Windows đã thay đổi thế nào trong vòng 30 năm qua?
Từ Windows 1.0 ra mắt vào năm 1985 cho tới hệ điều hành Windows 8.1, Microsoft đã có rất nhiều cải thiện giúp thay đổi thế giới công nghệ.
Đã gần 30 năm kể từ ngày phiên bản Windows đầu tiên ra mắt người dùng, mặc dù phải trải qua không ít những thăng trầm trong lịch sử phát triển, Windows hiện nay vẫn đang giữ vững ngôi vương hệ điều hành máy tính phổ biến nhất thế giới.
Mới đây, Microsoft đã tung ra phiên bản Windows 8.1 với rất nhiều cải thiện ấn tượng. Vậy để đạt đến được thành tựu của ngày hôm nay, Microsoft đã có những bước đi và phương hướng phát triển ra sao với Windows kể từ những ngày đầu tiên nhất.
Microsoft Windows 1.0 được chính thức tung ra vào tháng 11 năm 1985. Đáng tiếc cho Microsoft bởi phiên bản này không được người dùng đón nhận quá nồng nhiệt nhất là khi so sánh với nền tảng đi kèm giao diện người dùng đồ họa thân thiện mà Apple phát triển cho những chiếc Macintosh.
Hai năm sau, vào tháng 12 năm 1987, Windows 2.0 ra mắt. Không có sự thay đổi rõ rệt về giao diện người dùng, Microsoft vẫn còn rất nhiều điều phải làm để hoàn thiện đứa “con cưng” của mình.
Quá tam ba bận, đến phiên bản Windows 3.0, mọi thứ bắt đầu thay đổi đối với Microsoft khi Windows được người dùng để ý đến nhiều hơn. Bằng việc cung cấp nền tảng đa nhiệm tốt hơn cho những ứng dụng dựa trên MS-DOS qua sự xuất hiện của bộ nhớ ảo, lần đầu tiên Windows nhận được nhiều sự ủng hộ nghiêm túc từ cộng đồng phát triển phần mềm.
Windows 95 đánh dấu sự xuất hiện lần đầu tiên của nút Start – một trong những yếu tố “huyền thoại” của nền tảng Windows.
Video đang HOT
Được giới thiệu vào tháng 7 năm 1993, Windows NT là phiên bản Windows 32 bit đầu tiên.
Được Microsoft tung hô là phiên bản Windows đầu tiên phát triển hướng về người tiêu dùng phổ thông, Windows 98 chào đời ngày 25 tháng 7 năm 1998. Đây cũng là bản Windows cuối cùng được xây dựng dựa trên mã nguồn MS-DOS.
Được cho là một bản nâng cấp của Windows NT, Windows 2000 được Microsoft cải thiện tốc độ xử lí và tăng độ ổn định của nền tảng. Đây là hệ điều hành được phát triển với đối tượng chính nhắm vào các doanh nghiệp lớn.
Windows ME (viết tắt của Windows Millennium Edition) là hệ điều hành cuối cùng thuộc dòng Windows 9x. Nó được coi là một bước đà quan trọng để Microsoft nhảy vọt từ Windows 98 lên Windows XP.
Từ bỏ hệ màu xám trong giao diện người dùng, Windows XP tận dụng hai gam màu xanh lá và xanh da trời để tạo sự tươi mới. Đây là một trong những hệ điều hành phổ biến nhất trong lịch sử Windows.
Mang trên mình rất nhiều thay đổi ấn tượng, tuy nhiên, Windows Vista lại gây ra quá nhiều phiền toái cho người dùng khi đòi hỏi cấu hình thiết bị cao, chiếm quá nhiều tài nguyên máy cùng với đó là chế độ bảo mật nghiêm ngặt đến mức làm người dùng khó chịu. Đây là một trong những nét buồn trong quá trình phát triển Windows của Microsoft.
Dẫu vậy, Microsoft đã nhanh chóng sửa sai bằng việc cho ra mắt phiên bản Windows 7 vào tháng 10 năm 2009. Nó chiếm được cảm tính người dùng nhờ giao diện thân thiện và có tính tương thích cao.
Tháng 10 năm 2012 đánh dấu một bước thay đổi lớn trong lịch sử Windows khi Microsoft giới thiệu đến người dùng phiên bản Windows 8. Dẫu vậy, giao diện phẳng hóa hoàn toàn mới, sự biến mất của nút Start… đã làm không ít người dùng dè dặt trong quá trình nâng cấp lên phiên bản hệ điều hành này.
Sau một năm lắng nghe ý kiến người dùng, Microsoft mới đây đã tung ra phiên bản nâng cấp cho Windows 8, Windows 8.1 với rất nhiều những cải tiến mới hấp dẫn và thân thiện hơn.
