Xả chất thải xuống hồ
“ Chuyên thông tắc, hút bể phốt. Liên hệ số…”, những mẩu thông tin kiểu này xuất hiện nhan nhản tại các mục rao vặt, hoặc trên đường phố Hà Nội. Điều ít ai để ý là chất thải hầm cầu, bể phốt này sẽ đi đâu sau khi được hút.
Một xe bồn hút hầm cầu chuẩn bị xả thải ra hồ Yên Sở (Q.Hoàng Mai, Hà Nội)
Một chiếc xe bồn hút chất thải hầm cầu trên đường Nguyễn Trãi
Hút chất thải bể phốt tại đường Bưởi vào buổi tối
Phóng viên Thanh Niên đã mất nhiều ngày bí mật theo dõi những chiếc xe bồn hút hầm cầu cả ngày lẫn đêm để thấy rõ được mánh khóe qua mặt cơ quan chức năng, cũng như mối nguy hại tiềm ẩn từ việc đổ trộm chất thải vệ sinh ra môi trường. Có một điểm chung rất dễ nhận thấy từ những chiếc xe hút chất thải hầm cầu này, đó là đều được sơn dòng chữ đại loại như: “Công ty vệ sinh môi trường đô thị Hà Nội”, “Xe vệ sinh môi trường đô thị Hà Nội” kèm số điện thoại di động, thay vì số để bàn.
Nở rộ
Sông Hồng lãnh đủ
Cũng trong thời gian này, chúng tôi lần lượt bám theo một loạt các xe hút chất thải hầm cầu mang biển số: 30K- 66…, 31F-07…, 31F- 28…, 29X-37…, 29C-117…, 29C-037… và thông thường, khi chất thải bể phốt đầy bình chứa với khối lượng 4 – 5 m3, tài xế mới đánh xe đi đổ trộm. Thường họ đợi đến tầm 22 – 23 giờ là đánh thẳng xe ra những khu đô thị vắng người qua lại, những khu đất bỏ hoang, thiếu đèn đường hoặc ở các hệ thống cống “hàm ếch” ven đường, các ao hồ ở vùng ven ngoại thành Hà Nội… xả tự do ra môi trường. Thủ thuật quen thuộc nhất là dừng xe ngay bên bờ các sông như sông Hồng, Nhuệ, Tô Lịch, Lừ, Sét… để xả thẳng phân xuống. Ngoài ra, họ còn khoan lỗ phía dưới téc xe, sau đó đỗ đúng ngay miệng cống và chờ dịp thuận tiện sẽ xả thẳng chất thải xuống cống.
Lấy lý do hầm cầu của khu tập thể bị tắc, tôi bấm theo số điện thoại dán ở đầu ngõ 77, đường Bờ Sông (P.Quan Hoa, Q.Cầu Giấy). Người đàn ông phía đầu máy bên kia quảng cáo: “Anh làm dịch vụ giá rẻ nhất rồi đấy, chỉ với 400.000 đồng/m3 thôi. Đợi 15 phút anh sẽ cho công nhân đến”. Thấy tôi còn chần chừ, người nghe máy xưng là chủ công ty mồi thêm: “Công ty của anh lúc nào cũng có 3 – 4 xe lớn loại 4 m3 luôn sẵn sàng. Khu nhà em muốn hút bao nhiêu cũng được”. Tôi bảo để tham khảo thêm giá ở các mối khác rồi dập máy. Ít phút sau, điện thoại của tôi liên tục có số máy lạ gọi đến và tự xưng là nhân viên của Công ty vệ sinh môi trường đô thị Hà Nội chuyên làm dịch vụ thông tắc, hút hầm cầu. Mặc dù tôi chối khéo: “Có xe đang hút rồi”, ông chủ vẫn cố mồi chài: “Xe bọn nó là bọn nào thế. Chẳng có chỗ nào rẻ hơn đâu. Anh bớt cho em 50.000 đồng. Em cho anh địa chỉ, anh nói thợ cho xe đến hút tất”. Tiếp tục điện thoại thêm nhiều số, chúng tôi đều bắt gặp tình trạng cò kè, mặc cả.
