Xã Hoa Lộc nỗ lực “về đích” nông thôn mới nâng cao
Hoa Lộc là xã vùng màu, nằm về phía Đông của huyện Hậu Lộc. Sau 10 năm thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới (NTM), xã Hoa Lộc đã về đích NTM (2016) và đến nay đã cơ bản hoàn thành các tiêu chí xây dựng xã NTM nâng cao.
Thành quả ấy đã, đang tạo ra động lực mạnh mẽ khích lệ, động viên cấp ủy, chính quyền và Nhân dân xã Hoa Lộc vững tin tiến lên trong giai đoạn mới.
Mô hình cà chua xuất khẩu của gia đình anh Phạm Khắc Tiến, thôn Hoa Trường, xã Hoa Lộc cho hiệu quả kinh tế. Ảnh: Ngọc Anh
Ngay sau khi nhận được văn bản chỉ đạo, điều hành của tỉnh và huyện, Ban Thường vụ Đảng ủy xã Hoa Lộc đã chủ động chỉ đạo thực hiện chương trình xây dựng NTM theo các bước, trình tự cụ thể. Tổ chức họp ban chấp hành đảng bộ ra nghị quyết chuyên đề về xây dựng NTM, thành lập ban chỉ đạo; đồng thời xây dựng chương trình hành động thực hiện, phân công các đồng chí ủy viên ban thường vụ, ban chấp hành, các ngành, đoàn thể, cán bộ, công chức phụ trách và hướng dẫn các thôn tổ chức thực hiện. Từ đó căn cứ vào điều kiện thực tế của địa phương để xây dựng đề án, kế hoạch cụ thể từng năm và triển khai đến các đơn vị thực hiện. Thường xuyên giao ban nắm tình hình, tâm tư, nguyện vọng của Nhân dân và những khó khăn cần tháo gỡ để đề án thực sự đi vào cuộc sống.
Video đang HOT
Bằng các biện pháp tuyên truyền, sự vào cuộc của cấp ủy, chính quyền, các ban, ngành, đoàn thể để người dân thấy được vai trò chủ thể của mình và ý nghĩa của chương trình. Bên cạnh đó, xã đã biểu dương những cách làm hay, những tập thể, cá nhân điển hình tiên tiến trong phong trào xây dựng NTM để toàn dân hăng hái tham gia. MTTQ xã, ban công tác mặt trận các thôn làm tốt công tác tuyên truyền, vận động thực hiện phong trào thi đua đồng thời tham gia giám sát việc tổ chức thực hiện các công trình xây dựng cơ sở hạ tầng nông thôn. Hội nông dân, hội phụ nữ tổ chức nhiều buổi tập huấn, mở lớp dạy nghề, tổ chức các hội thi chung tay xây dựng NTM. Hội cựu chiến binh, đoàn thanh niên phát huy truyền thống “Bộ đội Cụ Hồ”, “Thanh niên làm theo lời Bác” vận động hội viên, đoàn viên gương mẫu đi đầu trong các phong trào, làm kinh tế giỏi, xung kích trong phong trào bảo vệ môi trường. Hội người cao tuổi với phong trào “Ông bà, cha mẹ mẫu mực, con cháu hiếu thảo”, mẫu mực làm gương động viên con cháu tích cực lao động sản xuất, xóa đói, giảm nghèo, làm giàu chính đáng; thực hiện tốt việc tổ chức tang lễ theo quy ước nếp sống mới và các giá trị văn hóa truyền thống. Từ những cách làm hay, những mô hình điển hình được tuyên truyền kịp thời, đã có sức lan tỏa rộng khắp trong toàn xã.
Xác định rõ xây dựng NTM là chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước về nông nghiệp, nông dân và nông thôn, cùng với những cơ chế, chính sách của Trung ương, của tỉnh, huyện về hỗ trợ vốn xây dựng NTM, xã đã ban hành một số cơ chế, chính sách hỗ trợ kích cầu các thôn và Nhân dân đầu tư xây dựng các hạng mục công trình theo tiêu chí NTM, như: đường giao thông nông thôn, giao thông nội đồng, mương tiêu thoát nước khu dân cư, nhà văn hóa thôn… Bên cạnh đó, xã đã thực hiện chính sách đa dạng hóa các nguồn vốn trong các dự án xây dựng cơ sở hạ tầng, lồng ghép các nguồn vốn, dự án hỗ trợ từ ngân sách cấp trên, kêu gọi sự đầu tư hỗ trợ của các doanh nghiệp và đóng góp của Nhân dân.