Theo Tri Thức Trẻ
Phản hồi về Windows 8: Dùng tốt trên tablet, khó khăn trên PC
Windows 8 chỉ còn chưa đầy 1 tuần nữa sẽ lên kệ, nhưng có vẻ như người dùng vẫn đang rất mông lung. Windows 8 đã không còn là Windows như trước đây nữa. Không còn nút Start, không còn các icon quen thuộc. Giao diện Metro với các ô gạch (Tile) quá mới mẻ sẽ bắt người dùng phải học cách dùng Windows lại gần như từ đầu.
Microsoft đang có ý định thực hiện một cuộc chuyển đổi lịch sử trong thời đại mà những smartphone, tablet đang dần lấy đi vị trí thống trị trong suốt 3 thập kỉ của PC. Windows 8 mang sứ mệnh gắn chặt PC, tablet, và điện thoại vào cùng 1 hệ điều hành, với cùng 1 giao diện. Tuy nhiên, nếu như đánh giá theo phản ứng của người dùng đã dùng thử Windows 8 trên PC, cách làm của Micorosoft đang gây ra những rắc rối cho khách hàng của mình.
Tony Roos, một người truyền giáo Mỹ ở Paris, đã cài đặt bản preview của Windows 8 lên chiếc laptop già cỗi của mình với mong muốn rằng HĐH mới của Microsoft sẽ giúp cho PC của anh nhanh hơn và nhạy hơn. Nhưng kết quả anh nhận được hoàn toàn không như mong đợi. Trái lại, anh nhận ra rằng, anh phải mất thêm nhiều thời gian mới có thể bắt đầu làm quen được với giao diện của Windows 8 bởi cách sử dụng nó hoàn toàn khác với các phiên bản Windows trước đây.
Windows 8 có thể coi là phiên bản mang tính cách tân lớn nhất kể từ khi Microsoft giới thiệu Windows 95 cách đây 17 năm. Và với doanh thu 14 tỷ USD/năm, sản phẩm này đã giúp cho cựu CEO Bill Gates trở thành người giàu nhất thế giới lúc đó. Còn bây giờ, khi mà smartphone và tablet đang lên ngôi, PC đang có dấu hiệu tụt lại. Các công ty máy tính đang phải gồng mình tìm cách tăng doanh số bán hàng. Doanh số PC lần đầu tiên được dự đoán, lần đầu tiên kể từ năm 2001, sẽ giảm mạnh, theo kết quả nghiên cứu của iSuppli.
Câu hỏi đặt ra là liệu Windows 8 - được thiết kế để chạy trên cả tablet lẫn PC truyền thống - có thể thỏa mãn nhu cầu sử dụng cho cả 2 kiểu người dùng này hay không. Michael Mace - CEO của startup có tên Cera Technology ở thung lũng Silicon, và là cựu nhân viên Apple, bày tỏ quan điểm rằng "Microsoft đang tự bắn vào chân mình". "Windows 8 quá mới mẻ và do đó, những người dùng phổ thông không am hiểu công nghệ sẽ cảm thấy lạc lõng" - Mace cho biết.
Tuy nhiên, Giám đốc tài chính Peter Klein của Microsoft cho rằng ông không lo ngại việc khó tiếp cận Windows 8 của người dùng sẽ làm chậm việc phát triển của HĐH này. "Khi Microsoft giới thiệu những tính năng mới, người dùng sẽ nhận ra rằng những cải tiến đó sẽ giúp họ làm việc hiệu quả hơn, tạo ra nhiều giá trị hơn. Đó là mục tiêu xây dựng Windows 8 của Microsoft" - Klein phát biểu.
Thay vì menu Start và các icon quen thuộc, Windows 8 hiển thị ứn dụng dưới dạng các ô (Tile) nhiều màu sắc. Mỗi Tile tương tự như một icon ứng dụng cũ nhưng kích thước lớn hơn nhiều. Chúng có thể hiển thị các thông tin cập nhật về ứng dụng. Ví dụ như Tile ứng dụng Photo có thể hiển thị hình ảnh trong bộ sưu tập ảnh của người dùng, Tile People có thể hiển thị thông tin về bạn bè của người dùng trên mạng xã hội của họ. Các Tile cũng có kích thước đủ lớn để người dùng dễ dàng trong việc click chỉ bằng 1 ngón tay, phù hợp với việc sử dụng trên tablet. Các ứng dụng, theo mặc định, sẽ được mở toàn màn hình - cũng phù hợp với việc sử dụng trên tablet. "Microsoft đã hy sinh khả năng hiển thị thông tin chi tiết như trước đây để đổi lấy giao diện đơn giản" Sebastiaan de With - nhà thiết kế giao diện của DoubleTwist cho biết.
