Xã Hoằng Phong phát triển nuôi trồng thủy sản
Là địa phương có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển nuôi trồng thủy sản (NTTS), những năm qua, xã Hoằng Phong ( Hoằng Hóa) đã tạo điều kiện thuận lợi giúp người dân đầu tư mở rộng diện tích, nâng cấp hệ thống ao nuôi, đáp ứng yêu cầu nuôi trồng theo hướng ứng dụng công nghệ cao, an toàn thực phẩm, an toàn dịch bệnh…
Hiệu quả kinh tế mang lại từ các mô hình NTTS đã góp phần nâng cao đời sống người dân và phát triển kinh tế của địa phương.
Nghề nuôi trồng thủy sản mang lại thu nhập ổn định cho người dân xã Hoằng Phong.
Tận dụng những lợi thế về tự nhiên, địa hình, người dân xã Hoằng Phong đã mạnh dạn chuyển đổi một phần diện tích đất nông nghiệp trũng thấp sang nuôi trồng thủy sản. Thời gian đầu khi mới triển khai, nhiều hộ đã mở rộng diện tích nuôi trồng ồ ạt, chưa chú trọng đến kỹ thuật nuôi, lựa chọn con giống và vấn đề xử lý môi trường nước. Trước thực trạng đó, xã Hoằng Phong đã định hướng cho người dân phát triển NTTS theo hướng bền vững, nâng cao thu nhập. Theo đó, xã đã lồng ghép các nguồn vốn đầu tư xây dựng các công trình thủy lợi đầu mối, nạo vét kênh mương, nâng cấp trạm bơm, xây dựng các tuyến đường giao thông phục vụ cho vùng NTTS tập trung. Bên cạnh đó, tạo điều kiện thuận lợi cho các hộ NTTS tiếp cận các nguồn vốn vay từ các ngân hàng để đầu tư cải tạo, kiên cố ao nuôi, mua sắm thiết bị. Đồng thời, đẩy mạnh tuyên truyền việc giữ gìn vệ sinh môi trường ao nuôi, khuyến cáo các hộ nuôi thả đúng lịch thời vụ, thông báo cụ thể thời điểm lấy nước, tiêu nước để người nuôi chủ động kế hoạch đưa nước vào ao nuôi. Cùng với nuôi thả các loại thủy sản truyền thống theo phương thức quảng canh, các giống thủy sản có giá trị kinh tế cao nuôi theo hình thức thâm canh, bán thâm canh, xen ghép được khuyến khích mở rộng. Cơ cấu giống nuôi thủy sản thay đổi theo hướng tăng giống nuôi chất lượng cao. Song song với đó, xã đã chú trọng nâng cao năng lực của HTX dịch vụ NTTS với vai trò là cầu nối để các hộ nuôi trồng trao đổi kinh nghiệm sản xuất, hỗ trợ nhau về nguồn giống, thức ăn và tìm kiếm thị trường tiêu thụ sản phẩm; cung cấp một số chế phẩm sinh học cơ bản phục vụ xã viên trong mùa cải tạo ao đồng, diệt tạp…
Thực hiện đồng bộ các giải pháp, đến nay, toàn xã có hơn 300 ha NTTS, với 160 hộ dân tham gia; trong đó, có 177 ha diện tích nội đê và 125 ha diện tích nuôi trồng ngoại đê. Được sự hỗ trợ của xã, nhiều hộ dân đã mạnh dạn đầu tư NTTS theo hướng công nghệ cao. Theo đó, với 1 ha nuôi tôm công nghiệp được đầu tư với số vốn trung bình từ 1,5 tỷ đến 2 tỷ đồng/ha, bao gồm: cát lót nền, bạt, hệ thống ống cấp thoát nước, hệ thống điện, máy quạt nước… Ngoài ra, người dân còn quan tâm đầu tư xây dựng hệ thống ao lắng cung cấp nước cho ao nuôi và ao lắng để xử lý nước thải trước khi thải ra môi trường. Với sự đầu tư bài bản, năng suất nuôi công nghiệp thâm canh tương đối cao, trung bình đạt từ 17 đến 22 tấn/ha/vụ, có những ao nuôi đạt 30 tấn/ha/vụ, doanh thu bình quân từ 2 đến 2,5 tỷ đồng/ha/vụ.
