Xã hội hoá giáo dục, góp sức đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao
Được đầu tư cơ sở hạ tầng hiện đại, thu hút đội ngũ giảng viên giàu kinh nghiệp, hệ thống các trường dân lập đã song hành cùng hệ thống công lập đào tạo ra nguồn nhân lực chất lượng cao cho xã hội.
Nhiều sinh viên được học tập ở môi trường chất lượng cao trong hệ thống dân lập
Hơn 15% sinh viên được đào tạo từ các trường dân lập
Theo Ths. Bùi Xuân Biên (Học viện Tài chính), từ khi thực hiện xã hội hoá giáo dục, nhà nước cho phép các thành phần kinh tế đầu tư vào giáo dục, khuyến khích huy động mọi nguồn lực phát triển giáo dục, tình hình đã được cải thiện đáng kể: hệ thống các trường bán công, dân lập, tư thục đã được hình thành và phát triển rất nhanh để đáp ứng nhu cầu người dân ở tất cả các bậc đại học.
Cụ thể, trong khối các bậc học phổ thông, với sự phát triển của các trường ngoài công lập, cùng với sự quan tâm và đầu tư ngày càng lớn của nhà nước cho giáo dục, những nhu cầu về chỗ học ở các bậc học phổ thông từ tiểu học, trung học cơ sở đến trung học phổ thông về cơ bản đều được đáp ứng, đã có các trường ngoài công lập, các trường tư thục cũng ngày càng khẳng định vị thế của mình trong hệ thống giáo dục Việt Nam.
Cùng với các trường phổ thông, hệ thống các trường đại học, cao đẳng và dạy nghề dân lập, cao đẳng và dạy nghề dân lập, tư thục, bán công cũng đã được hình thành và phát triển, giảm tải cho các trường công lập.
“Trước đây, mỗi mùa tuyển sinh đến là cả nước đi làm tuyển sinh, nhưng do các cơ sở đào tạo thiếu, yếu, quy mô nhỏ nên đã gây ra rất nhiều khó khăn, đau đầu cho cả nước và các trường đại học, cao đẳng và nhân dân. Hàng năm có vài triệu thí sinh thi tuyển vào các trường đại học, trong khi số lượng các trường ít, quy mô nhỏ, cơ sở vật chất thiếu thốn, nguồn vốn ngân sách dành cho giáo dục đại học, cao đẳng bị hạn chế, vì vậy số lượng chỉ tiêu tuyển sinh vào các trường là rất hạn chế” – Ths Biên nhấn mạnh.
Theo số liệu của Bộ Giáo dục và Đào tạo tính đến năm 2014 cả nước đã có trên 160 trường đại học và 223 trường cao đẳng (trong đó có 50 trường đại học và 30 trường cao đẳng ngoài công lập) như vậy là đã có sự đầu tư lớn của các thành phần kinh tế khác vào để phát triển sự nghiệp giáo dục đại học ở VN.
Số lượng sinh viên hiện nay trong cả nước là 1.435.887 sinh viên đại học và 726.219 sinh viên cao đẳng. Trong đó sinh viên các trường đại học ngoài công lập là 189.531 và của các trường cao đẳng dân lập là 144.390 sinh viên.
Video đang HOT
Số liệu trên cho thấy các trường ngoài công lập đã gánh cho nhà nước được 15,44% số lượng sinh viên cần phải đào tạo. Theo Ths Biên thì “điều này đặc biệt có ý nghĩa với nhà nước hiện nay, khi mà quy mô ngân sách mỏng, nhà nước đã tiết kiệm được một lượng vốn rất lớn để tập trung đầu tư cho các trường công lập, hoặc sử dụng cho những nhu cầu bức thiết khác”.
Cánh chim đầu đàn triển khai mô hình xã hội hóa
Và trường ĐH Đông Đô được xem như là ví dụ điển hình. Được thành lập năm 1994 và là một trong những trường Đại học đầu tiên tại Việt Nam được thành lập theo chủ trương xã hội hóa giáo dục của nhà nước, trường Đại học Đông Đô đã nhanh chóng thể hiện được sự hòa nhập kịp thời với thực tiễn của nền giáo dục hiện đại khi khai thác và phát huy được tiềm năng của toàn dân và xã hội trong công tác giáo dục.