Với quan điểm xây dựng NTM phải bắt đầu từ phát triển sản xuất, nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống Nhân dân để tạo nguồn lực đóng góp của Nhân dân, “Lấy sức dân để lo cho dân”, “Nhân dân là chủ thể trong việc xây dựng NTM” và Nhân dân là người trực tiếp hưởng thụ, trong những năm qua địa phương đã ưu tiên phát triển ngành nghề dịch vụ, tiểu thủ công nghiệp, chuyển đổi cơ cấu kinh tế, cơ cấu cây trồng, vật nuôi trong sản xuất nông nghiệp. Đưa cây trồng có giá trị thu nhập kinh tế cao, các giống lúa năng suất, chất lượng cao vào sản xuất, thâm canh trồng lúa cánh đồng mẫu lớn; khuyến khích phát triển kinh tế trang trại, gia trại. Đưa mô hình máy gặt đập liên hợp, máy làm đất vào trồng trọt, góp phần giảm công sức lao động của người nông dân, tăng năng suất, hiệu quả kinh tế… Từ kết quả chuyển dịch cơ cấu kinh tế đúng hướng, đời sống của Nhân dân đã được cải thiện rõ rệt, thu nhập bình quân đầu người đến nay đạt gần 50 triệu đồng/năm, tỷ lệ hộ nghèo giảm xuống còn 1,8%, bộ mặt nông thôn ngày một khang trang, đổi mới toàn diện.
Quá trình triển khai xây dựng NTM và duy trì, xây dựng xã NTM nâng cao đã tạo được sự thống nhất, đồng thuận cao trong cán bộ, đảng viên và Nhân dân xã Hoa Lộc. Bộ mặt xã đổi mới, văn minh hơn, cơ sở hạ tầng thiết yếu được nâng cấp, hệ thống chính trị cơ sở tiếp tục được củng cố, thu nhập và điều kiện sống của Nhân dân được cải thiện và nâng cao. Công tác xóa đói, giảm nghèo, chính sách đền ơn, đáp nghĩa được thực hiện tốt, giáo dục – đào tạo tiếp tục phát triển. Phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” gắn với xây dựng NTM ngày càng được Nhân dân hưởng ứng tích cực, cảnh quan môi trường được cải thiện; trật tự xã hội được đảm bảo, quy chế dân chủ được phát huy, hệ thống chính trị ngày càng vững mạnh. Nguồn vốn huy động đầu tư cho nâng cao cơ sở hạ tầng là rất lớn trong thời gian ngắn, nhưng địa phương đã bám sát quy chế dân chủ huy động đóng góp phù hợp với sức dân, tranh thủ sự hỗ trợ của cấp trên và kêu gọi sự ủng hộ của con em xa quê, người hảo tâm, sử dụng nguồn kinh phí đúng mục đích nên không xảy ra thắc mắc, không có nợ đọng trong xây dựng cơ bản. Xây dựng NTM tuy đã đạt được kết quả nhất định, song, điều kiện kinh tế địa phương vẫn còn nhiều khó khăn. Thiết chế văn hóa, cơ sở hạ tầng nhà văn hóa các thôn còn hạn chế. Thời gian xây dựng NTM nâng cao ngắn đã phần nào gây áp lực đến sức đóng góp của người dân…
Ông Trịnh Quốc Phượng, Chủ tịch UBND xã Hoa Lộc cho biết: Trước những khó khăn trên, xã đã ban hành nghị quyết chuyên đề về xây dựng xã NTM nâng cao, sau đó triển khai sâu rộng đến các chi bộ, cán bộ, đảng viên và người dân bằng nhiều hình thức tuyên truyền thiết thực, hiệu quả. Xã cũng giao nhiệm vụ cho các tổ chức đoàn thể chính trị – xã hội vào cuộc phối hợp thực hiện. Cùng với đó là xem xét các chỉ tiêu chưa đạt để có giải pháp đồng bộ, tập trung nguồn lực thực hiện đảm bảo các tiêu chí theo yêu cầu đề ra. Tin tưởng với quyết tâm cao, nỗ lực lớn, hành động quyết liệt, trong quý I năm 2021 xã sẽ được công nhận xã NTM nâng cao và đến quý I năm 2022 được công nhận xã NTM kiểu mẫu.