Video đang HOT
Để nghề NTTS phát triển bền vững, góp phần nâng cao thu nhập cho người dân, thời gian tới, xã Hoằng Phong sẽ chú trọng việc huy động kinh phí để đầu tư xây dựng và củng cố hạ tầng ao nuôi, cấp thoát nước, đáp ứng nhu cầu phát triển NTTS. Tổ chức các lớp chuyển giao kỹ thuật nuôi và phòng bệnh cho con nuôi; tăng cường áp dụng các tiến bộ khoa học – kỹ thuật để nâng cao năng suất, chất lượng và giá trị kinh tế. Đồng thời, phân công cán bộ nắm bắt tình hình sản xuất tại địa phương để tư vấn, hướng dẫn người nuôi chăm sóc, phòng, chống dịch bệnh theo từng mùa, từng thời điểm. Bên cạnh đó, tăng cường quản lý chặt chẽ hoạt động sản xuất, kinh doanh vật tư đầu vào và sử dụng kháng sinh, chế phẩm sinh học, thuốc, hóa chất trong nuôi thủy sản. Tùy vào đặc điểm, điều kiện tự nhiên của vùng để kết hợp đối tượng nuôi trồng phù hợp nhằm đa dạng hóa các đối tượng con nuôi thông qua hình thức thả nuôi xen ghép nhiều đối tượng nuôi trong ao, đầm.
Phát triển bền vững nghề nuôi trồng thủy sản
Nuôi trồng thủy sản bền vững được xem là giải pháp để giải quyết tình trạng thiếu hụt nguồn nguyên liệu cho xuất khẩu và quan trọng hơn, tạo sinh kế bền vững cho người dân.
Nuôi tôm sú tại hộ ông Lê Trọng Nghĩa (ấp An Hải, xã Lộc An, huyện Đất Đỏ). Ảnh: Đông Hiếu
TĂNG CƯỜNG ÁP DỤNG KHCN
Với khoảng 6.300ha diện tích nuôi trồng thủy sản, thời gian qua, tỉnh đã ban hành các chủ trương, chính sách phát triển nghề nuôi thủy sản, trong đó khuyến khích người dân chủ động ứng dụng khoa học - công nghệ vào sản xuất. Đến nay, diện tích nuôi trồng thủy sản ứng dụng công nghệ cao chiếm tỷ lệ khoảng 5,6% so với tổng quy mô nuôi trên địa bàn tỉnh.
Đối với nuôi thủy sản lồng bè, trên địa bàn tỉnh hiện có hơn 500 cơ sở với sản lượng hàng năm hơn 1.500 tấn, chủ yếu ở hai địa phương là TP. Vũng Tàu và TX. Phú Mỹ. Người nuôi cũng tăng cường áp dụng, ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất nuôi trồng như hệ thống cho ăn tự động, quan trắc môi trường tự động, đầu tư hệ thống lồng nuôi hiện đại theo công nghệ nuôi biển chịu được sóng to gió lớn, hệ thống sục khí oxy tự động... Một trong những nước mà người nuôi thủy sản lồng bè đang học tập là Na Uy, nơi có nghề nuôi biển phát triển vượt bậc với kinh nghiệm hàng chục năm. Đây là quốc gia sản xuất 1,3 triệu tấn cá hồi mỗi năm, chiếm hơn một nửa sản lượng của thế giới.
Thu hoạch tôm tại Liên Giang Farm, xã An Ngãi, huyện Long Điền.
Ông Phan Hoàng Sơn, chủ nuôi cá lồng bè trên sông Chà Và, xã Long Sơn, TP. Vũng Tàu cho biết, ông áp dụng nuôi cá biển trong lồng tròn theo công nghệ của Na Uy hơn 3 năm nay. Ưu điểm của lồng nuôi theo công nghệ Na Uy là được sản xuất bằng chất liệu nhựa HDPE cực kỳ bền, có độ kín nước, kín hơi cao. Ngoài ra, lồng này có khả năng chống lại hóa chất cao và không bị ăn mòn, gỉ sét; đặc biệt có khả năng uốn dẻo nên dễ dàng định hình, không bị gãy khi gặp địa hình gồ ghề hay gấp khúc... Nhờ những đặc tính trên, hệ thống lồng nuôi này cho phép người nuôi đặt lồng ở những vùng biển xa bờ, nơi môi trường nước trong sạch, hạn chế được nguy cơ ô nhiễm, dịch bệnh, mang lại hiệu quả cao hơn khoảng 20% so với cách nuôi trong lồng truyền thống.