Video đang HOT
Qua tìm hiểu, trên địa bàn TP.Hà Nội hiện có trên 100 cơ sở, công ty tư nhân với hàng trăm xe chuyên dụng hút hầm cầu. Loại dịch vụ này được quảng cáo, tiếp cận thị trường bằng cách dán thông tin ở các bức tường, gốc cây, trạm điện thoại, trên nhiều trang mạng: thongcong24h.vn, hutbephot.asia, hutbephothanoi.net…
Ông Hưng (ngụ xã Liên Hồng, H.Đan Phượng, TP.Hà Nội), chủ một cơ sở với 6 nhân công, 3 xe chuyên dụng hút hầm cầu, tiết lộ chỉ tính riêng ở xã ông đã có hơn 50 hộ gia đình rủ nhau mở công ty làm dịch vụ thông tắc, hút hầm cầu. Nếu chịu khó làm ăn thì cũng thu lãi tiền triệu mỗi ngày.
Xả thải khắp nơi
Phóng viên Thanh Niên đã nhiều ngày đêm bí mật bám theo các xe bồn từ lúc hút cho đến khi đem đi xả thải. Chúng tôi đặc biệt chú ý bám theo xe mang biển số 29C-165…, bởi ngày nào cũng có khách gọi hoạt động đều đặn đến tận khuya mới nghỉ. Lân la làm quen, tôi bắt chuyện với một thanh niên tên K. (19 tuổi, quê Thái Bình) – làm việc trên chiếc xe này. Mới đầu, K. tự xưng là nhân viên môi trường đô thị thành phố, nhưng cuối cùng cũng lộ ra là người làm thuê cho công ty tư nhân chuyên làm dịch vụ thông tắc cống, hút hầm cầu có cơ sở ở Q.Cầu Giấy.
K. nói: “Làm nghề này không có giờ giấc cố định, miễn là trong địa bàn Hà Nội, khách có nhu cầu gọi giờ nào bọn em cũng đến. Trường hợp nhà dân sâu tít trong ngõ, xe không vào được thì luồn ống dài cả trăm mét tới. Có hôm đông khách, bọn em hút tới cả chục nhà. Còn trung bình có khoảng 3 – 4 lượt hút mỗi ngày”. K. kể, hiện công ty có 4 xe chuyên dụng chuyên đi hút hầm cầu, thuê 6 người phục vụ, mức lương hơn 4 triệu đồng/tháng. Khi tôi dò hỏi xe đổ chất thải này ở đâu thì ngay lập tức K. lảng tránh sang chuyện khác.
18 giờ 45 phút, sau khi tiếp nhiên liệu ở cây xăng trên đường Nguyễn Phong Sắc, chiếc xe này lòng vòng qua đường Bưởi, phố Kim Mã, rẽ qua Hai Bà Trưng, sau đó chạy vào phố Tràng Thi rồi dừng lại hút chất thải bể phốt cho 2 hộ gia đình ở phố Quán Sứ (Q.Hoàn Kiếm). 21 giờ 15 phút, chiếc xe vòng qua Lê Duẩn, Xã Đàn, Tây Sơn rồi đâm ra Nguyễn Trãi, tạt vào ngõ Triều Khúc dừng lại hút hầm cầu nhà 28 tại phố này (Q.Thanh Xuân). Đến 22 giờ 20 phút, xe 29C-165… từ từ lùi ra khỏi ngõ, phóng bạt mạng theo đường vành đai 3.
Đêm đó, chiếc xe này không đưa chất thải đi đổ ngay, mà bất ngờ về bãi gửi xe. Lý do sau đó được chúng tôi phát hiện, vì xe chưa hút đầy bồn chứa. Ngày hôm sau, chiếc xe bồn này hút tiếp hầm cầu 4 nhà trên phố. Và như thường lệ, đợi đến 22 giờ 30 phút, dân “phốt tặc” lại làm công việc quen thuộc: đổ trộm chất thải. Đêm đó, sau khi dừng hút chất thải hầm cầu cho một nhà dân nằm sâu trong ngõ Vũ Thạnh (Q.Đống Đa), chiếc xe bồn chạy thẳng hướng khu đô thị mới Nam Trung Yên thuộc địa bàn P.Trung Hòa, Q.Cầu Giấy.
Gần tới nơi, chiếc xe chạy chầm chậm, rẽ vào đoạn đường tối om, lởm chởm ngổn ngang toàn gạch đá, xung quanh chỉ có những tấm tôn bao quanh khu đô thị cao vút đang xây dựng dở dang. Tài xế tỏ ra thuộc đường, nhấn ga leo dốc tới bãi đất công trường bỏ hoang, phía trước cỏ dại mọc um tùm. Xe dừng, ánh đèn pha vụt tắt. Cửa mở, 3 thanh niên bước xuống, đảo mắt lia lịa nhìn quanh xem có động tĩnh gì không, rồi thoăn thoắt kéo van xả thải nằm phía đuôi xe. Cứ thế, chất thải ồng ộc đổ xuống bãi đất hoang, mùi hôi thối, xú uế bốc lên nồng nặc. Gần 30 phút sau, chiếc xe bồn lùi đuôi khỏi bãi đất hoang.
