WHO trông đợi kết quả điều trị corona bằng thuốc kháng HIV

Theo dõi VGT trên

Các nhà khoa học Trung Quốc thử nghiệm kết hợp hai loại kháng HIV để điều trị Covid-19, kết quả sơ bộ sẽ có trong vài tuần.

Thông báo trên được đưa ra vào ngày 12/2 trong cuộc họp của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO).

Tiến sĩ Marie-Paule Kieny, cựu chuyên gia virus của WHO, là đồng chủ tịch diễn dàn chuyên môn kín kéo dài hai ngày tại Thụy Sĩ với sự tham gia của hơn 300 chuyên gia hàng đầu, bao gồm nhiều chuyên gia dự trực tuyến từ Trung Quốc đại lục và Đài Loan.

“Các đồng nghiệp tại Trung Quốc rất mong đợi được tham gia các tiến trình thử nghiệm với tiêu chuẩn chung, nhằm đưa ra một kết quả thống nhất”, bà nói.

WHO trông đợi kết quả điều trị corona bằng thuốc kháng HIV - Hình 1

Tiến sĩ Marie-Paule Kieny trong cuộc họp báo của WHO vào ngày 12/2. Ảnh: Reuters

Hiện có nhiều bệnh nhân được điều trị kết hợp bằng hai loại thuốc kháng virus là ritonavir và lopinavir, song WHO chưa có con số thống kê cụ thể.

“Sẽ thật tuyệt vời nếu thuốc trị được bệnh, bởi nó đã được sử dụng để điều trị HIV và có sẵn dưới dạng thuốc generic trên thị trường. Thuốc này thuộc loại có sẵn”, bà Kieny nói.

Ritonavir và lopinavir được phát triển bởi công ty dược phẩm sinh học AbbVie và bán dưới tên thương mại là Kaletra.

Hiện các chuyên ra chưa chắc chắn về độ hiệu quả của liệu pháp này trong điều trị nCoV. “Chúng ta cần chờ, sẽ có kết quả trong vài ngày hoặc vài tuần tới”.

Trong khi đó, tuần trước, Trung Quốc bắt đầu thử nghiệm lâm sàng thuốc kháng virus Remdesivir thuộc công ty Gilead Science, Mỹ.

Video đang HOT

“Các bệnh nhân sẽ sớm được dùng thử remdesivir. Thuốc từng được thử nghiệm vào đợt bùng phát dịch Ebola nhưng không có nhiều hiệu quả. Tuy nhiên, virus Ebola và corona khác nhau. Phương thuốc này có thể khả quan”, bà Kieny nói.

Bệnh viêm phổi do chủng mới của virus corona (Covid-19) khởi phát tại thành phố Vũ Hán vào tháng 12/2019, hiện đã lan rộng ra toàn bộ 31 tỉnh thành của Trung Quốc cùng 27 quốc gia và vùng lãnh thổ. Tính đến ngày 13/2, thế giới ghi nhận hơn 60.000 trường hợp dương tính nCoV và 1.369 ca tử vong.

Thục Linh

Theo Reuters/VNE

Giới chuyên gia không tin dịch Covid-19 như cúm mùa

Đã có những phát ngôn tự tin của giới chuyên gia y tế Trung Quốc lẫn nhà lãnh đạo chính trị cao nhất về việc dịch Covid-19 sẽ hết vào tháng 4 tới do thời tiết ấm lên. Nhưng giới chuyên gia còn khá băn khoăn.

Giới chuyên gia không tin dịch Covid-19 như cúm mùa - Hình 1

Đổi cách giao tiếp trong mua bán ở Bắc Kinh mùa dịch. Ảnh ghi nhận tại một điểm bán thực phẩm ngày 12-2: người bán nhận tiền qua một cây gậy có gắn lon nhựa ở phía đầu và chuyển hàng cho người mua trên một tấm ván trượt nhỏ để tạo khoảng cách an toàn giữa hai bên - Ảnh: Reuters

Theo Hãng tin AFP, hiện có khuynh hướng so sánh virus corona chủng mới đang gây ra dịch Covid-19 như dạng dịch cúm mùa do một số triệu chứng ở người bệnh giống với cúm quen thuộc. Nhưng các chuyên gia cũng đã lên tiếng nói rõ rằng loại virus gây ra cúm mùa thuộc họ virus myxovirus, có gen khác biệt hẳn.

