Xã lấy nước vào ruộng, 350 học sinh mầm non phải nghỉ học vì trường ngập
Xã thực hiện bơm nước thủy lợi cho đồng ruộng, có sự cố xảy ra khiến trường học bị ngập và buộc 350 học sinh mầm non phải nghỉ học để khắc phục.
Khu vực sân Trường Mầm non Hưng Trung bị ngập nước sáng nay 6/4 (Ảnh phụ huynh cung cấp).
Sáng 6/4, phụ huynh của gần 350 em học sinh Trường Mầm non xã Hưng Trung, huyện Hưng Nguyên, Nghệ An bất ngờ nhận được thông báo cho nghỉ học. Lý do trường bị ngập nước khoảng 5-7cm…
Phản ánh tới Dân trí về việc các cháu được nghỉ học “bất đắc dĩ” vì trường ngập nước, nhiều phụ huynh cho biết, khi chúng tôi chở con đến trường thì thấy nước ngập băng sân trường, cuối cùng phải chở cháu về nhà, lỡ bao nhiêu việc…
Video đang HOT
Nước ngập do hệ thống bơm nước thủy lợi của xã Hưng Trung gây ra. Ảnh phụ huynh cung cấp).
Trao đổi với PV Dân trí cô Nguyễn Thị Lan Anh – Hiệu trưởng Trường Mầm non Hưng Trung cho biết, sự việc trên là do sự cố nước kênh thủy lợi trên địa bàn khi bơm đã tràn vào, gây ngập sân trường.
“Nước tràn vào trường từ chiều hôm qua, nhưng sáng nay (6/4), thì vào nhiều hơn (sân trường ngập khoảng hơn 5cm), nên nhà trường buộc phải cho các cháu nghỉ học để khắc phục. Khi nào nước rút hết, nhà trường sẽ thông báo cho các cháu đi học trở lại”, cô Lan Anh nói.
Cũng theo cô Lan Anh, nhà trường đã thông báo với xã và họ cũng đã có động thái xử lý, nên nước cũng đã rút một phần. “Cứ mỗi lần họ bơm nước thì nhà trường lại bị ngập, chúng tôi mong các cấp quan tâm hơn vấn đề này, để tránh những sự cố trường lại bị ngập như hôm nay” – cô Lan nói.
Nước ngập sân Trường Mầm non Hưng Trung đã buộc gần 350 học sinh tại đây phải nghỉ học (Ảnh phụ huynh cung cấp).
Về vấn đề này, ông Nguyễn Thanh Hải – Chủ tịch UBND xã Hưng Trung, huyện Hưng Nguyên xác nhận có sự cố trên và đã chỉ đạo hợp tác xã (HTX) xử lý, trong thời gian sớm nhất và không để xảy ra trong thời gian tới.
Thừa trụ sở, thiếu trường cho học sinh
Khai giảng hơn một tháng, trong khi ngành giáo dục đang loay hoay với bao công việc bề bộn thì tại xã Hưng Trung (huyện Hưng Nguyên, tỉnh Nghệ An) cổng trường tiểu học đổ sập làm một học sinh bị thương.
Ảnh minh họa
Thông tin tưởng chừng nhỏ nhặt nhưng cảnh báo từ vụ việc sẽ làm bất cứ phụ huynh nào cũng bất an.
Vấn đề học sinh bị thương ở trường học do cơ sở vật chất thiếu an toàn không hề là chuyện nhỏ. Nếu không may mắn, câu chuyện có thể sẽ nhuốm màu bi kịch khi nơi đây luôn có đông học sinh đến hằng ngày. Không dẫn chứng đâu xa, khai giảng được vài hôm, ngày 11-9, bức tường rào của Trường Tiểu học Thượng Lộc (xã Nam Thượng Lộc, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An) đổ sập đè chết một học sinh lớp 5. Tường rào ngôi trường này từng bị đổ vào năm 2019 nhưng tính an toàn của nó vẫn không được quan tâm.
Đau lòng hơn, trước đó chỉ vài hôm, 3 học sinh đang chơi trước cổng trường ở huyện Văn Bàn (tỉnh Lào Cai) thì cổng trường đổ đè tử vong.
Rất nhiều vụ tai nạn thương tâm từ trường học cướp đi sinh mạng của học sinh xảy ra ở các địa phương nhưng vấn đề vẫn chưa giải quyết triệt để. Giải thích cho các vụ việc này, lãnh đạo ngành giáo dục và cả lãnh đạo địa phương thường viện lý do trường lớp xuống cấp do đã xây dựng lâu năm; thời tiết thất thường ảnh hưởng đến chất lượng công trình; kinh phí của địa phương hạn hẹp nên chưa thể có trường lớp khang trang, an toàn...
Thực tế có phải như vậy? Ai cũng biết quy định ngân sách dành cho giáo dục luôn được ưu tiên và rất lớn, trong đó phần dành cho cơ sở vật chất phải được chú trọng. Vấn đề là từng địa phương thực hiện những quy định này như thế nào? Có đặt nó trong sự ưu tiên tương đồng với các lĩnh vực khác?... Đơn cử tại tỉnh Nghệ An, phòng học thiếu trầm trọng nhưng từ năm 2015 tỉnh này trình dự án trung tâm hành chính tập trung với tổng vốn gần 2.200 tỉ đồng, trong khi khu hành chính hiện hữu với vốn xây dựng khoảng 365 tỉ đồng mới vừa đưa vào hoạt động. Chính phủ đã cho tạm dừng dự án, tiền đền bù giải tỏa không thể thu hồi, nhiều khu đất đã thu hồi ở trung tâm TP Vinh bỏ hoang. Còn hiện nay, sau khi sáp nhập 39 xã, hàng loạt trụ sở xã cũng đang bị bỏ hoang.
Tương tự, tỉnh Lào Cai cũng rất thiếu phòng học, nhiều trường đã xuống cấp trầm trọng nhưng không được đầu tư xây dựng hoặc sửa chữa. Cách đây khoảng 10 năm, khi đưa vào hoạt động khu hành chính tập trung của tỉnh, hàng loạt công sở lớn nằm ở những con đường đắc địa nhất của TP Lào Cai không còn sử dụng như: Sở Công Thương, Sở Ngoại vụ, Hội Liên hiệp Phụ nữ, Hội Nông dân... UBND tỉnh cho bán những trụ sở này nhưng thử hỏi cũng từng ấy năm tỉnh đã xây dựng được bao nhiêu ngôi trường mới.
Không ít lãnh đạo địa phương thể hiện tiềm lực của nơi mình quản lý qua các trụ sở hoành tráng, qua những dự án đất đai đắt đỏ và sự bề thế của đội ngũ cán bộ... Nhưng họ quên rằng tiềm lực xã hội lớn nhất chính là những gì các trẻ em được học; biểu tượng chất lượng tốt nhất chính là ngôi trường và chất lượng truyền đạt của nó. Những ước mơ lớn nhất, đẹp đẽ nhất sẽ trở nên viển vông khi trẻ không đủ vững bước đến lớp và luôn phập phồng lo sợ dưới mái trường mình đang học.
Thầy Hiệu trưởng 15 năm vượt qua xì xào "đàn ông dạy mầm non" Ít ai biết về câu chuyện "dở khóc, dở cười" trên quá trình phấn đấu trở thành Hiệu trưởng Trường mầm non xã Thành Sơn, huyện Bá Thước, Thanh Hóa của thầy Trịnh Hồng Quân. Bị bảo vệ đuổi khi đi thi mầm non Một ngày cuối tháng 3, chúng tôi có chuyến ngược núi để đến với vùng cao xã Thành Sơn,...