê điều trước diễn biến tình hình mưa lũ còn phức tạp trong những ngày tới. Nếu các địa phương không thực hiện nghiêm công tác tuần tra canh gác đê để kịp thời phát hiện và xử lý sớm các sự cố đê điều ngay từ giờ đầu thì nguy cơ xảy ra các sự cố gây mất an toàn đê là rất cao. Vì vậy, chúng tôi đã tham mưu cho Bộ NNPTNT có văn bản đề nghị các địa phương thực hiện nghiêm công tác tuần tra canh gác, bảo vệ đê điều khi có lũ và chủ động triển khai các biện pháp đảm bảo an toàn đê điều, ứng phó với mưa lũ", ông Luận thông tin.
Người dân dọn đồ 'chạy lũ' khi hàng loạt thủy điện đồng loạt điều tiết xả lũ Mưa lớn kéo dài cộng với việc các thủy điện đồng loạt xả lũ, khiến một số nơi ở vùng rốn lũ Quảng Nam bị ngập sâu trong nước, nhiều người dân hốt hoảng dọn đồ 'chạy lũ'. Theo ghi nhận của PV Thanh Niên ngày 14.11, mưa lớn kéo dài cùng với việc các thủy điện đồng loạt xả lũ đã khiến...