"Vấn đề là chúng ta không biết gì. Bất cứ dự báo nào hiện tại đều không được khuyến khích vì có quá nhiều thứ chúng ta không biết."

Ông Anthony Fauci (giám đốc Viện Quốc gia về dị ứng và bệnh truyền nhiễm của Mỹ)

Bà Isabelle Imbert, chuyên gia về virus corona ở ĐH Aix-Marseille (Pháp), giải thích: "Ta không thể đồng hóa các loại virus nhưng khi chúng khá giống nhau (xét theo các đoạn gen) thì ta có thể đưa ra các giả thiết. Như trong trường hợp này loại virus corona chủng mới có đến 79% dấu hiệu gen giống với virus gây ra dịch SARS".

Dịch SARS, theo Tổ chức Y tế thế giới, từng khởi phát vào giữa tháng 11-2002 ở tỉnh Quảng Đông (Trung Quốc) rồi bắt đầu lan ra khắp thế giới từ ngày 21-2-2003 và chấm dứt vào tháng 6 ở Trung Quốc, với ca cuối cùng được ghi nhận là vào tháng 7-2003 ở Đài Loan.

"Vì thế một số người đã đưa ra giả thiết dựa trên quan sát: virus xuất hiện vào mùa đông và biến mất khi trời nóng lên, tức nó có yếu tố theo mùa - GS Arnaud Fontanet, chuyên gia về các bệnh mới ở Viện Pasteur (Pháp), giải thích với Hãng tin AFP - "Có thể nhiệt độ nóng lên vào mùa hè đã giúp kiểm soát được dịch nhưng hiện tượng này cũng đã được tranh luận trong giới khoa học. Liệu có phải nhiệt độ bên ngoài có liên quan đến sự chấm dứt dịch SARS? Cho đến nay chưa ai dám khẳng định".

Giáo sư Fontanet cho biết virus chẳng mất đi khi thời tiết nóng vì chúng có mặt quanh năm suốt tháng. Ông dẫn bằng chứng một trường hợp bị SARS được ghi nhận ở Singapore vào tháng 9-2003 dù đảo quốc nhiệt đới này nóng quanh năm. Hoặc nữa là dòng virus corona gây ra dịch MERS lại xảy ra nặng nề ở các quốc gia Trung Đông có thời tiết nóng rực.

Chủng virus MERS-CoV được phát hiện lần đầu vào năm 2012 ở Saudi Arabia, sau đó được ghi nhận xuất hiện tại 27 quốc gia và lãnh thổ nhưng 80% số trường hợp mắc nhiễm là tại Saudi. Như vậy không thể nói thời tiết nóng sẽ diệt được virus corona.

"Dịch thường bùng phát mạnh vào mùa đông có thể vì người ta có khuynh hướng sống tụ tập gần nhau khi trời lạnh giá nên loại virus gây bệnh đường hô hấp có cơ hội lây lan nhanh hơn, nhiều hơn" - giáo sư Arnaud Fontanet đưa ra nhận xét.

Trong khi đó, giáo sư dịch tễ học Marc Lipsitch (ĐH Harvard, Mỹ) liệt kê một số lý do để lạc quan khi mùa hè đến: nhiều nắng giúp tăng lượng vitamin D cơ thể tổng hợp, dẫn đến hệ miễn dịch mạnh hơn; độ ẩm lớn khiến virus khó lây lan; học sinh nghỉ hè nên khó xuất hiện ổ dịch lớn...

Tuy nhiên, cho đến khi giới khoa học hiểu nhiều hơn về đặc tính thời tiết của dòng virus corona, trong đó có chủng virus gây ra bệnh Covid-19, giáo sư Lipsitch nhận xét những dự báo hiện tại chỉ mang tính phỏng đoán.