Do là một trong những trường đại học đầu tiên được thành lập theo chủ trương xã hội hóa giáo dục nên thời gian đầu Đại học Đông Đô gặp không ít khó khăn như cơ sở vật chất còn hạn chế, đội ngũ giảng viên cơ hữu chưa nhiều,… Tuy nhiên, Đại học Đông Đô cũng có những thuận lợi như có sự hợp tác của đội ngũ giảng viên có trình độ cao từ các trường, các học viện ở Hà Nội tham gia công tác đào tạo.
Theo PGS.TS Nguyễn Văn Xuất – Hiệu trường nhà trường thì Đại học Đông Đô từ khi thành lập đến nay, trường đã đào tạo được hơn 30.000 kỹ sư, cử nhân, kiến trúc sư có trình độ chuyên môn, đảm bảo chất lượng. Phần lớn sinh viên ra trường đã có việc làm.
Được biết, thời gian tới Ban lãnh đạo nhà trường sẽ tiếp tục thu hút thêm vốn đầu tư và các nguồn lực bên ngoài nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển. Đồng thời nhà trường cũng sẽ ký kết với các trường ĐH, CĐ của các nước có nền giáo dục phát triển như Ý, Thụy Sỹ, Nhật Bản,… để hợp tác, chuyển giao các chương trình đào tạo cho sinh viên Việt Nam.
Việc hợp tác này được xem là cơ hội rất lớn đối với sinh viên đang theo học tại trường được tiếp cận với các chương trình đào tạo hiện đại và cơ hội nghề nghiệp vì hiện tại những quốc gia này đang cần rất nhiều nhân lực trẻ có tay nghề và trình độ.
Theo infonet
Nặng gánh học phí lớp chất lượng cao
Trước thực trạng một số trường tiểu học công gắn mác chất lượng cao cho các lớp và thu số tiền tự nguyện cao gấp nhiều lần lớp thường, Thứ trưởng Giáo dục Nguyễn Vinh Hiển cho biết đó là sai quy định và cần phải chấn chỉnh.
"Đi họp phụ huynh về, hai tay tôi run lẩy bẩy, không ăn được cơm và chỉ nằm khóc" - người mẹ có con vào học lớp 1A3, trường tiểu học Vạn Phúc (Ba Đình, Hà Nội) nói. Là công nhân, làm quần quật cả tháng, lương của chị cũng chỉ hơn 2 triệu đồng. Nhưng trong buổi họp phụ huynh lần đầu tiên cho con vào lớp 1, cô giáo đã thông báo khoản tự nguyện hỗ trợ cơ sở vật chất đầu năm là 2 triệu đồng.
Theo lời cô giáo, số tiền này sẽ được dùng để mua máy vi tính, máy chiếu đa vật thể, hai loa, hai điều hòa hai chiều...nhằm nâng cao chất lượng học tập cho học sinh. Máy tính để giáo viên sử dụng giảng dạy, máy chiếu đa vật thể vừa dùng để các cháu học bài, vừa để nghe nhạc, điều hòa hai chiều giữ ấm vào mùa đông và mát vào mùa hè cho trẻ...
Với băn khoăn 32 cháu một lớp, tổng số tiền thu là 64 triệu đồng liệu có dùng hết không? Cô chủ nhiệm cho rằng các năm trước cũng thu như thế, nên năm nay áp dụng, quá trình mua nếu thiếu thì đóng góp thêm.
Nhiều phụ huynh thắc mắc máy chiếu đa vật thể là gì, có cần thiết phải dùng cho học sinh lớp 1 không thì được giáo viên chủ nhiệm giải thích: là lớp chất lượng cao nên cần trang bị để hỗ trợ giảng dạy. Tuy nhiên, ngay từ khi đăng ký cho con vào trường, chị đã đăng ký vào lớp thường chứ không phải chất lượng cao bởi chị biết lớp chất lượng cao là phải đóng góp nhiều tiền hơn.
"Dù không đồng tình với khoản thu, nhưng cô giáo bảo nếu không đồng ý đóng góp thì sẽ chuyển con sang lớp khác. Tôi không biết sang lớp khác là lớp nào và sợ nếu ra mặt phản đối thì con sẽ bị trù dập nên vẫn phải ký vào giấy tự nguyện", vị phụ huynh cho hay.