Windows 8 được đánh giá chạy tốt trên laptop màn hình cảm ứng và gây khó khăn trên laptop thông thường.
Blogger công nghệ Chris Pirillo đã quay lại 1 video bố anh ta sử dụng Windows 8 lần đầu tiên mà không nhận được bất kì sự trợ giúp nào của anh. Và bố anh đã phải mò mẫm tìm về giao diện Desktop truyền thống, sau đó không biết làm thế nào để quay về giao diện Metro. "Có quá nhiều thứ quen thuộc đã bị ẩn đi. Ngoài ra, sau khi người dùng đã quen với 1 chức năng nào đó, họ sẽ phải nhớ để sử dụng chúng lần sau. Rõ ràng, người dùng sẽ phải mất nhiều thời gian tìm hiểu kĩ mới dùng được Windows 8" - chuyên gia về giao diện người dùng Raluca Budiu của Nielsen Norman Group cho biết.
Mace - CEO của một hãng phần mềm, người đã dùng qua các phiên bản Windows kể từ Windows 2.0 ra đời năm 1987, cho biết rằng các phiên bản Windows mới hơn thường được Microsoft xây dựng dựa trên cốt lõi của phiên bản trước đó. Người dùng không cần phải thay đổi cách sử dụng mà họ đã quen từ trước khi chuyển sang HĐH mới. Tuy nhiên, đến Windows 8, cách làm đó đã bị thay đổi. "Hầu hết người dùng Windows không muốn bắt đầu lại từ đầu. Nếu bạn bảo họ: đây là phiên bản Windows mới, và bạn phải học lại từ đầu để sử dụng nó, liệu sẽ có bao nhiêu người làm điều đó" - Mace chia sẻ.
Một điểm hứa hẹn sẽ dễ gây hiểu nhầm nữa, đó chính là Windows 8 sẽ có phiên bản riêng cho các thiết bị dùng chip ARM với tên gọi Windows RT. Phiên bản chạy trên chip x86 vẫn sẽ có tên Windows 8 (ngoài biến thể Windows 8 Pro và 1 số biến thể khác cho các đối tượng khách hàng khác nhau). Windows RT trông khá giống với phiên bản thông thường, nhưng lại không chạy được các ứng dụng Windows cũ bởi nó được thiết kế cho tablet và các loại máy lai tablet/laptop.
Budiu tin rằng Windows 8 sẽ gây ra nhiều khó khăn cho người dùng PC bởi nó đã được Microsoft ưu ái cho màn hình cảm ứng hơn là chuột và bàn phím. "Trên desktop, Windows 8 có cảm giác rất tệ hại. Nó cho cảm giác như đây là 1 HĐH cho tablet được Microsoft tìm cách đưa lên Desktop" - một người dùng nhận xét.
Tuy nhiên, không phải mọi người dùng đều tỏ ra khó chịu với Windows 8. Sheldon Skaggs - một nhà phát triển web cho biết, có khi anh tưởng mình không ưa gì Windows 8, nhưng sau đó nhận ra rằng mình cần 1 HĐH để tăng tốc cho chiếc laptop 5 năm tuổi của mình, và Windows 8 là lựa chọn của Skaggs. "Sau một thời gian làm quen và tìm hiểu, tôi đã quen với nó" - Skaggs nhận xét. Máy tính của anh cũng khởi động nhanh hơn so với trước đây khi dùng Windows Vista.
Chuyên gia Colin Gillis của BGC Financial thì tỏ ra lạc quan về tương lai của Windows 8, cho rằng HĐH này tỏ ra linh hoạt và chạy tốt trên PC trong khi tốn ít năng lượng xử lý, phù hợp với các thiết bị mỏng nhẹ như tablet. Nhà sản xuất chip máy tính Intel cho biết, những khách hàng trải nghiệm Windows 8 trên các mẫu ultrabook màn hình cảm ứng đều đưa ra phản hồi tích cực. Tuy nhiên, Intel không biết liệu Windows 8 sẽ là sự lựa chọn phổ biến của người dùng trong tương lai. "3 tháng sau chúng ta sẽ nhìn lại và sẽ biết được phản hồi từ người dùng như thế nào" - CEO của Intel cho biết.
Theo Genk
Trải nghiệm phiên bản Windows cách đây gần 30 năm ngay trên trình duyệt Thông qua 1 công cụ giả lập, bạn có thể thử trải nghiệm Windows 1.01 ngay trên trình duyệt web của mình. Hệ điều hành Windows 1.01 ra đời từ năm 1985 tức cách đây đã 28 năm. Ngày nay hầu như nó chỉ còn được nhắc tới ở các bài viết về "lịch sử Windows" chứ hầu như không thể cài đặt...