Trị virus corona: những tín hiệu tích cực từ thuốc Remdesivir

Giới chuyên gia không tin dịch Covid-19 như cúm mùa - Hình 2

Nhân viên y tế Trung Quốc đi vào làng thuộc tỉnh Tứ Xuyên để đo thân nhiệt cho người dân - Ảnh: Reuters

Hiện nay vẫn chưa có cách chữa trị chính thống đối với bệnh viêm đường hô hấp cấp do virus corona chủng mới gây ra, nhưng các nhà khoa học và các bác sĩ trên thế giới hi vọng những loại thuốc kháng sinh sẵn có hiện nay có thể giúp điều trị các triệu chứng bệnh phát sinh từ chủng virus này.

Theo Đài BBC, một trong những phương pháp điều trị tiềm năng hiện nay là điều trị bằng thuốc kháng virus mà ban đầu được phát triển để chống lại virus Ebola, có tên gọi là Remdesivir. Bệnh nhân đầu tiên nhiễm virus corona chủng mới tại Mỹ đã được điều trị bằng loại thuốc này và đã hồi phục chỉ trong vài ngày.

Giới chuyên gia y tế của Trung Quốc cũng bày tỏ tự tin vào công hiệu của thuốc Remdesivir, hiện đang được dùng trong quá trình điều trị thử nghiệm sự lây lan của virus corona chủng mới. Tân Hoa xã cho biết các bệnh nhân đầu tiên tại Trung Quốc sẽ được điều trị lâm sàng bằng thuốc Remdesivir kể từ ngày hôm nay (13-2).

Các bác sĩ tại một bệnh viện của thành phố Vũ Hán - tâm điểm khởi phát dịch Covid-19 - cũng đang tiến hành một nghiên cứu lâm sàng liên quan đến Kaletra, một biệt dược kết hợp hai loại thuốc dùng trong điều trị HIV (lopinavir và ritonavir) của Hãng AbbVie (Mỹ) trong điều trị triệu chứng bệnh do virus corona chủng mới gây ra.

Trong khi đó, nhà dịch tễ học Li Lanjuan, theo báo South China Morning Post, cho biết các thí nghiệm sơ bộ của nhóm nghiên cứu tại ĐH Chiết Giang cho thấy hai loại thuốc kháng virus là Arbidol và Darunavir có hiệu quả trong việc kiềm chế sự sinh sôi của virus corona chủng mới. Arbidol là một thuốc kháng virus mạnh dùng để phòng ngừa và điều trị bệnh cúm, trong khi Darunavir dùng trong điều trị HIV.

Chuyên gia dịch tễ Lanjuan đã kêu gọi bổ sung hai loại thuốc mới vào chương trình của Ủy ban Y tế quốc gia Trung Quốc để điều trị viêm phổi do virus corona chủng mới gây ra. Hiện nay hai loại thuốc này cũng đã được sử dụng để điều trị cho các bệnh nhân nhiễm virus tại tỉnh Chiết Giang. Ngoài ra, giới y khoa Trung Quốc cũng đang thử nghiệm thuốc Favipiravir trên động vật và thử nghiệm lâm sàng trên người.

Hi vọng có văcxin sau 18 tháng

Các hãng dược trên thế giới cũng đang tham gia cuộc chạy đua với thời gian để phát triển văcxin ngừa virus corona chủng mới này. Nếu một cộng đồng có thể được miễn dịch với virus nhờ vào văcxin thì chúng ta có thể kiểm soát sự lây lan của dịch bệnh do nó gây ra.

Phát triển văcxin là một quá trình lâu dài và tốn kém. Tổng giám đốc Tedros Adhanom Ghebreyesus của Tổ chức Y tế thế giới ngày 11-2 thông báo văcxin ngừa virus corona chủng mới sẽ sẵn sàng trong 18 tháng nữa.

Theo Đài CNN, các hãng dược lớn như Johnson & Johnson (J&J) và GlaxoSmithKline (GSK) cũng đã bắt tay nghiên cứu và phát triển văcxin ngừa virus corona. GSK cũng cho biết văcxin của hãng này sẽ sẵn sàng trong 18 tháng nữa nếu mọi thử nghiệm đều suôn sẻ.