Thứ trưởng Nguyễn Vinh Hiển khẳng định, trong nghị quyết của Quốc hội cũng như Luật thủ đô không có khái niệm lớp chất lượng cao mà chỉ có cơ sở chất lượng cao, trường nào vi phạm thì phải chấn chỉnh. Ảnh: Hoàng Thùy.
Hiệu trưởng Tiểu học Vạn Phúc Lê Thu Thủy cho rằng, phụ huynh chưa hiểu hết ý truyền đạt của giáo viên. Trường xếp lớp là theo đơn đăng ký của phụ huynh, theo đó hồ sơ vào lớp chất lượng cao quá đông nên xếp hai lớp A1, A2 không hết. Lớp A3 có khoảng 2/3 đăng ký chất lượng cao và 1/3 còn lại đăng ký lớp thường. Chính vì vậy, trường tổ chức họp phụ huynh sớm để xin ý kiến cha mẹ học sinh về khoản thu hỗ trợ cơ sở vật chất đầu năm. Đối với lớp A3, phụ huynh nào không đồng tình, không đủ điều kiện thì các con sẽ chuyển xuống học lớp thường là A4.
"Khoản đóng góp tự nguyện hỗ trợ cơ sở vật chất là 2 triệu đồng cho cả 5 năm học, nếu nhìn một lần thì thấy nhiều, nhưng chia cho 5 năm thì không phải lớn. Khi ngân sách nhà nước chi cho giáo dục hạn hẹp thì việc xã hội hóa, phụ huynh cùng nhà trường đầu tư cơ sở vật chất tốt cho học sinh là việc nên làm", bà Thủy nói và cho hay, tiền tự nguyện trường sẽ giao lại cho phụ huynh tự chi tiêu.
Năm học 2013 - 2014, Hà Nội có 13 trường chất lượng cao toàn phần và 5 trường chất lượng cao từng phần. Với trường mầm non và tiểu học, trần học phí được thành phố cho phép là là 2,9 triệu đồng mỗi tháng, với trung học cơ sở và trung học phổ thông là 3 triệu đồng mỗi tháng. Mức học phí này được đánh giá là quá cao trong môi trường giáo dục công lập.
Phụ huynh có con theo học tại trường mầm non Quang Trung cho biết, con anh đã học 2 năm ở trường, năm nay lên lớp lá nên muốn con tiếp tục học ở đây. Tuy nhiên, đến ngày 29/8 thì anh mới nhận được thông báo chính thức về mức học phí 1,9 triệu đồng, cộng các khoản khác là 2,6 triệu đồng một tháng.
Đối với lương công chức của vợ chồng anh, đây là số tiền quá cao. Nhưng nếu muốn chuyển đi trường khác thì cũng khó khăn vì đã sát ngày khai giảng, các trường hầu như đã chốt con số. "Những năm trước với học phí 1,3 triệu mỗi tháng chúng tôi đã phải cố gắng, giờ tăng lên gấp đôi thì không thể kham nổi. Chúng tôi đã xin cho con về trường mầm non Bà Triệu để giảm gánh nặng phải lo tiền học cho con", vị phụ huynh cho hay.
Hiệu trưởng trường mầm non Quang Trung Phạm Thị Thu Hà giải thích, từ tháng 5, chủ trương lên trường chất lượng cao đã được thông báo đến tất cả phụ huynh. Những ai không có nhu cầu cho con tiếp tục theo học thì được chuyển về hai trường đúng tuyến là mầm non Lý Thường Kiệt và mầm non A.
"Vì trường phải xây dựng cơ chế tài chính phù hợp và chờ thông qua nên học phí chưa thể có ngay. Tuy nhiên, năm đầu tiên lên chất lượng cao chúng tôi chỉ thu học phí 1,9 triệu đồng mỗi cháu (mức trần là 2,9 triệu đồng), trong đó các cháu được hưởng đầy đủ chương trình học tiếng Anh, ngoại khóa, nước uống, trang bị cơ sở vật chất..., phụ huynh không phải đóng thêm một khoản nào khác", bà Hà nói.
Về chủ trương thành lập trường chất lượng cao, Thứ trưởng GD&ĐT Nguyễn Vinh Hiển cho rằng, khi nhiều người dân muốn đầu tư cho giáo dục nhiều hơn, nếu vẫn làm bình quân thì khả năng đầu tư đó bị hạn chế. Chính vì vậy, việc mở ra mô hình trường chất lượng cao là để cho những ai có điều kiện và tự nguyện tham gia. Điều này không làm ảnh hưởng đến quyền lợi học tập của học sinh vì trên một địa bàn, học sinh vẫn được đảm bảo yêu cầu phổ cập giáo dục của từng cấp.
