Xã đầu tiên cán đích nông thôn mới kiểu mẫu của tỉnh Quảng Nam có gì đặc biệt?
Sau khi được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới (NTM) năm 2014, Đảng bộ, chính quyền xã Đại Hiệp (Đại Lộc – Quảng Nam) đã phát huy tinh thần đoàn kết, sáng tạo; tranh thủ thời cơ, thuận lợi; khắc phục mọi khó khăn thách thức; có nhiều cách làm hay, sáng tạo, thành quả là xã đã cán đích xã NTM kiểu mẫu năm 2020.
“Bức tranh” Đại Hiệp ngày càng tươi mới
Ông Đỗ Thanh Cảng – Chủ tịch UBND xã Đại Hiệp cho biết, xác định xây dựng NTM là quá trình thường xuyên, liên tục, có điểm khởi động nhưng không có điểm kết thúc. Vì vậy, ngay sau khi được công nhận xã đạt chuẩn NTM nâng cao năm 2019, Ban chỉ đạo xây dựng NTM của xã đã định hướng việc duy trì giữ vửng và nâng cao chất lượng các tiêu chí đã đạt. Nhờ đó, Đại Hiệp đã hái “quả ngọt”, là xã đầu tiên của tỉnh Quảng Nam cán đích xã NTM kiểu mẫu năm 2020.
Ông Đỗ Thanh Cảng – Chủ tịch UBND xã Đại Hiệp nhận bằng công nhận xã đạt chuẩn NTM kiểu mẫu năm 2020. Ảnh: Trần Hậu.
Giai đoạn 2015-2020, kinh phí được phê duyệt tại Đề án nâng cao các tiêu chí và xây dựng xã NTM nâng cao và kiểu mẫu là 17.903 triệu đồng. Tổng kinh phí đã huy động thực hiện đến cuối năm 2020 là 61.420 triệu đồng, trong đó: Ngân sách Trung ương, tỉnh là 10.210 triệu đồng, ngân sách huyện là 18.800 triệu đồng, ngân sách xã là 16.350 triệu đồng, nhân dân đóng góp 9.827 triệu đồng, doanh nghiệp đóng góp 6.314 triệu đồng.
“Bước chuyển mình trong thời gian qua của xã Đại Hiệp là rất rõ rệt. Tuy nhiên, để đưa xã Đại Hiệp trở thành đô thị loại V vào năm 2030 đối với địa phương vẫn còn rất nhiều việc cần làm. Vì thế, thời gian tới, xã tiếp tục kêu gọi đầu tư, vận động mọi nguồn lực để đầu tư cở sở hạ tầng, đặc biệt là quy hoạch các khu dân cư. Bên cạnh đó, xã cũng kêu gọi các nhà đầu tư tiếp tục đến với Đại Hiệp để đầu tư kinh doanh, nhằm chuyển dịch cơ cấu lao động, tăng thu nhập cho bà con nhân dân…”, ông Đỗ Thanh Cảng – Chủ tịch UBND xã Đại Hiệp nói.
Về xã Đại Hiệp hôm nay, dấu ấn đáng chú ý là cơ sở hạ tầng được đầu tư xây dựng ngày càng hoàn thiện. Đến nay, đường giao thông nông thôn, giao thông nội đồng đã bêtông hóa đạt 100%; tỷ lệ hộ dùng điện an toàn đạt 100%; tỷ lệ hộ sử dụng nước hợp vệ sinh đạt 100%. Bên cạnh giao thông, các công trình phục vụ dân sinh khác như nhà văn hóa thôn, các khu thể thao, trạm y tế, trường học, chợ… đã được địa phương quan tâm đầu tư, tất cả tạo nên “bức tranh Đại Hiệp” nhiều màu sắc tươi mới.
Hạ tầng hoàn thiện, xã Đại Hiệp (Đại Lộc, Quảng Nam) hướng đến đô thị loại V vào năm 2030. Ảnh: Trần Hậu.
Toàn xã có 7/7 thôn đều có nhà văn hóa và được đầu tư nâng cấp, xây mới khang trang; 7/7 thôn có khu thể thao, các thôn đều có kế hoạch và tổ chức hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể dục thể thao.
Đến nay, Đại Hiệp giữ vững danh hiệu xã văn hóa NTM, xã NTM, xã NTM nâng cao, và vừa được công nhận xã NTM kiểu mẫu năm 2020, có 4/7 khu dân cư đạt danh hiệu “Khu dân cư NTM kiểu mẫu”, các trường học, trạm y tế đều đạt chuẩn quốc gia theo quy định. Đảng bộ xã đạt trong sạch vững mạnh nhiều năm liền, Mặt trận tổ quốc, các đoàn thể chính trị – xã hội của xã đều đạt vững mạnh.