Theo tuoitre

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tiêu điểm

5 loại thực phẩm 'ngăn cản' cơ thể hấp thụ canxi
20:25:20 06/11/2024
Chế độ ăn tốt cho người đổ mồ hôi trộm
17:45:36 05/11/2024
Những người có nguy cơ cao bị viêm khớp
17:49:26 05/11/2024
Rối loạn tiền đình và thiếu máu não dễ gây nhầm lẫn, làm thế nào để phân biệt?
12:44:20 05/11/2024
Các bài thuốc chữa bệnh từ lá mơ lông
05:24:28 07/11/2024
Người lớn mắc sởi, vẫn diễn biến nặng, suy hô hấp
17:32:59 05/11/2024
Hai thứ đơn giản đến không ngờ có thể giúp ngừa 15 loại ung thư
10:14:40 06/11/2024
Ung thư và những căn nguyên cần biết
10:12:30 06/11/2024

Tin đang nóng

BẤT NGỜ: Kỳ Duyên lọt top 4 sau hơn 1 tuần tại Miss Universe
06:55:24 07/11/2024
Nhan sắc nóng bỏng của bạn gái vừa sinh con cho nghệ sĩ Quang Minh ở tuổi 65
06:30:01 07/11/2024
Kỳ Duyên có chiến thắng chính thức đầu tiên tại Miss Universe 2024!
10:18:32 07/11/2024
Nam nghệ sĩ đại gia trăm tỷ bật khóc: "Tôi qua Mỹ, nhiều bà nói là chủ tiệm nail, tôi từ chối"
06:38:57 07/11/2024
Lý do "bà mẹ trẻ nhất showbiz" quyết định vạch trần chồng nghiện mua dâm, coi vợ như gái quán hát
07:07:09 07/11/2024
Việt Hương, Quốc Trường đến mừng lễ cưới Hà Trí Quang
09:13:10 07/11/2024
Mỗi tháng đưa vợ đúng 5 triệu, câu nói của chồng khiến vợ sửng sốt
08:18:32 07/11/2024
Mỹ nam Vbiz cứ đóng phim là bị đồn yêu bạn diễn, visual cực đỉnh chuẩn tổng tài "xé truyện bước ra"
06:04:10 07/11/2024

Tin mới nhất

Phẫu thuật thành công cho bệnh nhân cao tuổi bị bướu giáp khổng lồ 30 năm

09:59:55 07/11/2024
Bướu giáp khổng lồ là bệnh lý hiếm gặp, khối u kích thước lớn ảnh hưởng đến thẩm mỹ và chất lượng cuộc sống như gây khó nuốt, khó thở, run tay, khàn giọng... Phẫu thuật bướu giáp khổng lồ tiềm ẩn nhiều nguy cơ và tai biến.

Quảng Ngãi nỗ lực giảm tình trạng sinh con tại nhà

09:05:32 07/11/2024
Cũng vì lý do trên, không ít phụ nữ dân tộc thiểu số sinh con tại nhà, không có cán bộ chuyên môn y tế giúp đỡ, tiềm ẩn nhiều nguy cơ xảy ra tai biến sản khoa, dẫn đến tử vong mẹ, tử vong sơ sinh.

Trẻ sưng đau vùng háng, khó ngồi, cảnh giác với viêm khớp háng

09:02:43 07/11/2024
Trong trường hợp viêm khớp háng ở trẻ em kéo dài, không được điều trị sẽ xuất hiện những triệu chứng nặng là đau dữ dội khớp háng. Khi đó, ngay cả việc mặc quần hoặc ngồi cũng khá khó khăn với trẻ.

Việt Nam nằm trong nhóm 26 nước bị thiếu i-ốt trên thế giới

09:00:30 07/11/2024
Góp ý về Dự thảo, nhiều hiệp hội, ngành hàng thực phẩm cho rằng, quy định nói trên gây tốn kém, khó khăn cho sản xuất, kinh doanh thực phẩm mà hiệu quả cho sức khỏe cộng đồng lại rất thấp.