Tỉnh cũng chú trọng phát triển các vùng nuôi tôm công nghiệp ở các huyện Đất Đỏ, TP.Bà Rịa và nuôi lồng bè tại TP.Vũng Tàu, TX. Phú Mỹ. Hiện toàn tỉnh có khoảng 3.900ha mặt nước đang nuôi các loại tôm sú, tôm thẻ chân trắng. Thống kê từ Chi cục Thủy sản tỉnh cho thấy, đến nay toàn tỉnh có khoảng 18 cơ sở nuôi tôm ứng dụng công nghệ cao với diện tích hơn 400ha/2.500 tấn/năm. Hình thức nuôi chủ yếu là nuôi trong ao đất lót bạt, hoặc các hồ tròn khung thép có lót bạt trong nhà màng; công nghệ nuôi tôm siêu thâm canh với mật độ nuôi 250-500 con/m2... Các cơ sở thường nuôi theo hình thức gối đầu, vì vậy một năm có thể nuôi được từ 3 đến 5 vụ. Mô hình nuôi tôm ứng dụng công nghệ cao đang được nhiều DN, HTX và người dân trên địa bàn tỉnh mạnh dạn đầu tư phát triển mở rộng diện tích. Tỷ lệ nuôi tôm thành công hơn 90% và hiệu quả kinh tế cao gấp nhiều lần so với nuôi tôm trong ao đất.
Ông Bùi Thế Vương, xã An Ngãi, huyện Long Điền cho biết, hiện ông đang đầu tư nuôi tôm công nghệ cao trên diện tích 7ha; trong đó có 1,5ha ao nuôi chính, diện tích còn lại là ao lắng, lọc và xử lý nước thải. Theo ông Vương, với việc ứng dụng công nghệ cao, sẽ sản xuất được 3-5 vụ tôm mỗi năm, gấp đôi so với phương pháp nuôi thông thường, tỷ lệ hao hụt cũng giảm hẳn và quan trọng là hạn chế được dịch bệnh.
HƯỚNG ĐẾN PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG
Từ nhiều năm trước, tỉnh BR-VT đã ban hành các chủ trương, chính sách phát triển nuôi trồng thủy sản trên biển, trong đó, đặc biệt chú trọng ở các vùng cửa biển và ngoài biển đảo. Những vùng này thích hợp cho việc phát triển các đối tượng thủy sản có giá trị kinh tế cao bằng hình thức nuôi lồng bè với các đối tượng nuôi như: cá mú, cá hồng, cá bớp, cá chim, tôm hùm đá, hàu, nuôi trai lấy ngọc, sinh vật cảnh và nuôi bãi bồi nhuyễn thể hai mảnh vỏ hàu, sò huyết... UBND tỉnh BR-VT cũng đã có chủ trương cho xây dựng các trung tâm nghiên cứu, sản xuất giống thủy, hải sản nuôi biển trên địa bàn. Đồng thời tạo điều kiện để người dân đa dạng hóa đối tượng nuôi, phương thức nuôi với cơ cấu diện tích và sản lượng phù hợp, đẩy mạnh áp dụng thực hành nuôi trồng thủy sản có chứng nhận và truy xuất nguồn gốc đối với sản phẩm chủ lực như tôm sú, tôm thẻ chân trắng...
Việc đẩy mạnh nghề nuôi trồng tại BR-VT nhằm chủ động nguồn cung cho thị trường, cũng như nâng cao giá trị ngành thủy sản. Để đảm bảo cho mục tiêu phát triển bền vững, hiện tỉnh đang điều chỉnh quy hoạch phát triển thủy sản theo hướng siết chặt công tác quản lý, cấp phép nuôi trồng thủy sản trên biển; loại dần những địa điểm, vùng nuôi không đúng quy hoạch; khuyến khích các cơ sở, người nuôi sử dụng vật liệu thân thiện môi trường, ứng dụng công nghệ cao để nâng cao giá trị sản phẩm, hướng đến phục vụ chế biến, xuất khẩu...
Ông Nguyễn Hữu Thi, Trưởng phòng Nuôi trồng, Chi cục Thủy sản tỉnh cho biết, phát triển ngành nuôi trồng thủy sản là định hướng chung. Tỉnh đã ban hành một số văn bản để phát triển nuôi trồng thủy sản, giảm thiểu khai thác trên biển. Ngành nuôi trồng thủy sản sẽ phát triển theo định hướng ứng dụng công nghệ cao, trước hết là ngành tôm, tiếp đó là nuôi thủy sản lồng bè ở các vùng cửa sông, nuôi hàu, tiến tới là phát triển chế biến sâu.
Những đứa con của làng Tự bao đời nay, xứ Thanh nổi danh là vùng đất của trăm nghề. Trải qua biến thiên của thời gian, thăng trầm của lịch sử, vòng xoáy kinh tế thị trường, nhiều nghề và làng nghề không trụ vững, dần bị mai một, thất truyền. Bên cạnh đó, nhiều nghề và làng nghề truyền thống vẫn được giữ vững và phát triển....