Video đang HOT
Trường học ở Đại Hiệp được xây dựng khang trang. Ảnh: Trần Hậu.
“Từ khi có chủ trương xây dựng NTM, bản thân tôi cũng như bà con rất đồng tình hưởng ứng, tự nguyện hiến đất ở và dỡ bỏ tường rào cổng ngõ, cây cối, để cùng chính quyền địa phương xây dựng các công trình giao thông, giờ đây thì thấy xóm làng đổi mới ở nhiều lĩnh vực, đời sống người dân ngày càng sung túc, chúng tôi phấn khởi lắm…”, ông Phạm Văn Lành – một người dân ở thôn Phú Hải vui mừng nói.
Đời sống người dân sung túc, Đại Hiệp hướng đến đô thị loại V
Xã Đại Hiệp có vị trí địa lý nằm về phía Đông Bắc của huyện Đại Lộc, phía Bắc giáp xã Hòa Khương, huyện Hòa Vang, TP Đà Nẵng; phía Nam và phía Tây giáp thị trấn Ái Nghĩa huyện Đại Lộc; phía Đông giáp xã Điện Tiến, thị xã Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam là cơ sở để Đại Hiệp phát triển kinh tế toàn diện, nhất là công nghiệp – thương mại dịch vụ.
Công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp và thương mại dịch vụ là điểm sáng trong phát triển kinh tế của địa phương. Ảnh: Trần Hậu.
Tốc độ tăng trưởng kinh tế trung bình giai đoạn 2015-2020 là 16,66%. Tổng giá trị sản xuất của xã năm 2020 ước đạt 1.450,7 tỷ đồng. Trong đó, công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp đạt 1.079,4 tỷ đồng, chiếm 74,4%; thương mại – dịch vụ đạt 314,4 tỷ đồng, chiếm 21,6 %; nông nghiệp đạt 56,9 tỷ đồng, chiếm 4%. Thu nhập bình quân đầu người năm 2020 đạt 45,2 triệu đồng/người/năm, xã không còn hộ nghèo.
Ông Cảng cho biết, Đại Hiệp xác định công nghiệp – thương mại dịch vụ là điểm mạnh trong phát triển kinh tế xã hội tại địa phương. Những năm qua, công tác quảng bá, kêu gọi đầu tư được quan tâm, đã thu hút được 6 chủ dự án đến tìm hiểu, khảo sát để đầu tư. Đã có 2 dự án hoạt động ổn định với tổng vốn đăng ký trên 60 tỷ đồng.
Các Khu dân cư NTM kiểu mẫu, tuyến đường kiểu mẫu đã tô thêm vẻ đẹp cho Đại Hiệp hôm nay. Ảnh: Trần Hậu.
Hiện nay, Đại Hiệp có 42 công ty, 7 hợp tác xã dịch vụ và 32 tổ hợp tác, 350 cơ sở sản xuất kinh doanh đang hoạt động hiệu quả. Tỷ lệ lao động có việc làm thường xuyên đạt 100%.
Hoạt động thương mại dịch vụ cơ bản đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế – xã hội, hiện có 120 cơ sở kinh doanh, tăng 50 cơ sở so với cuối năm 2015. Chợ Đại Hiệp và các điểm bán lẻ đa dạng, phong phú về hàng hóa, phục vụ tốt nhu cầu tiêu dùng của người dân. Các loại hình dịch vụ vận tải, xăng dầu, ăn uống,… được mở rộng về quy mô, nâng cao về chất lượng phục vụ.
Sản phẩm nấm sò Đại Hiệp của Hợp tác xã Nông nghiệp Tân Phú Quý đã được UBND tỉnh Quảng Nam công nhận đạt chuẩn OCOP 3 sao cấp tỉnh năm 2019. Ảnh: Trần Hậu.
Trên lĩnh vực nông nghiệp xã quy hoạch vùng chuyên canh 120ha lúa với năng suất, chất lượng, hiệu quả cao; quy hoạch hơn 100ha thu hút ngành nông nghiệp chất lượng cao. Xã cũng phát triển chăn nuôi tập trung vào loại hình gia trại. Toàn xã có 18 gia trại, trong đó có 13 trại gà công nghiệp quy mô 1.000 con trở lên, còn lại chủ yếu là chăn nuôi heo, bò, vịt, chim bồ câu Pháp, ba ba, dê, cá…
Hà Tĩnh phấn đấu đạt chuẩn nông thôn mới giai đoạn 2021-2025
Hà Tĩnh phấn đấu đến năm 2025, 13/13 đơn vị cấp huyện của tỉnh đạt chuẩn nông thôn mới, trong đó có ít nhất 3 huyện đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao; huyện Nghi Xuân đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu, điển hình về văn hóa gắn với phát triển du lịch.
