Hơn 5.000 hồ chứa không có phương án ứng phó với tình huống khẩn cấp
Trong số 7.342 đập, hồ thủy lợi trong cả nước mới chỉ có 28% hồ có phương án ứng phó với tình huống khẩn cấp và 12% số hồ lắp đặt thiết bị thông tin, cảnh báo an toàn cho đập và vùng hạ du.
Tại hội thảo quản lý an toàn đập, hồ chứa thủy lợi do Bộ NN&PTNT tổ chức, nhiều địa phương và chuyên gia cho rằng, công tác vận hành hồ chứa còn nhiều bất cập và khó khăn.
Ông Nguyễn Đăng Hà – Trưởng phòng an toàn đập và hồ chứa nước, Cục Thủy lợi – cho biết từ năm 2003 đến nay ngành thủy lợi cả nước đã sửa chữa hơn 1.500 hồ chứa lớn có dung tích 3 triệu m3 trở lên, với tổng kinh phí khoảng 30.000 tỷ đồng.
Tuy nhiên, qua rà soát vẫn còn 337 hồ chứa bị hư hỏng chưa được bố trí nguồn vốn để sửa chữa nâng cấp, tiềm ẩn nguy cơ vỡ hồ, đập.
Các hồ bị xuống cấp, hư hỏng nặng tập trung vào nhóm hồ vừa và nhỏ, được xây dựng từ những năm 70-80 của thế kỷ trước.
Hiện nay, khu vực hạ du đang hình thành các đô thị, thành phố dẫn đến hệ quả hành lang thoát lũ của các hồ chứa thủy lợi đang bị thu hẹp lại. Lưu lượng xả của các hồ chứa nếu xả theo thiết kế sẽ gây ngập lụt cho hạ du.
Hồ thủy lợi Đắk N’Ting ở Đắk Nông gặp sự cố trong mưa lớn, nguy cơ vỡ đập
Trong khi đó, theo ông Hà, việc dự báo tình hình mưa, bão, lũ ở nhiều nơi cũng chưa đáp ứng được yêu cầu thực tế khiến các địa phương gặp nhiều khó khăn khi đưa ra những kịch bản, chủ động phân xả lũ, ngăn lũ.
Video đang HOT
“Các hồ thủy điện, hồ thủy lợi cần hoàn thiện cơ chế vận hành và thông tin đến người dân một cách kịp thời, tránh tình trạng xả lũ xong mới báo để người dân trở tay không kịp”, ông Hà kiến nghị.
Ông Nguyễn Quốc Dũng – Hội Đập lớn và Phát triển nguồn nước Việt Nam cũng nêu ra thách thức trong vận hành hồ chứa gắn với yêu cầu chống lũ ở hạ du, đặc biệt quy trình vận hành liên hồ chứa trên cùng lưu vực.
“Chúng ta đang bị động trong công tác quan trắc dự báo, cảnh báo mưa và dòng chảy về hồ. Điều này dẫn tới việc các chủ hồ đang vận hành hồ theo kiểu “lái mù”, nghĩa là mưa thì mở cửa xả lũ, không mưa thì đóng cửa. Hệ quả gây ra những rủi ro như xả lũ nhân tạo, lũ chồng lũ cho hạ du”, ông Dũng nói.
Theo ông Nguyễn Tùng Phong – Cục trưởng Cục Thủy lợi, trong số 7.342 đập, hồ thủy lợi trong cả nước mới chỉ có 28% hồ có phương án ứng phó với tình huống khẩn cấp và 12% số hồ lắp đặt thiết bị thông tin, cảnh báo an toàn cho đập và vùng hạ du.
Trong khi, hiện nay tình hình biến đổi khí hậu ngày càng nghiêm trọng, nhiều thách thức đặt ra trong việc vận hành hồ chứa. Vì vậy, ông Phòng đề nghị các địa phương cần theo dõi sát diễn biến thời tiết, làm tốt công tác dự báo, cảnh báo và đưa ra quyết định tích nước, xả lũ để “vừa đảm bảo an toàn hồ đập, vừa đảm bảo nguồn nước cho mùa khô”.
“Bộ sẽ tổng hợp ý kiến của các tỉnh, chuyên gia kiến nghị Chính phủ, Bộ Tài chính tháo gỡ những vướng mắc, khó khăn; tính đúng, tính đủ giá dịch vụ thủy lợi chứ không để ngành cứ mãi ăn đong được”, ông Phong nói.
Ông Phong cho biết thêm Bộ NN&PTNT đang ưu tiên kinh phí để xây dựng quy trình vận hành thông minh cho bốn hồ chứa lớn quan trọng đặc biệt, liên quan đến an ninh quốc gia gồm hồ Dầu Tiếng, Cửa Đạt, Ngàn Trươi và Tả Trạch.
Chủ tịch tỉnh ban bố tình trạng thiên tai khẩn cấp khi nào?
Tình huống khẩn cấp về thiên tai gồm 5 cấp độ, thẩm quyền và trình tự công bố quyết định tình huống khẩn cấp sẽ được phân cấp, phân quyền cho theo từng địa bàn.
Nghị định số 66 được Chính phủ ban hành năm 2021 quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Phòng, chống thiên tai và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Phòng, chống thiên tai và Luật Đê điều.