Theo TNO
Có tiếng "làng ung thư": Trai làng ế vợ
"Tội lắm các chú ạ, đám con gái ở nơi khác vẫn thường xuyên "đu đưa" qua lại với đám trai làng tôi, nhưng yêu thôi, chứ bảo cưới xin rồi về làm dâu là đứa nào cũng... chạy mất dép. Hàng chục thằng con trai trong làng lớn tồng ngồng ra rồi mà đã có đứa nào lấy được vợ đâu", cụ Lê Văn Hạnh, 68 tuổi, Khu 8, xã Thạch Sơn (Lâm Thao, Phú Thọ) cho biết.
"Tự hào gì cái danh hiệu làng ung thư"
Vừa tiếp chuyện chúng tôi, cụ Lê Văn Hạnh vừa phải lấy tay che mũi vì mùi hôi nồng nặc của khói thải bao trùm lên không khí nơi đây. Cụ Hạnh nói như giải thích với chúng tôi: "Ngày nào cũng như ngày nào, mùi khói thải vẫn thế đấy các chú ạ. Hôm nào mà mất điện thì mùi còn nồng nặc hơn nhiều".
Sinh ra và lớn lên tại xã Thạch Sơn (Lâm Thao, Phú Thọ), cụ Lê Đức Hạnh cho biết tính đến nay đã 68 tuổi nhưng chính cụ cũng không còn nhớ là xã Thạch Sơn quê mình đã có bao nhiêu người chết vì căn bệnh quái ác ung thư. Con số tính toán và thống kê được đó là những người được phát hiện và điều trị tại bệnh viện, bệnh viện lưu lại hồ sơ bệnh án, chứ những trường hợp "lặng lẽ mắc bệnh, lặng lẽ ra đi" thì nhiều lắm.
Vừa trò chuyện, cụ Lê Văn Hạnh vừa phải lấy tay che kín mặt mũi vì mùi hôi nồng nặc
"Giờ chúng tôi đi đâu nói đến Thạch Sơn là ai ai cũng biết. Cả tỉnh biết, cả nước biết. Thỉnh thoảng đi xa, nói quê quán, ai người ta cũng nhìn mình rồi hỏi: "Bác là người làng ung thư à?". Người ta thì tự hào về làng quê mình là làng văn hóa, làng cổ, làng truyền thống anh hùng, làng làm kinh tế giỏi, còn quê mình thì bị mang tiếng là... "làng ung thư". Chúng tôi đâu có tự hào gì về cái "danh hiệu bất đắc dĩ" ấy, khổ lắm các chú ạ", cụ Hạnh nói.
Đếm đốt ngón tay, cụ Hạnh nhẩm tính, chỉ riêng từ năm 2000 đến nay, chỉ riêng Khu 8 (xã Thạch Sơn) của cụ đã phải tiễn đưa hơn chục người chết vì mắc bệnh ung thư, còn cả xã Thạch Sơn thì chắc còn nhiều nữa. Nhiều người tuổi chưa đầy bốn mươi.
"Có 3 môi trường là đất, nước và không khí thì đều bị nhiễm độc cả, không mắc bệnh ung thư mới là lạ. Người xấu số mắc bệnh rồi chết đã khổ là một lẽ, đằng này đến cả người đang sống cũng khổ, cũng không biết chết lúc nào. Cả làng tôi, khoảng hai ba chục năm trở lại đây chưa có cụ nào mừng thọ tuổi 80 cả", cụ Hạnh cho biết.
Trai "làng ung thư"... ế vợ
Ngoài ra, theo cụ Hạnh, vì xã Thạch Sơn bị mang tiếng là "xã ung thư" mà con trai làng cụ bị... ế vợ. Cụ Hạnh cho biết, có lần cháu trai của cụ đưa người yêu đến nhà chơi, lúc cụ rót nước mời thì cô gái nhất quyết không uống mà lấy từ túi xách ra chai nước khoáng để uống. Cụ gặng hỏi thì cô gái mới bẽn lẽn giải thích: "Vì cháu sợ nước ở đây nhiễm độc hóa chất, uống vào sẽ mắc bệnh ung thư" (!)
