Người dân dọn đồ ‘chạy lũ’ khi hàng loạt thủy điện đồng loạt điều tiết xả lũ
Mưa lớn kéo dài cộng với việc các thủy điện đồng loạt xả lũ, khiến một số nơi ở vùng rốn lũ Quảng Nam bị ngập sâu trong nước, nhiều người dân hốt hoảng dọn đồ ‘chạy lũ’.
Theo ghi nhận của PV Thanh Niên ngày 14.11, mưa lớn kéo dài cùng với việc các thủy điện đồng loạt xả lũ đã khiến một số khu vực hạ du vùng rốn lũ Đại Lộc (Quảng Nam) bị ngập sâu và chia cắt, gây cô lập hoàn toàn.
Tại xã Đại Đồng, khu vực cầu Ba Khe bị ngập sâu cả mét, các tuyến đường vào thôn bị ngập sâu từ 0,5 – 1 m. Một số nhà dân cũng bị nước tấn công gây ngập cục bộ. Nhiều người dân cuống cuồng thu dọn tài sản chạy lũ.
Ông Trần Đắc Chí (54 tuổi, ở thôn Thái Chấn Sơn, xã Đại Hưng) cho biết mưa lớn cộng với các thủy điện đồng loạt xả lũ khiến nước dưới sông Kôn dâng cao, tràn qua cây cầu dẫn vào thôn gây cô lập hoàn toàn hàng trăm hộ dân.
“Ở vùng rốn lũ nên chúng tôi đã quá quen với cảnh chạy lũ rồi. Hiện nay, mức nước trên sông Kôn đang tiếp tục dâng cao, dự kiến trong đêm nay nước lũ sẽ tràn vào nhà dân. Để tránh không gây thiệt hại về tài sản, người dân chúng tôi cũng đã kê cao đồ tránh bị ngập trong nước”, ông Chí nói.
Theo số liệu cập nhật lúc 17 giờ ngày 14.11, tại thủy điện Đak Mi 4 mực nước về hồ 981 m 3/giây, mực nước xả qua tràn xuống hạ du 440 m 3/giây; thủy điện Sông Tranh 2 mực nước về hồ 1.608 m 3/giây, mực nước xả qua tràn xuống hạ du 269 m 3/giây; thủy điện Sông Bung 4 mực nước về hồ 1.096 m 3/giây, mực nước xả qua tràn xuống hạ du 52 m 3/giây; và thủy điện A Vương mực nước về hồ 537 m 3/giây, mực nước xả qua tràn xuống hạ du 28 m 3/giây.
Đài Khí tượng thủy văn tỉnh Quảng Nam cho hay hiện lũ trên sông Vu Gia – Thu Bồn đang lên. Dự báo trong 6 đến 24 giờ tới, lũ trên sông Vu Gia tiếp tục lên và đạt đỉnh ở mức xấp xỉ báo động 3 sau đó xuống chậm; trên sông Thu Bồn tiếp tục lên đạt đỉnh ở mức báo động 2 đến dưới báo động 3 sau đó xuống chậm. Đồng thời, cảnh báo nguy cơ rất cao xảy ra lũ quét, sạt lở đất tại khu vực vùng núi; ngập lụt sâu trên diện rộng tại hạ lưu các sông Vu Gia, giao thông chia cắt tại các vùng trũng, thấp hạ lưu các sông…
Dưới đây là một số hình ảnh PV Thanh Niên ghi nhận được cảnh người dân dọn đồ chạy lũ:
Đường từ xã Đại Đồng lên Đại Lãnh bị ngập sâu. Ảnh MẠNH CƯỜNG
Người dân vùng rốn lũ Đại Lộc kê cao đồ tránh lũ về bất ngờ gây hư hỏng tài sản. Ảnh MẠNH CƯỜNG
Nước sông Vu Gia đang dâng cao sau khi hàng loạt thủy điện đồng loạt điều tiết, xả lũ. Ảnh MẠNH CƯỜNG
Nhiều tuyến đường nước sông tràn qua gây ngập . Ảnh MẠNH CƯỜNG
Người dân xã Đại Đồng dọn đồ chạy lũ . Ảnh MẠNH CƯỜNG
Video đang HOT
Nhiều tuyến đường ngập sâu gây chia cắt cục bộ . Ảnh MẠNH CƯỜNG
Nước lũ dâng cao tràn vào nhà dân ở xã Đại Đồng . Ảnh MẠNH CƯỜNG
Ti vi được kê cao, tránh hư hỏng khi lũ đổ về trong đêm . Ảnh MẠNH CƯỜNG
Nhiều vật dụng được kê cao Ảnh MẠNH CƯỜNG
Đồ đạc được người dân di chuyển lên gác . Ảnh MẠNH CƯỜNG
Người dân vùng rốn lũ hàng chục năm nay đã quá quen với cảnh chạy lũ . Ảnh MẠNH CƯỜNG
Nước sông Kôn dâng cao gây cô lập hàng trăm hộ dân thôn Thái Chấn Sân . Ảnh MẠNH CƯỜNG
Lực lượng chức năng túc trực tại vị trí ngập sâu để điều tiết giao thông . Ảnh MẠNH CƯỜNG