Nghị định quy định tình huống khẩn cấp về thiên tai là các tình huống thiên tai đã hoặc đang xảy ra đã gây ảnh hưởng hoặc có nguy cơ đe dọa trực tiếp đến an toàn tính mạng, sức khỏe, nhà ở của nhiều người dân và công trình đê điều, hồ đập, công trình hạ tầng quan trọng.
Nghị định nêu rõ thẩm quyền và trình tự công bố quyết định tình huống khẩn cấp và kết thúc tình huống khẩn cấp về thiên tai.
Chuyên gia Liên đoàn Bản đồ địa chất miền Nam (Cục Địa chất Việt Nam) đến Đắk Nông tìm nguyên nhân sạt lở đất. Ảnh: Báo Đắk Nông
Rủi ro thiên tai được phân thành 5 cấp tăng dần về mức độ rủi ro.
Chủ tịch UBND các cấp có thẩm quyền công bố tình huống khẩn cấp về thiên tai trên địa bàn. Bộ trưởng, thủ trưởng cơ quan ngang bộ công bố tình huống khẩn cấp đối với công trình, cơ sở hạ tầng thuộc phạm vi quản lý. Trường hợp thiên tai nghiêm trọng diện rộng, vượt khả năng ứng phó, khắc phục hậu quả của bộ ngành, địa phương, Thủ tướng sẽ xem xét, ban hành tình huống khẩn cấp.
Ở cấp độ 1, Chủ tịch UBND cấp xã được phân cấp, phân công trách nhiệm trực tiếp chỉ huy, huy động nguồn lực tại chỗ để ứng phó. Chủ tịch UBND cấp huyện trực tiếp chỉ huy và huy động nguồn lực theo thẩm quyền trong trường hợp thiên tai cấp độ 1 xảy ra trong phạm vi từ hai xã trở lên hoặc khi nhận được yêu cầu trợ giúp của Chủ tịch cấp xã.
Ở cấp độ 2, Chủ tịch UBND cấp tỉnh được phân cấp, phân công chỉ huy các địa phương, cơ quan, đơn vị trên địa bàn triển khai ứng phó thiên tai.
Ở cấp độ 3, Ban Chỉ đạo quốc gia về phòng, chống thiên tai chỉ đạo các địa phương, các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ triển khai biện pháp ứng phó thiên tai.
Ở cấp độ 4, Thủ tướng chỉ đạo các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ và địa phương liên quan triển khai biện pháp ứng phó.
Trường hợp thiên tai vượt cấp độ 4, Ban Chỉ đạo quốc gia về phòng chống thiên tai báo cáo Thủ tướng đề nghị Chủ tịch nước ban bố tình trạng khẩn cấp về thiên tai.
Tại Hà Nội, sáng 4/8, lũ quét tại xóm Ban Tiện, huyện Sóc Sơn. Ảnh: Thế Bằng
UBND tỉnh Đắk Nông ngày 8/8 đã ban bố tình trạng thiên tai khẩn cấp, như vậy tình trạng rủi ro thiên tai ở Đắk Nông đang là cấp 2. Từ cuối tháng 7 đến 6/8, tỉnh xảy ra nhiều đợt mưa lớn kéo dài. Hôm 1/8, thân đập và xung quanh hồ chứa nước Đăk N'Ting xuất hiện nhiều vết nứt và chưa dừng lại.
Mưa lũ cũng gây sạt trượt dài cho một số xã trên địa bàn tỉnh, ảnh hưởng đến cuộc sống của nhiều người dân.
Từ đầu tháng 7, sạt lở đất, lũ quét xảy ra tại nhiều nơi, gây thiệt hại nghiêm trọng về tính mạng, nhà cửa, tài sản của người dân. Nhiều tuyến giao thông, cơ sở hạ tầng hư hại, gây bất an trong nhân dân, nhất là ở Tây Nguyên, miền núi phía Bắc, ĐBSCL.
Ngày 8/8, Thủ tướng cũng ra công điện yêu cầu chủ tịch tỉnh, thành khẩn trương có giải pháp cấp bách bảo vệ an toàn người dân tại khu vực nguy cơ cao xảy ra sạt lở, lũ quét.
Chủ tịch các tỉnh chịu trách nhiệm trước Thủ tướng và pháp luật nếu thiếu trách nhiệm dẫn đến thiệt hại nghiêm trọng về tính mạng và tài sản của người dân.
Thủ tướng đã giao Bộ TN&MT huy động nhà khoa học đánh giá cụ thể nguyên nhân sạt lở, nguy cơ tai biến địa chất tại Tây Nguyên. Bộ NN&PTNT kiểm tra hồ đập đã xảy ra sự cố trong mưa lũ vừa qua như hồ Đăk N'Ting.
Nếu trời tiếp tục mưa to, nguy cơ cao vỡ hồ chứa ở Đắk Nông Về việc hồ chứa nước Đắk N'ting (rộng hơn 80 ha, sức chứa hơn 1,2 triệu m 3) xuất hiện hàng loạt vết nứt gãy, Đắk Nông nhìn nhận nếu mưa lớn tiếp tục kéo dài thì nguy cơ cao xảy ra vỡ hồ. Ngày 7.8, Thứ trưởng Nguyễn Hoàng Hiệp dẫn đầu đoàn công tác liên ngành của Ban Chỉ đạo quốc...