“Xả” hơn 1,6 triệu cổ phiếu VIB, vợ Phó Tổng Giám đốc VIB bị xử phạt
Bà Ngô Minh Hiền, vợ Phó Tổng Giám đốc Hồ Vân Long của Ngân hàng TMCP Quốc tế Việt Nam (VIB) bị xử phạt 27,5 triệu đồng do vi phạm chậm báo cáo kết quả giao dịch cổ phiếu.
Ngày 23/1/2019, Thanh tra Ủy ban Chứng khoán Nhà nước (UBCKNN) ban hành Quyết định số 26/QĐ-XPVPHC về việc xử phạt vi phạm hành chính đối với bà Ngô Minh Hiền (số 15B Tập thể Quân đội 12A Lý Nam Đế, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội).
Bà Hiền bị phạt tiền 27.500.000 đồng theo quy định tại Điểm b Khoản 1 Điều 3 và Điểm g Khoản 4 Điều 27 Nghị định số 108/2013/NĐ-CP ngày 23/9/2013 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực chứng khoán và thị trường chứng khoán (Nghị định số 108/2013/NĐ-CP) được sửa đổi, bổ sung tại Khoản 1 và Khoản 35 Điều 1 Nghị định số 145/2016/NĐ-CP ngày 01/11/2016 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 108/2013/NĐ-CP.
Lý do phạt vì bà Hiền đã báo cáo không đúng thời hạn về kết quả thực hiện giao dịch bán 1.604.105 cổ phiếu VIB từ ngày 2/7/2018 đến ngày 27/7/2018. Ngày 3/7/2018, bà Ngô Minh Hiền đã bán 1.604.105 cổ phiếu VIB, nhưng đên ngay 19/7/2018 Sơ Giao dịch Chứng khoán Ha Nôi mơi nhân đươc bao cao kết quả thực hiện giao dich cua bà Hiền.
Trên sàn chứng khoán, giá cổ phiếu VIB liên tục giảm sâu trong vòng 6 tháng qua sau khi xác lập đỉnh 30.500 đồng/CP (giá sau điều chỉnh) vào tháng 3/2018. Hiện, thị giá VIB giảm chỉ còn 17.800 đồng/CP đóng cửa phiên 25/1/2019, tức giảm tới 42% so với giá đỉnh.
Video đang HOT
Diễn biến giá cổ phiếu VIB liên tục giảm sâu trong 9 tháng năm 2018 (nguồn: Vndirect)
Thời điểm bà Ngô Minh Hiền bán ra cổ phiếu, VIB giao dịch quanh vùng giá 17.400 -18.000 đồng/CP, tức thị giá “bốc hơi” tới 42% so với hồi tháng 3/2018. Ước tính bà Hiền đã thu về hơn 28 tỷ đồng từ giao dịch “thoát hàng” cổ phiếu này.
Cập nhật kết quả kinh doanh năm 2018, VIB ghi nhận lợi nhuận sau thuế đạt 1,124 tỉ đồng, tăng 95% so với năm trước, hoàn thành vượt 37% so với kế hoạch hồi đầu năm.
Tính đến 30/12/2018, tổng tài sản của VIB đạt 139.000 tỉ đồng, tăng gần 13%. Trong đó số dư cho vay khách hàng đạt 96.139 tỉ đồng, tăng hơn 20%. Số dư tiền gửi của khách hàng cũng tăng cao hơn 24% với 84.862 tỉ đồng.
Theo thuonggiaonline.vn
Quy định về tiền gửi có kỳ hạn
Ngân hàng Nhà nước đã ban hành Thông tư 49/2018/TT-NHNN quy định về tiền gửi có kỳ hạn.
Tiền gửi có kỳ hạn là khoản tiền của khách hàng gửi tại tổ chức tín dụng trong một thời hạn nhất định theo thỏa thuận giữa khách hàng và tổ chức tín dụng với nguyên tắc hoàn trả đầy đủ tiền gốc, lãi cho khách hàng.
Theo đó, tổ chức tín dụng nhận tiền gửi có kỳ hạn là tổ chức tín dụng được thành lập và hoạt động theo quy định của Luật các tổ chức tín dụng, bao gồm: Ngân hàng thương mại, Ngân hàng hợp tác xã, tổ chức tín dụng phi ngân hàng, tổ chức tài chính vi mô, Quỹ tín dụng nhân dân, Chi nhánh ngân hàng nước ngoài.
Đối tượng gửi tiền gửi có kỳ hạn bao gồm: 1- Người cư trú là tổ chức, cá nhân. 2- Người không cư trú bao gồm: a- Cơ quan đại diện ngoại giao, lãnh sự, cơ quan đại diện của tổ chức quốc tế tại Việt Nam; Văn phòng đại diện, văn phòng dự án của các tổ chức nước ngoài tại Việt Nam; b- Công dân Việt Nam không thuộc các trường hợp quy định tại điểm e và g khoản 2 Điều 4 Pháp lệnh ngoại hối (đã được sửa đổi, bổ sung); c- Cá nhân nước ngoài được phép cư trú tại Việt Nam với thời hạn từ 6 tháng trở lên.
Thỏa thuận tiền gửi có kỳ hạn
Thỏa thuận tiền gửi có kỳ hạn giữa tổ chức tín dụng và khách hàng phải được lập thành văn bản. Các bên có thể thỏa thuận các nội dung khác phù hợp với quy định tại Thông tư này và quy định của pháp luật có liên quan.
Thỏa thuận tiền gửi có kỳ hạn được lập dưới hình thức thỏa thuận tiền gửi cụ thể hoặc thỏa thuận khung và thỏa thuận tiền gửi cụ thể.
Trường hợp sử dụng hợp đồng theo mẫu, điều kiện giao dịch chung trong thỏa thuận tiền gửi có kỳ hạn, tổ chức tín dụng phải thực hiện: a- Niêm yết công khai hợp đồng theo mẫu, điều kiện giao dịch chung về tiền gửi có kỳ hạn tại địa điểm giao dịch hợp pháp thuộc mạng lưới hoạt động của tổ chức tín dụng và đăng tải trên trang thông tin điện tử của tổ chức tín dụng (nếu có); b- Cung cấp đầy đủ thông tin về hợp đồng theo mẫu, điều kiện giao dịch chung cho khách hàng biết trước khi ký kết thỏa thuận giao dịch tiền gửi có kỳ hạn và có xác nhận của khách hàng về việc đã được tổ chức tín dụng cung cấp đầy đủ thông tin.
Tổ chức tín dụng quy định lãi suất tiền gửi có kỳ hạn phù hợp với quy định của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam về lãi suất trong từng thời kỳ.
Ngoài ra, tổ chức tín dụng hướng dẫn thủ tục nhận, chi trả tiền gửi có kỳ hạn bằng phương tiện điện tử thông qua tài khoản thanh toán.
Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 05/7/2019.
Theo baochinhphu.vn
Đầu tư dài hạn với quỹ mở có thật sự hiệu quả? Quỹ mở được ra đời ở Việt Nam từ cuối năm 2012. Tuy nhiên, đến nay, quỹ mở vẫn còn là một khái niệm mới đối với nhiều nhà đầu tư cá nhân (NĐT) tại Việt Nam. Đặc biệt, nhiều NĐT vẫn còn băn khoăn không biết nên đầu tư bao lâu với quỹ mở để thực sự có hiệu quả? Các quỹ...