Làm gì khi thấy choáng váng vì tụt huyết áp?

08:49:19 07/11/2024
Phương pháp điều trị phải tùy thuộc vào bệnh lý chính gây ra huyết áp thấp. Ví dụ, trong trường hợp dùng quá liều các thuốc hạ huyết áp, người dân phải điều chỉnh lại thuốc và liều lượng. Trường hợp do các bệnh nội tiết thì phải điều tr...

Hội chứng Mallory-Weiss chữa thế nào?

08:47:06 07/11/2024
Phụ nữ mang thai bị nghén nặng. Mặc dù ít khi bị xuất huyết, nhưng nếu bệnh nhân có mắc kèm theo tăng áp lực tĩnh mạch cửa hay rối loạn đông máu thì có thể xảy ra xuất huyết nghiêm trọng.

Số ca mắc bệnh sởi tại Đồng Nai tiếp tục tăng mạnh, sốt xuất huyết, tay chân miệng giảm sâu

07:25:37 07/11/2024
Tỉnh Đồng Nai đã kết thúc Chiến dịch Tiêm vaccine sởi - rubella với 97,3% trẻ từ 1-10 tuổi trong toàn tỉnh được tiêm vaccine. Dự kiến sau 10 ngày nữa, số ca mắc sởi sẽ được kiểm soát.

Cảnh giác lương y gia truyền dỏm quảng cáo thổi phồng bài thuốc

06:48:51 07/11/2024
Thời gian qua, Cục Quản lý Y, Dược Cổ truyền nhận nhiều phản ánh, khiếu nại của các lương y sở hữu bài thuốc y học cổ truyền bị mạo danh, quảng cáo quá mức trên mạng xã hội.

Trẻ 22 tháng tuổi thủng ruột do nuốt hạt táo đỏ

06:05:58 07/11/2024
Sau phẫu thuật, trẻ được chuyển đến khoa Hồi sức tích cực của Bệnh viện để chống sốc, nuôi dưỡng qua tĩnh mạch, thở máy, an thần. Đến nay, sức khỏe của trẻ đã ổn định và xuất viện.

Vị thuốc từ loài ong đen sống trong tre nứa chữa bệnh gì?

06:05:31 07/11/2024
Ong đen còn được dùng để ngâm rượu thuốc. Trước khi ngâm ong vào rượu, có thể dùng nhiều phương pháp khác như làm đông ong đen trong tủ lạnh hoặc cho vào nước sôi để gây bất động rồi đặt vào rượu sau.

Uống nước lá ổi mỗi ngày có tác dụng gì?

05:48:26 07/11/2024
Nếu uống quá nhiều nước lá ổi, uống thường xuyên trong một thời gian dài lại sẽ làm mất cân bằng enzyme trong tiêu hóa, gây ra rối loạn tiêu hóa dẫn đến táo bón.

Người dân cẩn trọng, không để bị rơi vào bẫy tẩy chay i-ốt

05:45:37 07/11/2024
Đây là căn cứ để dự thảo sửa đổi Nghị định số 09/2016/NĐ-CP không thay đổi Khoản 1 Điều 6; cần tiếp tục thực hiện muối dùng để ăn trực tiếp và dùng trong chế biến thực phẩm cần phải được tăng cường i-ốt.

Có thể bạn quan tâm

Cho tại ngoại nuôi con nhỏ, bị can trộm cắp trốn truy nã 12 năm

Pháp luật

12:29:33 07/11/2024
Ngày 7-11, Công an TP Tuy Hòa, tỉnh Phú Yên cho biết cơ quan này đã bắt Lê Kim Nữ (40 tuổi, ngụ huyện Tuy An, tỉnh Phú Yên) theo lệnh truy nã về tội trộm cắp tài sản.

Nữ sinh 16 tuổi sinh con trong nhà vệ sinh, hé lộ 3 lần bị bố bạn cùng lớp tấn công tình dục

Thế giới

12:26:30 07/11/2024
Theo lời khai của nữ sinh 16 tuổi, cô đã bị xâm hại, cưỡng bức bởi người đàn ông họ Thái - cha của một bạn cùng lớp với mình, tổng cộng là 3 lần.