Tiêu chí đánh giá trường chất lượng cao là do hiệu trưởng nhà trường thỏa thuận với phụ huynh học sinh, chất lượng đạt đến mức nào thì thu tiền tương ứng mức đó. Hiện nay, Bộ chưa có quy định nào về trường chất lượng cao, nhưng thời gian tới sẽ xây dựng để áp dụng chung cho cả nước. Học phí cao đến đâu, cao về cái gì (cơ sở vật chất, chất lượng kĩ năng sống, tiếng Anh...) đều do phụ huynh thỏa thuận với nhà trường.
Thứ trưởng thừa nhận, khi mở trường chất lượng cao là có sự phân biệt giàu nghèo. Tuy nhiên không thể phủ nhận thực tế là những người giàu, có điều kiện thì có thể bỏ tiền để được hưởng chất lượng dịch vụ học tập cao hơn. Nếu ngành giáo dục không mở trường chất lượng cao thì họ cũng chọn trường quốc tế hoặc ra nước ngoài học, khi đó tiền chảy ra bên ngoài còn nhiều hơn.
"Tất cả các trường công đều được nhận khoản tiền đầu tư của nhà nước, nhưng nếu muốn chất lượng cao hơn thì phụ huynh phải đóng góp thêm. Trường hợp không xã hội hóa thì sẽ hưởng dịch vụ đúng với khoản ngân sách nhà nước chi, như vậy không có sự mất bình đẳng", Thứ trưởng Hiển khẳng định.
Riêng vấn đề mở lớp chất lượng cao ở trường công, ông Hiển cho biết, trong nghị quyết của Quốc hội cũng như Luật thủ đô không có khái niệm lớp chất lượng cao mà chỉ có cơ sở chất lượng cao - tức là trường chất lượng cao. "Trong quy định không có nên trường nào mở lớp này là sai, phải chấn chỉnh", Thứ trưởng Hiển nói.
Theo VNE
Xã hội hóa giáo dục "ăn đong" Dù Nhà nước đã đề ra nhiều chính sách có lợi cho công tác xã hội hóa giáo dục nhưng trên thực tế, việc khuyến khích, ủng hộ chủ trương xã hội hóa tại rất nhiều địa phương vẫn chỉ nằm trên giấy Bốn năm sau ngày Chính phủ ban hành Nghị định 69/NĐ-CP về chính sách khuyến khích xã hội hóa (XHH)...











Tin đang nóng
Tin mới nhất

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi
Có thể bạn quan tâm

Không thể ngờ NSƯT Phi Điểu từng bị cạo nửa đầu tóc, trải qua tù đầy khắc nghiệt
Sao việt
23:30:06 29/04/2025
Ca sĩ Thái Thuỳ Linh nhớ hình ảnh ấm áp với các chú bộ đội
Nhạc việt
23:25:32 29/04/2025
Phim Việt so kè quyết liệt tại rạp chiếu
Hậu trường phim
23:21:52 29/04/2025
'Thiên thần' Rosie Huntington-Whiteley kể cuộc sống hạnh phúc bên 'người vận chuyển' Jason Statham
Sao âu mỹ
23:14:25 29/04/2025
Trương Bá Chi: Tôi không có thời gian nghĩ tới chuyện yêu đương
Sao châu á
23:11:43 29/04/2025
Bạn thân tiết lộ 2 đội bóng mà Jurgen Klopp muốn dẫn dắt
Sao thể thao
23:07:12 29/04/2025
70 giây chứng minh giọng live giật mình của nhóm "trai đẹp nhưng không bình thường"
Nhạc quốc tế
23:01:15 29/04/2025
Lập Hạ: Làm 3 việc này cả năm Lộc Khí Vào Nhà, kinh doanh đắc tài, cuối năm tậu nhà sắm xe
Trắc nghiệm
22:22:10 29/04/2025
Người đàn ông tử vong dưới giếng sâu 30m
Tin nổi bật
21:52:34 29/04/2025
Nghi án con sát hại mẹ tại nhà riêng rồi trốn vào nhà nghỉ
Pháp luật
21:49:34 29/04/2025