Phú Thọ giảm nghèo bền vững vùng đồng bào dân tộc thiểu số
Thời gian qua, tỉnh Phú Thọ đã ban hành nhiều nghị quyết, quyết định, kế hoạch, cùng các cơ chế hỗ trợ đồng bào dân tộc thiểu số ổn định sản xuất, nâng cao đời sống, xóa đói, giảm nghèo.
Đồng bào dân tộc thiểu số huyện Thanh Sơn (Phú Thọ) áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất nông nghiệp.
Trong 5 năm qua, tỉnh đã huy động hơn 681 tỷ đồng đầu tư cho chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững. Tỉnh đầu tư xây dựng mới 611 công trình đường giao thông, thủy lợi, nhà văn hóa, trường học, trạm y tế; huy động hơn 149 tỷ đồng thực hiện nhiều dự án nông, lâm nghiệp, khuyến nông, khuyến lâm; hỗ trợ máy móc, thiết bị, nhân rộng mô hình giảm nghèo. Từ nguồn vốn huy động, tỉnh đầu tư xây mới năm công trình cấp nước sinh hoạt tập trung, hỗ trợ các công trình cấp nước phân tán cho 11.448 hộ; hỗ trợ đất sản xuất cho 333 hộ đồng bào dân tộc thiểu số...
ể tiếp tục triển khai đồng bộ, lồng ghép các nguồn lực để giảm nghèo bền vững đối với vùng dân tộc và miền núi, thời gian tới, tỉnh sẽ tập trung nâng cấp, mở rộng tuyến đường giao thông kết nối các vùng sản xuất hàng hóa, trung tâm các xã, thôn, bản; nâng cao chất lượng dịch vụ y tế, chăm sóc sức khỏe người dân; nâng cao trình độ y, bác sĩ tuyến huyện, xã và cán bộ y tế thôn, bản, trong đó chú trọng y tế dự phòng. Tỉnh tiếp tục xây dựng chính sách hỗ trợ, thu hút đầu tư phát triển công nghiệp chế biến, tiêu thụ sản phẩm; tạo cơ hội bình đẳng để đồng bào tiếp cận nguồn lực phát triển và thụ hưởng dịch vụ, phúc lợi xã hội... Tỉnh phấn đấu đến năm 2024, thu nhập bình quân của người dân tộc thiểu số trên địa bàn tăng gấp 1,8 lần so với hiện nay, tỷ lệ hộ nghèo hằng năm giảm 4% đến 5%, giảm 30% số xã đặc biệt khó khăn, 50% số thôn đặc biệt khó khăn so với hiện nay.
* Những năm qua, tỉnh Bạc Liêu nỗ lực nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo. Năm học 2019 - 2020, dù ảnh hưởng do dịch Covid-19, nhưng toàn tỉnh đã huy động gần 25.900 học sinh đến trường. ối với cấp tiểu học, kết quả hoàn thành chương trình lớp học đạt gần 98%; cấp trung học cơ sở, tỷ lệ học sinh khá, giỏi đạt gần 64,5% (tăng 1,56%); cấp Trung học phổ thông, tỷ lệ học sinh khá, giỏi đạt gần 61,5% (tăng 1,18%). Cũng trong năm 2020, tỉnh đạt chuẩn xóa mù chữ mức độ 2, phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ 5 tuổi, phổ cập giáo dục tiểu học mức độ 3, phổ cập giáo dục trung học cơ sở mức độ 3...
Năm học 2020 - 2021, tỉnh tập trung chỉ đạo triển khai thực hiện có hiệu quả các nhiệm vụ và giải pháp tập trung đổi mới căn bản, toàn diện, nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo trong tình hình mới; tiếp tục xây dựng kỷ cương, nền nếp trong các cơ sở giáo dục mầm non, phổ thông nhằm nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện; thực hiện tốt các chính sách và có biện pháp hỗ trợ, giúp đỡ học sinh có hoàn cảnh khó khăn, nhất là học sinh người dân tộc thiểu số, tập trung ưu tiên phát triển giáo dục ở vùng sâu, vùng có đông đồng bào dân tộc Khmer...
Lạng Sơn phấn đấu giảm dần địa bàn đặc biệt khó khăn Tỉnh Lạng Sơn phấn đấu phát triển kinh tế, xóa đói, giảm nghèo, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của đồng bào, góp phần thực hiện mục tiêu không để ai bị bỏ lại phía sau. Giảm dần địa bàn đặc biệt khó khăn, thu hẹp khoảng cách so với vùng phát triển. Một góc thành phố Lạng Sơn Đây...