Tôi tiết kiệm được 1,7 tỷ đồng sau khi ngừng chi tiền cho 5 thứ này

Sáng tạo

12:21:24 07/11/2024
Sau khi tiết kiệm được 500.000 NDT (khoảng 1,7 tỷ đồng), tôi thực sự hiểu rằng một số khoản chi tiêu hoàn toàn không phải là nhu cầu thiết yếu của cuộc sống

Cậu bé cắm cúi làm bài tập về nhà, sự xuất hiện của "sinh vật lạ" bên cạnh khiến bố mẹ chỉ biết dở khóc dở cười

Netizen

12:13:35 07/11/2024
Mới đây, mạng xã hội lan truyền đoạn clip một cậu bé vừa học bài vừa ôm một chú chó vàng bên cạnh mình. Dù bên cạnh là một em cún vô cùng đáng yêu, nhưng nam sinh này vẫn chăm chú học bài.

Bà xã của anh tài Tiến Luật ngày càng trẻ trung ở tuổi 40 nhờ chăm diện 5 món thời trang

Phong cách sao

12:04:06 07/11/2024
Váy dài sáng màu thích hợp để diện trong những buổi dạo phố cuối tuần hay chuyến du lịch mùa hè. Để tạo sự thoải mái, phóng khoáng cho các set váy dài, Thu Trang thường chọn những mẫu giày dép như dép lê to bản, sneaker trắng hay mule.

Phụ nữ trên 40 tuổi nên tham khảo Angelina Jolie để chinh phục xuất sắc phong cách thời trang tối giản

Thời trang

11:58:30 07/11/2024
Để đảm bảo sự hài hòa cho những set váy màu trung tính, Angelina Jolie chọn giày cao gót mũi nhọn hoặc dép lê màu nhã nhặn. Ngoài ra, Angelina Jolie còn tô điểm khuyên tai tròn và kính râm giúp outfit trông long lanh, nổi bật hơn nhưng ...

Quảng Ninh: Tai nạn tại Công ty Than Dương Huy khiến 1 thợ cơ điện tử vong

Tin nổi bật

11:49:34 07/11/2024
Trước đó, vào ngày 21/10, tại lò giếng phụ trục tải -98/-250 thuộc Dự án khai thác của Công ty Than Dương Huy - TKV cũng đã xảy ra một vụ tai nạn lao động khiến một công nhân khai thác hầm lò bậc 1/5 tử vong.

Quang Minh khoe cận mặt con trai, nhìn đến ảnh phản chiếu để lộ 1 thông tin

Sao việt

11:35:41 07/11/2024
Sau khi thông tin vừa chào đón con trai được chia sẻ rầm rộ, Quang Minh cũng công khai luôn khuôn mặt của em bé.

Mbappe khiến Real Madrid tệ hơn

Sao thể thao

11:34:13 07/11/2024
HLV Carlo Ancelotti đã đúng khi đánh giá rằng Kylian Mbappe là nguyên nhân chính khiến Real Madrid sa sút phong độ, sau mùa giải 2023/24 thành công với cú đúp danh hiệu La Liga và Champions League.

Trời mưa to bỗng nghe tiếng đập cửa uỳnh uỳnh, mẹ đơn thân tưởng kẻ trộm nhưng vừa mở cửa ra liền ôm mặt khóc tức tưởi

Góc tâm tình

10:47:08 07/11/2024
Tôi nghĩ, một người phụ nữ như mình cũng xứng đáng gặp được người đàn ông tốt như vậy sao? Tôi là người truân chuyên trong chuyện tình cảm.

Da khô do thiếu nước nhận biết và khắc phục cách nào?

Làm đẹp

10:33:28 07/11/2024
Bên cạnh đó, một số thói quen như sử dụng sản phẩm chăm sóc da không phù hợp, không dưỡng ẩm đầy đủ hoặc sử dụng quá nhiều sản phẩm tẩy rửa cũng làm cho da mất đi độ ẩm cần thiết.