Xã đầu tiên của “huyện thuốc lào” đạt chuẩn nông thôn mới
UBND xã Toàn Thắng ( huyện Tiên Lãng, TP Hải Phòng) vừa tổ chức Lễ công bố Quyết định công nhận xã đầu tiên của huyện đạt chuẩn nông thôn mới (NTM).
Toàn Thắng là một trong những xã điểm của huyện Tiên Lãng triển khai Chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng NTM. Trong 3 năm 2012 – 2014, xã đã hoàn thành 19/19 tiêu chí NTM. Đến nay, thu nhập bình quân đầu người của xã đạt trên 30 triệu đồng/người/năm, tỷ lệ hộ nghèo còn 2,64%. Hơn 91% lao động có việc làm thường xuyên.
Nhiều đường giao thông nông thôn được xây mới.
Nông thôn như được khoác tấm áo mới sau khi xã làm mới 45km đường giao thông nông thôn, đường nội đồng và nhiều công trình phúc lợi khác. Nhiều tuyến giao thông trục chính cũng được nâng cấp, cải tạo. Tổng kinh phí thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới Toàn Thắng đến nay là hơn 92 tỷ đồng, trong đó người dân đóng góp 19,5 tỷ đồng.
Video đang HOT
Với phương châm “Dân biết, dân bàn, dân làm và nhân dân thụ hưởng”, Ban quản lý xây dựng nông thôn mới của xã thường xuyên nắm bắt tình hình, nguyện vọng của người dân. Vì thế, các công việc triển khai đều nhận được sự đồng thuận cao của người dân trong toàn xã.
Trong đó, công tác dồn điền đổi thửa là một thành công tiêu biểu trong xây dựng nông thôn mới Toàn Thắng. Với sự quyết tâm của cả hệ thống chính trị từ xã đến thôn, sự đồng thuận của người dân, đến tháng 11.2014, xã đã hoàn thành dồn điền đổi thửa và giao ruộng cho tất cả các thôn. Số thửa bình quân của mỗi hộ còn 1,78 thửa.
Không chỉ thế, xã còn vận động nhân dân hiến hơn 20ha đất để quy hoạch các công trình công ích.
Việc xã Toàn Thắng được công nhận là xã đạt chuẩn NTM sẽ là tiền đề, sự cổ vũ để các xã khác trong huyện về đích NTM. Thời gian tới, xã tiếp tục duy trì và nâng cao chất lượng các tiêu chí đã đạt được, giữ vững vị trí đi đầu trong phong trào xây dựng NTM của huyện Tiên Lãng.
Theo Vũ Tiến Minh (Nông Nghiệp Việt Nam)
Bất tiện cầu phao qua sông Hàn
30 năm qua, người dân hai huyện ngoại thành là Vĩnh Bảo và Tiên Lãng của TP.Hải Phòng vẫn phải đi lại bằng 2 cây cầu phao xuống cấp và lạc hậu bắc qua sông Hàn.
Cây cầu phao xuống cấp, nguy hiểm nhưng người dân vẫn phải sử dụng để qua song - Ảnh Lê Tân
Cầu phao Đăng (được dựng năm 1990) nối liền xã Kiến Thiết, H.Tiên Lãng với xã Tam Đa, H.Vĩnh Bảo và cầu phao Hàn (xây dựng năm 1980) nối xã Kiến Thiết với xã Hòa Bình, H.Vĩnh Bảo. Hai cầu phao này nối liền các tuyến đường 351, 352, 354, 402 với QL37, QL 10 và là con đường nhanh nhất từ nội thành Hải Phòng đi Thái Bình.
Tuy nhiên sau nhiều năm sử dụng, cầu đã xuống cấp, gây khó khăn cho việc đi lại của người dân. Cả hai cầu phao được ghép bằng những chiếc đò cũ, trên mặt ghép tôn sắt, gỗ rất ọp ẹp và mất an toàn. Đó là chưa nói, khi đi qua 2 cầu phao này người dân phải đóng phí, mỗi lượt xe máy là 4.000 đồng - 7.000 đồng. Riêng ô tô thì mua vé tùy theo chỗ ngồi và tải trọng.
Do đôi đường cách trở nên những người phải qua sông làm việc gặp rất nhiều tình huống éo le. Ông Nguyễn Trần Cần, Giám đốc Điện lực H.Vĩnh Bảo kể: "Có lần bão về Hải Phòng, lưới điện bị sự cố, tôi phải đi từ nhà ở Kiến An vào Vĩnh Bảo xử lý, nhưng đi đến cầu phao mới biết không được qua cầu vì mưa gió nguy hiểm, lại phải vòng lại đi đường khác".
Trao đổi với PV Thanh Niên, ông Vũ Văn Nhân, Chủ tịch UBND xã Kiến Thiết (H.Tiên Lãng) cho biết: "Khi thời tiết xấu, người dân thường không dám qua các cầu phao mà phải quay lại đi đường vòng xa hơn 10 km để về nhà. Có người ngại đi xa lại gọi đò ngang chở qua sông, rất nguy hiểm".
Còn ông Lê Đức Thuận, Chủ tịch xã Tam Đa (H.Vĩnh Bảo) cho rằng: "Khổ nhất là công nhân. Hai huyện đều có những khu công nghiệp lớn thu hút hàng nghìn lao động. Ngày nào họ cũng phải qua cầu 2 lần như vậy, mỗi tháng phải phát sinh thêm mấy trăm nghìn tiền vé".
Không chỉ có giao thông đường bộ bị ảnh hưởng, giao thông đường thủy cũng gần như bị ngưng trệ. Lãnh đạo các xã Kiến Thiết, Tam Đa, Hòa Bình đều cảm thấy rất bế tắc trước việc tìm hướng cho bến tàu thủy tồn tại từ rất lâu ở sông Hàn đang "sống dở chết dở" vì hai cầu phao này. Theo đó, hai cầu phao như cái barie chắn ngang dòng sông. Tàu thuyền ra vào phải được sự cho phép của đơn vị quản lý cầu, phải mất phí đóng cầu và hầu như chỉ được lưu thông vào ban đêm.
Trao đổi với Thanh Niên, ông Mai Xuân Phương, Phó giám đốc Sở GTVT Hải Phòng cho biết, TP. Hải Phòng và Bộ NN-PTNT đã có quy hoạch xây cầu Hàn và đập tràn thủy lợi thay thế cho hai cầu phao này. Tuy nhiên chưa rõ bao giờ mới có thể thực hiện dự án.
Lê Tân
Theo Thanhnien
Bà hỏa thiêu rụi ngôi chùa hơn 300 năm tuổi Chiều 28.8, UBND xã Tiên Minh, huyện Tiên Lãng, TP.Hải Phòng đã họp bàn cách khắc phục hậu quả vụ cháy chùa Long Sơn hơn 300 tuổi thuộc thôn Phương Đôi, xã Tiên Minh. Những pho tượng cổ trong chùa đã bị ngọn lửa làm tổn hại Vụ cháy xảy ra tối ngày 26.8, nghi do chập điện. Bà Đoàn Thị Mịn (59...