WWF-Việt Nam nhận bằng khen vì góp phần xây dựng Luật Bảo vệ Môi trường năm 2020
Mới đây, Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường đã gửi thư cảm ơn và trao bằng khen tôn vinh WWF-Việt Nam vì “Đã có thành tích xuất sắc trong xây dựng Luật Bảo vệ Môi trường năm 2020, góp phần vào xây dựng và phát triển ngành Tài nguyên và Môi trường”.
Ngày 24/10, tại danh thắng quốc gia Hòn Yến (xã An Hòa Hải, huyện Tuy An, tỉnh Phú Yên), Tổ chức Bảo tồn thiên nhiên thế giới (WWF) phối hợp với Sở Tài nguyên và Môi trường, Ủy ban nhân dân huyện Tuy An tổ chức chương trình “Sạch biển Hòn Yến – đẹp mãi Phú Yên”.
Ngày 21/10, đoàn công tác của Tổng cục Phòng chống thiên tai và Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên (WWF) đã làm việc với các sở, ban, ngành của thành phố Cần Thơ về Dự án “Giảm thiểu tác động biến đổi khí hậu và phòng, chống thiên tai thông qua sự tham gia của khối công – tư trong khai thác cát bền vững vùng Đồng bằng sông Cửu Long”.
Trong thời gian qua, WWF – Việt Nam đã đồng hành với ngành Tài nguyên và Môi trường trong các lĩnh vực bảo vệ môi trường (BVMT), bảo tồn đa dạng sinh học (ĐDSH), sử dụng bền vững tài nguyên thiên nhiên, thích ứng và giảm thiểu tác động của biến đổi khí hậu (BĐKH). Đặc biệt, WWF – Việt Nam đã có nhiều ý kiến đóng góp vào Dự thảo Luật Bao vệ môi trường (sửa đổi) nhằm hoàn thiện hệ thống chính sách pháp luật về BVMT.
Video đang HOT
Trả lời Tạp chí Môi trường trước đó, TS Văn Ngọc Thịnh – Giám đốc Quốc gia WWF – Việt Nam cho rằng “Việc xây dựng hệ thống luật đầy đủ với sự điều chỉnh, bổ sung, đảm bảo tính kế thừa, đáp ứng xu thế hội nhập quốc tế là mấu chốt quan trọng cho một nền kinh tế phát triển bền vững và thân thiện với môi trường. Sự phát triển nhanh chóng của kinh tế, xã hội Việt Nam trong thời gian qua đòi hỏi những bổ sung kịp thời các quy định về BVMT nói chung, ĐDSH nói riêng với tiêu chí bảo tồn tài nguyên thiên nhiên, đáp ứng và hội nhập sâu rộng với các tiêu chí phát triển bền vững trên thế giới.”
Những nỗ lực không ngừng của WWF-Việt Nam trong việc hỗ trợ xây dựng Luật Bảo vệ Môi trường 2020, bao gồm: Hỗ trợ tổ chức các hội thảo tham vấn về dự thảo luật, và Tích cực tham gia các hoạt động tham luận, đóng góp ý kiến, đề xuất các biện pháp quản lý môi trường và tài nguyên hiệu quả, tiếp cận xu thế toàn cầu trong các lĩnh vực: quản lý chất thải rắn sinh hoạt, chất thải/ô nhiễm nhựa và bao bì; mở rộng trách nhiệm của doanh nghiệp với sản phẩm đến giai đoạn sau tiêu dùng; quản lý và quy hoạch cảnh quan; biến đổi khí hậu; quản lý hiệu quả nguồn tài nguyên thiên nhiên, đa dạng sinh học.
Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường đã gửi thư cảm ơn và trao bằng khen tôn vinh WWF-Việt Nam vì “Đã có thành tích xuất sắc trong xây dựng Luật Bảo vệ Môi trường năm 2020, góp phần vào xây dựng và phát triển ngành Tài nguyên và Môi trường”.
Thời gian tới, WWF cũng cam kết sẽ tiếp tục hỗ trợ Chính phủ trong các hoạt động bảo vệ môi trường và quản lý tài nguyên thiên nhiên hiệu quả tại Việt Nam.