Đồng thời, 100% số xã đạt chuẩn nông thôn mới, trong đó, ít nhất 50% số xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao; có trên 10% số xã đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu.
Phấn đấu xây dựng tỉnh Hà Tĩnh đạt chuẩn nông thôn mới trong giai đoạn 2021-2025 (Nguồn ảnh: KL)
Nhiều kết quả nổi bật trong xây dựng nông thôn mới
Theo Nghị quyết số 04-NQ/TU của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Hà Tĩnh về tập trung lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Đề án "Thí điểm xây dựng tỉnh Hà Tĩnh đạt chuẩn nông thôn mới, giai đoạn 2021-2025", những năm qua, các cấp ủy đảng, chính quyền trên địa bàn tỉnh đã tập trung lãnh đạo, chỉ đạo, huy động sự vào cuộc đồng bộ của hệ thống chính trị, phát huy vai trò chủ thể của người dân để triển khai thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới. Qua đó, đã đạt được nhiều kết quả quan trọng, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo quốc phòng, an ninh, xây dựng hệ thống chính trị vững mạnh. Diện mạo nông thôn có nhiều khởi sắc, đời sống vật chất, tinh thần của người dân nông thôn được nâng lên.
Tính đến nay, Hà Tĩnh đã có 171/182 xã (tỷ lệ 94%) đạt chuẩn nông thôn mới, 19 xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao, 2 xã nông thôn mới kiểu mẫu, 747 khu dân cư nông thôn mới kiểu mẫu, 7.244 vườn mẫu đạt chuẩn; 8/13 huyện, thành phố, thị xã đạt chuẩn, hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới.
Bên cạnh đó, hạ tầng khu vực nông thôn trên địa bàn tỉnh được quan tâm đầu tư, xây dựng, nâng cấp. Kinh tế nông thôn tăng trưởng khá. Việc thực hiện tái cơ cấu ngành nông nghiệp trên địa bàn tỉnh đạt được nhiều kết quả quan trọng; công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, thương mại, dịch vụ có bước phát triển; giáo dục, y tế, văn hóa, xã hội chuyển biến tích cực; các tiến bộ khoa học - công nghệ được áp dụng vào sản xuất, kinh doanh, nâng cao năng suất lao động.
Với những kết quả đạt được đến nay, Hà Tĩnh đã được Thủ tướng Chính phủ, Ban Chỉ đạo Trung ương Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới chọn thí điểm xây dựng tỉnh đạt chuẩn nông thôn mới giai đoạn 2021 - 2025.
Phấn đấu xây dựng Hà Tĩnh đạt chuẩn nông thôn mới giai đoạn 2021-2025
Xây dựng tỉnh Hà Tĩnh đạt chuẩn nông thôn mới giai đoạn 2021 - 2025 được xác định là nhiệm vụ chính trị trọng tâm của địa phương. Chính vì vậy, Hà Tĩnh sẽ gắn kết chặt chẽ, đồng bộ, thống nhất giữa nhiệm vụ xây dựng tỉnh nông thôn mới với nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo quốc phòng - an ninh theo định hướng các nhiệm vụ trọng tâm, chương trình trọng điểm, các đột phá chiến lược đã được đại hội Đảng các cấp nhiệm kỳ 2020 - 2025 đề ra. Trong đó, việc tập trung phát triển kinh tế, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho Nhân dân được xem là nội dung cốt lõi, trọng tâm của mục tiêu xây dựng tỉnh đạt chuẩn nông thôn mới.
Theo đó, Hà Tĩnh phấn đấu đến năm 2025, 13/13 đơn vị cấp huyện của tỉnh đạt chuẩn nông thôn mới, trong đó có ít nhất 3 huyện đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao; huyện Nghi Xuân đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu, điển hình về văn hóa gắn với phát triển du lịch. Đồng thời, 100% số xã đạt chuẩn nông thôn mới, trong đó, ít nhất 50% số xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao; có trên 10% số xã đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu.
Hà Tĩnh đặt mục tiêu, đến năm 2025, thu nhập bình quân đầu người khu vực nông thôn đạt tối thiểu 60 triệu đồng/người/năm; tốc độ tăng trưởng bình quân ngành nông, lâm, thủy sản đạt 3%/năm; có ít nhất trên 200 sản phẩm, dịch vụ đạt chuẩn OCOP cấp tỉnh, trong đó có 20% số sản phẩm đạt 4 sao, trên 5% số sản phẩm đạt 5 sao.