"Tội lắm các chú ạ, đám con gái ở nơi khác cũng vẫn thường xuyên "đu đưa" qua lại với đám trai làng tôi, nhưng yêu thôi, chứ bảo cưới xin rồi về làm dâu làng tôi là đứa nào cũng... bỏ chạy mất dép. Hàng chục thằng con trai trong làng lớn tồng ngồng ra rồi mà đã có đứa nào lấy được vợ đâu.
Xã Thạch Sơn được cho là xã có kinh tế khá phát triển, đời sống kinh tế của người dân tương đối ổn định song hiện nay rất nhiều người bỏ quê ra đi để... "tị nạn" vì ô nhiễm môi trường.
Đám con gái nơi khác thì bảo đám trai làng tôi rằng cưới em thì hoặc anh ở rể, hoặc mua đất làm nhà nơi khác để sống, chứ về xã về làng anh thì em không về đâu, sợ lắm. Các chú tính, ở rể thì đâu phải thằng con trai nào cũng chịu, mà mua đất nơi khác thì tiền ở đâu ra, thành ra cuối cùng có đám yêu nhau hàng 3 - 4 năm rồi lại chia tay là vì thế", cụ Hạnh tâm sự.
"Nếu nói về mặt bằng chung kinh tế thì làng tôi và cả xã Thạch Sơn này gần như hơn hẳn các làng xã khác trong tỉnh Phú Thọ. Việc làm và thu nhập của người dân quê tôi khá ổn định. Nhưng không phải vì thế mà đám con gái nơi khác chịu về làm dâu đâu, họ vẫn nơm nớp lo sợ đấy. Các cụ ta ngày xưa thường hay bảo: "Yêu nhau tam tứ núi cũng leo", nhưng đó là nói về khoảng cách địa lý thôi, chứ đụng đến vấn đề sức khỏe, tính mạng con người thì ai mà chẳng sợ, tình yêu mà gặp ung thư thì cũng... "tắt điện" thôi các chú ạ", cụ Hạnh cười.
Cụ Hạnh cho biết, ngay như người cháu trai của cụ, dù ở quê vẫn nhiều việc làm phù hợp và thu nhập cũng khá, nhưng ngay sau khi cưới vợ xong, hai vợ chồng vẫn quyết định "ly hương", vào thành phố Hồ Chí Minh để lập nghiệp.
"Vợ chồng chúng nó bảo: Chúng cháu cũng muốn ở quê lắm, nhưng mà không thể được. Làng mình giờ ô nhiễm như thế, đời bố mẹ, ông bà đã gánh chịu, giờ đến lượt con cái chúng cháu sinh ra nữa thì biết tính sao... Nghe vợ chồng nó nói mà tôi ứa nước mắt ra các chú ạ. Có ở đâu khổ như cái làng tôi không, có làng, có nhà mà nhiều người vẫn phải bỏ quê mà đi...", cụ Hạnh ngậm ngùi.
Đa số chết vì bệnh ung thư phổi
Ông Trần Hữu Dục (sinh năm 1962, trú tại Khu 7, xã Thạch Sơn, Lâm Thao, Phú Thọ), bác sĩ Bệnh viện Lao Phú Thọ: Mỗi năm, Bệnh viện Lao Phú Thọ tiếp nhận hàng trăm lượt bệnh nhân đến khám và điều trị, chủ yếu là mắc bệnh lao và những bệnh liên quan đến đường hô hấp.
Ngay ở quê tôi, số lượng người bị mắc bệnh lao cũng đang ngày một gia tăng. Trong số những người ở xã Thạch Sơn bị chết vì mắc bệnh ung thư các loại trong những năm qua thì tỉ lệ chết vì mắc bệnh lao phổi chiếm đến hơn 50%. Môi trường không khí bị ô nhiễm nặng là nguyên nhân dẫn đến tỉ lệ người mắc các căn bệnh liên quan đến đường hô hấp đang ngày một gia tăng.
Khói thải hóa chất từ các nhà máy công nghiệp trên địa bàn là nguyên nhân chính dẫn đến sự ô nhiễm môi trường không khí. Ngoài ra, chất thải lỏng cũng khiến cho môi trường đất và nước ở xã Thạch Sơn bị nhiễm độc nặng nề.
Theo 24h
Nguy cơ cháy cây xăng Vụ cháy cây xăng giữa khu dân cư đông người vào tối 24.11 đã gióng lên hồi chuông cảnh báo về công tác đảm bảo an toàn PCCC tại các cây xăng hiện nay trên địa bàn TP.HCM. Cơ quan công an đang tiến hành khám nghiệm hiện trường vụ cháy cây xăng ở P.15, Q.Tân Bình, đêm 24.11 - Ảnh: Đàm Huy...