Gà cũng được người dân đưa lên cao chạy lũ . Ảnh MẠNH CƯỜNG
Đài Khí tượng thủy văn tỉnh Quảng Nam cho hay hiện lũ trên sông Vu Gia – Thu Bồn đang lên. Dự báo trong 6 đến 24 giờ tới, lũ trên sông Vu Gia tiếp tục lên và đạt đỉnh ở mức xấp xỉ báo động 3 sau đó xuống chậm; trên sông Thu Bồn tiếp tục lên đạt đỉnh ở mức báo động 2 đến dưới báo động 3 sau đó xuống chậm . Ảnh MẠNH CƯỜNG
Cận cảnh ngập lụt ở hạ du Thủy điện Hương Điền
Nhiều khu vực thấp trũng ở hạ du Thủy điện Hương Điền (tỉnh ThừaThiên - Huế) ngập lụt do mưa lớn và thủy điện điều tiết xả lũ
Mưa lớn cùng với Thủy điện Hương Điền (Thừa Thiên - Huế) điều tiết xả lũ với lưu lượng lớn nhất khoảng 2.000 m3/giây đã làm cho mực nước sông Bồ tại Phú Ốc vào chiều 18-10 đạt 4,03m, thấp hơn báo động III là 0,47m. So với đỉnh lũ năm 2020 thì mực nước này còn thấp hơn 1,21m. Tại các vùng hạ du huyện Quảng Điền, nhiều khu vực đã bị ngập lụt, người dân đi lại bằng xuồng. Nhiều tuyến đường như Tỉnh lộ 8A ở xã Quảng Thọ ngập đến 1,2m.
Sạt lở bờ sông Hương ở phường Hương Hồ (TP Huế) chỉ cách nhà dân tầm 5m. Đe dọa tài sản và tính mạng người dân.
Trong ngày 18-10, tỉnh Thừa Thiên - Huế đã quyết định đóng cửa tất cả các trường học mầm non và phổ thông nhằm đảm bảo an toàn trước diễn biến của mưa lớn kéo dài. Chính quyền địa phương đã tiến hành điều tiết các hồ thủy điện Hương Điền, Bình Điền. Nhiều tuyến đường ở các huyện Phong Điền, Quảng Điền, Hương Trà, Hương Thủy, Phú Vang bị ngập từ 0,4-1m khiến giao thông gián đoạn.
Đập Đá ngăn sông Hương với sông Như Ý ở TP Huế đã bị nước tràn qua.
Đường Hồ Chí Minh nhánh Tây đã xảy ra sạt lở nghiêm trọng ở xã A Roàng, huyện A Lưới khiến khoảng 6.300 m3 đất sạt xuống mặt đường gây ùn tắc.
Khu Quản lý đường bộ II đã chỉ đạo các đơn vị liên quan phân luồng, cảnh báo từ xa điều tiết đảm bảo an toàn giao thông. Đến chiều tối 18-10, đoạn sạt lở này đã được thông xe một làn.
Mưa lớn cũng làm đường dây điện trung thế tại Khu công nghiệp Phong Điền ảnh hưởng do sạt lở dòng chảy dẫn đến xói mòn và đổ cột, gây sự cố mất điện trên diện rộng.
Công nhân Công ty CP Quản lý và xây dựng đường bộ Thừa Thiên - Huế nỗ lực khơi thông ách tắc do sạt lở đường Hồ Chí Minh nhánh Tây.
Toàn tỉnh Thừa Thiên - Huế đã di dời 260 hộ dân với 572 nhân khẩu đến nơi an toàn. Theo Ban Chỉ huy PCTT và TKCN tỉnh Thừa Thiên - Huế, tùy theo tình hình diễn biến của mưa lũ, các địa phương sẽ tổ chức di dời sơ tán các vùng thấp trũng để đảm bảo an toàn.
Một số hình ảnh ngập lụt hạ du sông Bồ ở huyện Quảng Điền:
Nước dâng lên từ sáng 18-10.
Đường làng.
Ở vùng thấp trũng nên người dân đã làm nhà móng cao nhưng nước đã mấp mé vào hiên.
Dùng ghe di chuyển.
Nước đã mấp mé hiên nhà.
Người dân dùng ghe di chuyển.
Một căn nhà ở xã Quảng Phú, huyện Quảng Điền nằm giữa mênh mông nước.
Di chuyển bằng ghe trên đường làng.
Người dân kê cao chuồng trại, bảo vệ gia cầm khi lũ dâng cao.
Đường vào nhà.
Nước đã ngập đường và sân.
Đà Nẵng: Khốn khổ vì 4 ngày 2 lần dọn đồ chạy lụt Nhiều đồ đạc, tài sản bị nước lũ nhấn chìm từ đêm 13 đến nay vẫn chất đống, hư hỏng chưa kịp dọn thì người dân Đà Nẵng lại tất tả chạy lũ lần thứ 2. Chiều 17-10, người ở vùng "rốn lụt" đường Mẹ Suốt, TP Đà Nẵng tất tả dọn dẹp. Ai cũng mệt mỏi trước thông tin đợt lũ lụt...