WHO và LHQ hoan nghênh những quyết sách của tân Tổng thống Mỹ Joe Biden
Ngày 21/1, lãnh đạo của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) và Liên hợp quốc đã hoan nghênh những quyết định vừa được tân Tổng thống Mỹ Joe Biden công bố liên quan đến tư cách thành viên của Mỹ trong WHO và chính sách nhập cư.
Tổng Giám đốc WHO Tedros Adhanom Ghebreyesus tại cuộc họp báo ở Geneva, Thụy Sĩ. Ảnh: AFP/TTXVN
Cụ thể, Tổng giám đốc WHO Tedros Adhanom Ghebreyesus cho biết WHO hoan nghênh quyết định của Mỹ tiếp tục là một thành viên của tổ chức này. Phát biểu trong cuộc họp của Ban chấp hành WHO, ông Ghebreyesus nói: “WHO là một gia đình bao gồm các quốc gia. Và tất cả chúng ta đều vui mừng khi Mỹ ở lại với gia đình này”.
Trước đó cùng ngày, Cố vấn y tế hàng đầu của Chính phủ Mỹ Anthony Fauci tuyên bố Mỹ vẫn là thành viên của WHO và cảm ơn tổ chức này về việc lãnh đạo công tác ứng phó đại dịch toàn cầu COVID-19.
Video đang HOT
Liên quan đến chính sách đối với người di cư và tỵ nạn, theo phóng viên TTXVN tại New York, Tổng Thư ký Liên hợp quốc (TTK LHQ) Antoino Guterres đã hoan nghênh “những bước đi tích cực” mà chính quyền mới của Mỹ công bố. Trong tuyên bố, TTK LHQ mong muốn được làm việc với chính quyền mới của Mỹ để tăng cường hợp tác đa phương nhằm hỗ trợ người di cư và người tỵ nạn. Ông Antonio Guterres cũng “hy vọng sẽ chứng kiến Mỹ tham gia Hiệp ước toàn cầu về di cư an toàn, có trật tự và thường xuyên”. TTK LHQ đánh giá sự hỗ trợ của Mỹ nhằm giải quyết các nhu cầu của người di cư và tỵ nạn là “rất mạnh mẽ và kiên định”.
Về phần mình, người đứng đầu Cao ủy Liên hợp quốc về người tỵ nạn (UNHCR), ông Filippo Grandi chúc mừng tân Tổng thống và Phó Tổng thống Mỹ, đồng thời cam kết phối hợp với chính quyền mới của Mỹ để tăng cường hỗ trợ toàn cầu cho người tỵ nạn. Trong tuyên bố, ông Filippo Grandi cho rằng “là một người ủng hộ mạnh mẽ cho người tỵ nạn, ông Joe Biden đã có những cam kết quan trọng để khôi phục chương trình tái định cư cho người tỵ nạn Mỹ, và đảm bảo nhân quyền cũng như các giá trị nhân đạo là trung tâm của hệ thống tỵ nạn của Mỹ”.
Một ngày trước đó, Bộ An ninh Nội địa Mỹ ra thông báo cho biết chính quyền mới của ông Biden sẽ ngừng một số quyết định trục xuất trong vòng 100 ngày tới nhằm đảm bảo “thực thi nhập cư hiệu quả và công bằng” và tập trung vào đảm bảo an ninh tại biên giới Mỹ – Mexico cũng như chống dịch viêm đường hô hấp cấp COVID-19.
Biden sẽ ký 17 lệnh đảo ngược chính sách Trump
Biden sẽ ký 17 sắc lệnh và hành động vài giờ sau khi nhậm chức, nhằm phá bỏ chính sách của Trump và đặt ra con đường mới về nhập cư, môi trường, chống Covid-19.
Các phụ tá của Tổng thống đắc cử Joe Biden ra tuyên bố cho biết ông dự kiến bắt đầu chính quyền mới vào ngày 20/1 với lệnh tái gia nhập Hiệp định Paris về biến đổi khí hậu và Tổ chức Y tế Thế giới (WHO).
Tổng thống đắc cử Joe Biden tại sự kiện tưởng niệm nạn nhân Covid-19 ở thủ đô Washington ngày 19/1. Ảnh: AFP .
Ông sẽ chấm dứt lệnh cấm đi lại với một số quốc gia có cộng đồng Hồi giáo chấm đa số và ngừng xây dựng bức tường ở biên giới Mỹ - Mexico mà Trump đề ra để ngăn chặn nhập cư bất hợp pháp.
Biden sẽ ra lệnh bắt buộc đeo khẩu trang ở cơ sở liên bang để ngăn chặn sự lây lan của nCoV, khôi phục bảo vệ các khu bảo tồn thiên nhiên có giá trị, ngừng trục xuất và tịch thu nhà của những người gặp khó khăn kinh tế do đại dịch. Ông cũng có kế hoạch gửi dự luật tới quốc hội để sửa đổi các chính sách nhập cư và cung cấp con đường trở thành công dân cho hàng triệu người di cư không giấy tờ.
Biden "sẽ hành động, không chỉ để đảo ngược những thiệt hại nặng nề nhất của chính quyền Trump, mà còn để bắt đầu đưa đất nước chúng ta tiến lên", các phụ tá cho biết trong tuyên bố. "Đây là những hành động táo bạo, mở đầu cho nỗ lực thực hiện những lời hứa của Tổng thống đắc cử Biden với người dân Mỹ, và quan trọng là đúng với vai trò hiến định của tổng thống".
Nhiều động thái sẽ đưa các chính sách của chính phủ trở lại thời điểm 19/1/2017 - ngày cuối cùng của chính quyền Barack Obama - Joe Biden, trước khi Trump nhậm chức và xóa bỏ nhiều sáng kiến của họ.
Jeff Zient, người được Biden chọn làm quan chức phụ trách chống dịch, cho biết Biden sẽ thành lập một văn phòng phản ứng Covid-19 bên trong Nhà Trắng. Lệnh đeo khẩu trang kéo dài 100 ngày sẽ được thực hiện ở tất cả cơ sở và hoạt động liên bang, đặt ra tiêu chuẩn để các công ty tư nhân, các bang và cộng đồng tuân theo.
Lễ nhậm chức của Joe Biden sẽ bắt đầu vào khoảng 11h30 (23h30 giờ Hà Nội) ngày 20/1. Khoảng 1.000 người tham dự buổi lễ, đa phần là nghị sĩ quốc hội và khách mời của họ. Sự kiện sẽ được Ủy ban Nhậm chức Tổng thống phát trực tuyến, công chúng Mỹ được khuyến cáo ở nhà, không tới Washington chứng kiến sự kiện do lo ngại về Covid-19 và vấn đề an ninh. Donald Trump không dự lễ nhậm chức của người kế nhiệm và sẽ rời khỏi Washington trước khi buổi lễ bắt đầu.
Biden đề nghị Fauci làm cố vấn y tế trưởng Tổng thống đắc cử Biden đề nghị tiến sĩ Anthony Fauci, chuyên gia bệnh truyền nhiễm hàng đầu quốc gia, giữ vai trò là cố vấn y tế trưởng. "Tôi đã đề nghị ông ấy tiếp tục giữ vai trò đã đảm nhiệm trong nhiều đời tổng thống trước đây, tôi cũng đề nghị ông ấy trở thành cố vấn y tế trưởng...