Ngoài ra, tỷ lệ người dân tham gia bảo hiểm y tế đạt trên 95%; tỷ lệ hộ nghèo đa chiều giảm bình quân mỗi năm trên 1,5%. Tối thiểu 95% lượng chất thải rắn phát sinh trên địa bàn được phân loại, thu gom và xử lý đúng quy định; trên 80% số hộ gia đình có nước thải sinh hoạt được xử lý bằng các biện pháp phù hợp,...
Để hiện thực hóa các mục tiêu trên, Tỉnh ủy Hà Tĩnh cho biết, địa phương sẽ tập trung thực hiện tái cơ cấu ngành nông nghiệp, nâng cao giá trị gia tăng; phát triển kinh tế nông thôn bền vững gắn với bảo vệ môi trường và thích ứng với biến đổi khí hậu. Đẩy mạnh phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, thương mại, dịch vụ và các ngành nghề có lợi thế. Đi liền với đó, phát triển các sản phẩm chủ lực có tiềm năng của tỉnh theo hướng đẩy mạnh liên kết sản xuất theo chuỗi giá trị, lấy doanh nghiệp, hợp tác xã làm hạt nhân phát triển; ưu tiên thúc đẩy chế biến sâu, bảo quản, kết nối với chuỗi cung ứng, hình thành nhóm sản phẩm chủ lực theo 3 cấp độ: quốc gia, cấp tỉnh và đặc thù vùng, miền; phấn đấu có một số sản phẩm nông nghiệp đủ điều kiện để xuất khẩu.
Đáng chú ý, Hà Tĩnh sẽ chú trọng hoàn thiện các tiêu chí cấp tỉnh, trong đó quan tâm ưu tiên phát triển các hạ tầng trọng yếu, đảm bảo kết nối đồng bộ, hài hòa giữa phát triển công nghiệp với nông nghiệp, giữa đô thị và nông thôn, giữa vùng khó khăn với vùng động lực phát triển, nhất là hạ tầng giao thông, thủy lợi, điện, viễn thông. Xây dựng, nâng cấp các công trình cấp nước sinh hoạt tập trung và khẩn trương đầu tư xây dựng mới, nâng cấp hệ thống xử lý rác thải sinh hoạt có công nghệ hiện đại và xử lý nước thải sinh hoạt theo quy mô phù hợp. Đẩy mạnh xây dựng cảnh quan môi trường sáng - xanh - sạch - đẹp, góp phần phát triển nông thôn thành các vùng quê "trù phú, hòa thuận, văn minh, an toàn".
Hà Tĩnh sẽ tập trung thực hiện chuyển đổi số, kinh tế số, nghiên cứu xây dựng mô hình xã nông thôn mới sinh thái, thông minh, khu dân cư sinh thái, thông minh. Đồng thời, chú trọng nâng cao chất lượng y tế, giáo dục và xây dựng môi trường văn hóa - xã hội lành mạnh.
Nhằm thực hiện mục tiêu, Hà Tĩnh sẽ tập trung ban hành các cơ chế, chính sách phù hợp theo hướng tạo động lực, ưu tiên cho các địa phương chưa đạt chuẩn; tập trung xây dựng huyện nông thôn mới nâng cao, huyện nông thôn mới kiểu mẫu. Đặc biệt, phát huy sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị; phát huy vai trò của Mặt trận Tổ quốc, các tổ chức chính trị - xã hội và Nhân dân trong xây dựng nông thôn mới. Tiếp tục đổi mới phương thức lãnh đạo của cấp ủy và sự quản lý, điều hành của chính quyền các cấp; kiện toàn hệ thống ban chỉ đạo, tổ công tác các cấp, các sở, ngành đảm bảo thống nhất trong chỉ đạo từ tỉnh đến cơ sở.
Chú trọng bồi dưỡng, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ các cấp, nhất là cán bộ cơ sở. Đổi mới, tạo bước đột phá về công tác cán bộ, nhất là việc điều động, luân chuyển, bố trí cán bộ có năng lực, tâm huyết, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong giai đoạn mới. Ngoài ra, tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động để Nhân dân nhận thức đúng đắn, đầy đủ về vai trò chủ thể trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn, chủ thể của chương trình xây dựng nông thôn mới...
Thủy điện Trà Leng 2 được điều chỉnh sử dụng đất gần gấp đôi ban đầu UBND tỉnh Quảng Nam chấp thuận điều chỉnh chủ trương đầu tư của dự án thủy điện Trà Leng 2, trong đó tăng diện tích sử dụng đất từ 26,22 ha lên 42,53 ha. Chiều 11.12, Văn phòng UBND tỉnh Quảng Nam cho biết Phó chủ tịch UBND tỉnh Hồ Quang Bửu đã ký và ban hành quyết định chấp thuận điều chỉnh...