Xã hội sẽ ra sao nếu khối C ngày càng thưa vắng?
Nếu chúng ta vẫn thích tư duy theo kiểu đi tắt đón đầu, các ngành khoa học cơ bản nói chung, trong đó có khoa học xã hội và nhân văn, sẽ tiếp tục gặp khó.
Trong phân nhóm các ngành khoa học, khối ngành khoa học xã hội và nhân văn được xếp vào loại khoa học cơ bản cùng với toán học và vật lý học. Cần khẳng định rằng một đất nước mà thiếu nghiên cứu cơ bản hoặc nghiên cứu cơ bản kém thì sẽ mãi ở trong tình trạng phụ thuộc vào công nghệ và tư duy của nước khác. Và tất nhiên khó có thể tạo ra được những sản phẩm có hàm lượng chất xám cao nên giá trị tăng thêm cũng thấp và tạo nên sự lệ thuộc về văn hóa.
Tỉ lệ thí sinh đăng ký dự thi vào ĐHQG TP.HCM theo từng khối thi
từ năm 2008-2011 – TS Lê Thị Thanh Mai
Nhìn vào tổng thể hoạt động kinh tế nước ta hiện tại, chúng ta thấy phần lớn tập trung vào các hoạt động dịch vụ như tài chính, du lịch, khai thác tài nguyên thiên nhiên hơn là công nghệ. Hoặc nếu có, đó là công nghệ thấp như công nghệ lắp ráp, chế biến thực phẩm… Chính vì đa số hoạt động kinh tế là những ngành nghề như thế nên đương nhiên nhu cầu nhân lực về khoa học cơ bản rất thấp, vì thế việc người theo học các khoa học cơ bản như khoa học xã hội và nhân văn khó kiếm được đất dụng võ cũng là điều không quá khó hiểu.
Mặt khác xét về đời sống kinh tế của người dân nói chung, mức sống vẫn còn thấp, còn đối diện với nhiều bất trắc mặc dù chúng ta đã bắt đầu vào nhóm nước có thu nhập trung bình. Do đời sống kinh tế thấp nên người học luôn nhìn đại học như một cần câu thoát nghèo, vì thế họ chủ yếu tìm những ngành học dễ có việc làm, có thu nhập nhanh vì phần lớn người học và gia đình Việt chúng ta vẫn xem học đại học để thoát nghèo, học đại học để không khổ như cha mẹ chứ không phải vì đam mê nghiên cứu.
Do đó việc khối khoa học xã hội và nhân văn ít người học không phải là lỗi của bản thân học sinh mà do sự hoạch định của Nhà nước. Nếu chúng ta vẫn thích đi tắt đón đầu thì các khoa học cơ bản nói chung, trong đó có khoa học xã hội và nhân văn, vẫn tiếp tục gặp khó. Như đã nói, nếu các khoa học này không được chú trọng thì cái bẫy thu nhập trung bình mà gần đây được cảnh báo nhiều sẽ dần trở thành hiện thực trong tương lai không xa.
Video đang HOT
Không thể kéo dài
Giáo dục luôn phải vận động đồng bộ với sự phát triển kinh tế – xã hội. Không thể kéo dài sự tồn tại một cách èo uột các môn học, ngành học khoa học xã hội ở các trường học như hiện nay vì người dạy không hứng thú dạy, người học không thích học. Cả hai không cộng tác với nhau mà chỉ đơn phương làm cho xong việc.
TẠ QUANG SUM
(hiệu trưởng Trường thpt Trần Hưng Đạo, TP Cam Ranh, Khánh Hòa)
Xã hội sẽ ra sao?
Xã hội sẽ ra sao, một khi các giá trị nhân văn bị coi nhẹ, giá trị kinh tế lấn át các giá trị phi kinh tế? Đích của phát triển là vì con người, cho con người. Con người vừa là mục tiêu, đồng thời là động lực của sự phát triển xã hội. Sự thiên lệch quá mức trong đăng ký khối thi cho thấy chúng ta đã coi nhẹ việc giáo dục những giá trị nhân văn, ít chú ý đến các chiều cạnh phát triển con người mà lại nặng đề cao giá trị kinh tế, kỹ thuật. PGS.TS HOÀNG BÁ THỊNH
(Trường ĐH Khoa học xã hội và nhân văn – ĐHQG Hà Nội)
Theo Tuổi Trẻ
Ngày cuối nhận hồ sơ tuyển sinh: Học sinh ồ ạt đến nộp
Hôm qua, 21/4 là thời hạn cuối cùng các trường ĐH nhận hồ sơ đăng ký dự thi tuyển sinh ĐH, CĐ năm 2011. Số thí sinh đến nộp hồ sơ tăng đáng kể so với các ngày trước.
Chiều 21/4, số thí sinh đến nộp hồ sơ đăng ký dự thi tại trường ĐH Xây dựng, trường ĐH Thủy lợi, ĐH Công đoàn cũng đông hơn so với những ngày trước đó. Tại khu vực thu hồ sơ của trường ĐH Thủy Lợi, số thí sinh đến nộp hồ sơ mỗi lúc một đông. Các cán bộ thu hồ sơ của trường phải làm việc khẩn trương để nhận hồ sơ cho các thí sinh một cách chính xác. Tuy nhiên, hồ sơ đăng ký của nhiều thí sinh vẫn còn sai sót và được hướng dẫn ra khu vực xung quanh để làm lại. Nhiều thí sinh còn đem hồ sơ đến nộp hộ cho bạn vì bạn "chạy sô" nộp hồ sơ vào trường khác.