Không khuyến khích phát triển thủy điện nhỏ
Ngày 24/10, trao đổi với báo chí bên hành lang Quốc hội, Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Trần Hồng Hà cho rằng, thời gian qua, biến đổi khí hậu mang tính chất cực đoan đã diễn ra một cách tổ hợp, cùng lúc có nhiều loại thiên tai.
Thủy điện bao giờ cũng có hai mặt. Quan điểm là chúng ta không khuyến khích phát triển bằng mọi giá thủy điện nhỏ.
Theo Bộ trưởng Trần Hồng Hà, biến đổi khí hậu và thiên tai, lũ lụt được điều chỉnh trong nhiều luật. Trong đó có vấn đề dư luận nêu một phần là do sự biến đổi khí hậu cực đoan. Vì tất cả chỉ số cho thấy đều vượt các lũ lịch sử, vượt chỉ số cảnh báo lịch sử, có nơi 1 m, có nơi 2 m.
Trong phạm vi Luật Bảo vệ môi trường (sửa đổi) có đề cập tới một số vấn đề về biến đổi khí hậu. Trong luật này giải quyết bài toán rất xa về biến đổi khí hậu đó là giảm phát thải khí nhà kính, đưa ra các công cụ để quản lý, kiểm soát, để giải quyết một cách căn cơ vấn đề biến đổi khí hậu.
Trong Luật Bảo vệ môi trường có đưa đồng bộ các giải pháp. Thứ nhất kiểm soát chặt chẽ hơn, thực chất hơn các nguyên nhân do con người, do phát triển kinh tế thông qua kiểm soát chất thải. Tôi muốn nói các vấn đề sự cố thiên tai do con người, thông qua quy hoạch bảo vệ môi trường, phân vùng môi trường để chúng ta thực hiện thật tốt hơn.
Để hạn chế tác động con người, phát triển kinh tế, ví dụ như thủy điện. Thông qua các công cụ đánh giá tác động môi trường, quy chuẩn môi trường để đưa môi trường dần trở lại trạng thái tự nhiên. Đây là xu thế đảo ngược tình trạng ô nhiễm môi trường hiện nay. Thứ hai có phần hết sức quan trọng là hệ sinh thái tự nhiên. Đây là môi trường chúng ta sống, nơi sẽ cung cấp không khí, hấp thụ chất thải. Hệ sinh thái tự nhiên có tác dụng rất lớn đến phòng chống thiên tai. Nên chúng tôi nhấn mạnh đến vấn đề bảo tồn hệ sinh thái tự nhiên, nhấn mạnh quan điểm rất rõ con người phải sống hài hòa tự nhiên, tôn trọng thiên nhiên.
Về việc dư luận cho rằng thời gian gần đây mưa lũ ở miền Trung có phần tác động từ việc phát triển thuỷ điện, Bộ trưởng Trần Hồng Hà cho biết: Quan điểm của Bộ Tài nguyên và Môi trường là đối với các nhà máy thủy điện phụ thuộc vào thiết kế mới phải đáp ứng được đầy đủ các yêu cầu. Như các nhà máy thủy điện lớn hiện nay đã giải quyết rất tốt bài toán về cắt lũ, điều tiết để cung cấp nước cho mùa hạn. Còn những thủy điện nhỏ thì không đáp ứng được yêu cầu đó. Như vậy, phát triển thuỷ điện phải tuân thủ quy chế về điều tiết, đảm bảo an toàn. Ở góc độ Bộ Tài nguyên và Môi trường, về thủy điện, bao giờ cũng có hai mặt. Quan điểm chúng ta không khuyến khích phát triển bằng mọi giá thủy điện nhỏ.
Bộ trưởng TN-MT Trần Hồng Hà giải thích việc dự tính thu phí rác sinh hoạt theo kg Bên hành lang Quốc hội sáng 12/6, Bộ trưởng Bộ Tài nguyên - Môi trường Trần Hồng Hà đã có trả lời xung quanh dự kiến quy định thu phí rác thải sinh hoạt theo khối lượng, kg. Tính thu phí rác theo thể tích, qua việc bán bao bì đựng rác Thông tin về một trong những điểm mới trong Luật Bảo...