Khá đông thí sinh đến nộp hồ sơ tại trường ĐH Thủy Lợi chiều 21/4
Ông Trần Khắc Thạc, phụ trách Ban tuyển sinh ĐH Thủy Lợi cho biết, đến 17h ngày 21/4, trường nhận được 1.060 hồ sơ đăng ký tuyển sinh. Số lượng hồ sơ dự thi năm nay tương đương năm ngoái.
Ông Thạc cũng chia sẻ: "Với những trường hợp thí sinh xin xác nhận ở xã/phường bị sai, nhà trường cũng có linh hoạt để tạo điều kiện cho các thí sinh, nhất là thí sinh ở tỉnh xa. Trường biết, quy định là của Bộ GD&ĐT, tuy nhiên, Bộ cũng nên có sự linh hoạt."
Tại trường Học viện ngân hàng, số lượng thí sinh nộp hồ sơ đăng ký trong ngày cuối cùng cũng tăng đáng kể. Ông Trần Mạnh Dũng, Trưởng phòng đào tạo Học viện Ngân hàng cho biết, hai ngày cuối cùng, số thí sinh đến nộp hồ sơ và lệ phí tăng đột biến. Đến 17h vẫn còn có thí sinh đến trường nộp. Năm nay trường nhận được 1.200 hồ sơ đăng ký dự thi. Ông Dũng cũng cho biết, ngành Tài chính- Ngân hàng sẽ thu hút đông thí sinh đăng ký nhất vì đây là ngành cốt lõi và chỉ tiêu nhiều nhất: 1.400/2.100 chỉ tiêu khối A.
Nhiều thí sinh do đem hồ sơ nộp hộ bạn nên khi xảy ra sai sót khá lúng túng để sửa chữa.
Đến 17h ngày 21/4, trường ĐH Hà Nội nhận được khoảng 1.200 hồ sơ. Phần lớn các thí sinh đăng ký dự thi vào khối A và D1. Ông Lê Quốc Hạnh, Trưởng phòng đào tạo của trường cho biết, số thí sinh nộp hồ sơ tại trường tăng không nhiều so với năm 2010. Trong ngày cuối lượng thí sinh đến nộp hồ sơ có tăng hơn so với ngày thường. Năm nay, thí sinh dự thi vào trường đăng ký nhiều vào ngành Quản trị kinh doanh.
Cán bộ thu nhận hồ sơ trường ĐH Mỏ - Địa chất cho biết, gần thời điểm kết thúc nhận hồ sơ ĐKDT trường đã nhận được tổng số 796 hồ sơ, trong đó, 3 ngày đầu, số hồ sơ trường nhận được là 330 bộ. Ngày cuối cùng, dù chưa hết thời gian nhưng số hồ sơ trường nhận được vào khoảng trên 130 bộ hồ sơ.
Ông Bùi Đức Hiền, trưởng phòng đào tạo Trường ĐH Điện lực, cho biết trường nhận được hơn 800 hồ sơ nộp tại trường, tăng khoảng 100 so với năm 2010.
Ông Triệu Nam Hải, chuyên viên phòng Quản lý đào tạo, trường ĐH Giao thông vận tải cho biết, số lượng thí sinh nộp hồ sơ trực tiếp tại trường cao hơn năm 2010 một chút. "Buổi sáng ngày 21/4, số lượng thí sinh đến nộp hồ sơ ĐKDT tăng không nhiều. Trung bình mỗi ngày, trường nhận được khoảng 200 bộ hồ sơ, nâng tổng số hồ sơ nhận được khoảng 1.400 hồ sơ".
Ông Hải cũng cho biết, năm nay, chỉ tiêu tuyển sinh của trường là 4.700 cho cơ sở phía Bắc và cơ sở II tại TP.HCM. Dự kiến, số lượng hồ sơ thí sinh nộp vào trường năm nay sẽ tăng hơn năm ngoái, nhưng không nhiều. Trường xác định điểm trúng tuyển chung đối với từng cơ sở. Sau khi thí sinh trúng tuyển vào trường sẽ được đăng ký các chuyên ngành. Thí sinh không đạt điểm chuẩn vào chuyên ngành đăng ký, nhưng đạt điểm trúng tuyển vào trường sẽ được đăng ký nguyện vọng vào các chuyên ngành khác. Năm nay trường có 15 ngành với tổng cộng 67 chuyên ngành.
Trái lại với sự sôi động của khối ngành kinh tế, dù là đơn vị tổ chức thi khối C cho toàn ĐHQGHN nhưng số lượng hồ sơ nộp vào trường ĐHKHXH&NV cũng không nhiều. Ông Đinh Việt Hải, Phó trưởng phòng Đào tạo cho biết nhà trường chỉ nhận được hơn 500 hồ sơ đăng ký trực tiếp.
Theo Kênh14
Bằng mọi giá phải làm! Theo thống kê của các Sở GD - ĐT, năm nay lượng hồ sơ đăng ký thi đại học tăng, nhưng thí sinh thi khối C giảm hẳn. Có nhiu trường THPT ở TPHCM, Hà Nội, khng có một hồ sơ nào nộp thi khối C. Khng chỉ riêng năm nay, các kỳ thi đại học những năm gây, số lượng học sinh...