WHO: Thế giới đã bước vào sóng Covid-19 mới
WHO cho biết thế giới đang ở giai đoạn đầu làn sóng lây nhiễm, tử vong mới do Covid-19 gây ra và chỉ vaccine mới kết thúc được đại dịch.
“19 tháng sau khi đại dịch bùng phát và 7 tháng từ khi vaccine đầu tiên được phê duyệt, chúng ta đang ở giai đoạn đầu của một làn sóng lây nhiễm và tử vong khác”, Tổng giám đốc Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) Tedros Adhanom Ghebreyesus phát biểu với Ủy ban Olympic Quốc tế tại Tokyo hôm 21/7.
Tổng giám đốc WHO Tedros Adhanom Ghebreyesus phát biểu với Ủy ban Olympic Quốc tế tại Tokyo hôm 21/7. Ảnh: AFP .
Theo ông Tedros, thất bại toàn cầu về chia sẻ vaccine, xét nghiệm và điều trị đang dẫn đến “đại dịch hai hướng”. Những nước đủ nguồn lực vaccine đang mở cửa, trong khi các nước khác phải phong tỏa để hạn chế virus lây lan. Bức tranh đối lập vaccine trên khắp thế giới đang cho thấy “sự bất bình đẳng đáng sợ”.
Video đang HOT
“Đây không chỉ là sự xúc phạm về mặt đạo đức, mà còn là tự đánh bại mình về mặt dịch tễ học và kinh tế. Đại dịch là thử thách và thế giới đang thất bại”, Tedros nói, thêm rằng Covid-19 càng kéo dài càng gây nhiều bất ổn về kinh tế xã hội và mối đe dọa sẽ vẫn còn cho đến khi tất cả quốc gia có biện pháp xử lý dịch bệnh.
Tổng giám đốc WHO cũng chỉ trích tương phản vaccine giữa các nước giàu và nước nghèo. Ông cho biết 75% tổng số liều vaccine, tương đương hơn 3,5 tỷ mũi, đã được tiêm ở 10 quốc gia, trong khi chỉ 1% người dân ở các nước nghèo hơn được tiêm ít nhất một mũi.
“Vaccine là công cụ mạnh mẽ và thiết yếu, nhưng thế giới đã không sử dụng hiệu quả”, ông nói.
WHO đã kêu gọi nỗ lực lớn trên toàn thế giới để tiêm chủng cho ít nhất 70% dân số ở mọi quốc gia vào giữa năm tới. “Đại dịch sẽ kết thúc khi thế giới chọn cách kết thúc nó. Việc đó phụ thuộc vào chúng ta. Chúng ta có tất cả công cụ cần thiết, chúng ta có thể xét nghiệm và điều trị”, Tedros nhấn mạnh.
Ông đồng thời kêu gọi các nền kinh tế hàng đầu chia sẻ vaccine và tài trợ các nỗ lực toàn cầu để dễ dàng tiếp cận vaccine hơn, cũng như khuyến khích các công ty mở rộng quy mô sản xuất.
Thế vận hội Tokyo sẽ khai mạc vào 23/7 sau một năm bị hoãn vì đại dịch, trong bối cảnh ca Covid-19 tăng nhanh ở Tokyo. Ca Covid-19 đầu tiên đã được ghi nhận trong làng vận động viên cuối tuần qua. Hiện hơn 70 ca nhiễm liên quan đến Olympic.
Dù vậy, Tedros cho rằng Thế vận hội là một sự kiện cần thiết cho thế giới hiện nay để “thắp lên hy vọng giữa thời kỳ đại dịch”.
WHO cảnh báo Delta sẽ trở thành biến thể chủ đạo trong vài tháng tới
Ngày 21/7, Tổ chức Y tế thế giới (WHO) đánh giá biến thể Delta của virus SARS-CoV-2 sẽ trở thành biến thể chủ đạo, gây ra phần lớn các ca bệnh COVID-19 trên toàn thế giới chỉ trong vài tháng tới.
Tổng Giám đốc Tổ chức Y tế thế giới (WHO) Tedros Adhanom Ghebreyesus tại cuộc họp ở Geneva, Thụy Sĩ. Ảnh: AFP/TTXVN
Theo WHO, biến thể Delta, được phát hiện lần đầu tiên tại Ấn Độ, tới nay đã lây lan ra 124 quốc gia và vùng lãnh thổ. Biến thể này cũng được phát hiện trong hơn 75% số mẫu bệnh phẩm được đưa đi phân tích chuỗi gen tại nhiều quốc gia lớn. Trong báo cáo dịch bệnh hằng tuần công bố ngày 20/7, WHO cho rằng biến thể này sẽ lấn án tất cả các biến thể khác và trở thành biến thể gây bệnh chính trong những tháng tới.
Ngoài Delta, hiện trong danh sách biến thể gây lo ngại (VOCs) của WHO còn có 3 biến thể khác là Alpha, Beta và Gamma phát hiện lần đầu tiên lần lượt tại Anh, Nam Phi và Brazil. Theo thống kê của WHO, số các quốc gia và vùng lãnh thổ ghi nhận phát hiện biến thể Alpha là 180, biến thể Beta là 130 và Gama là 78.
Theo phân tích chuỗi gen virus SARS-CoV-2 được báo cáo lên sáng kiến khoa học toàn cầu GISAID, trong 4 tuần tính đến ngày 20/7, tỷ lệ các mẫu phân tích là biến thể Delta đã tăng lên mức 75% ở một số quốc gia. Trong số này có Australia, Bangladesh, Botswana, Anh, Trung Quốc, Đan Mạch, Ấn Độ, Indonesia, Israel, Bồ Đào Nha, Nga, Singapore và Nam Phi.
Cũng theo WHO, ngày càng nhiều bằng chứng cho thấy biến thể Delta có khả năng lây lan nhanh hơn so với những biến thể không thuộc nhóm VOCs. Tuy nhiên, đến nay vẫn chưa giải thích được chính xác cơ chế giúp biến thể này lây nhiễm dễ dàng hơn.
Cũng trong báo cáo trên, WHO cho biết thế giới ghi nhận 3,4 triệu ca mắc mới trong tuần tính đến ngày 18/7, tăng 12% so với tuần trước đó. Với đà này, WHO dự báo tổng số ca COVID-19 toàn cầu sẽ vượt mức 200 triệu ca trong 3 tuần tới. Theo tổ chức này, tình trạng lây nhiễm gia tăng trên toàn cầu do tác động của 4 yếu tố, bao gồm: Xuất hiện thêm nhiều biến thể có khả năng lây lan nhanh, nhiều nước nới lỏng các biện pháp hạn chế, các hoạt động giao lưu xã hội gia tăng và vẫn còn lượng lớn những người chưa được tiêm vaccine ngừa COVID-19.
Olympic Tokyo 2020: WHO khẳng định không thể loại trừ hoàn toàn nguy cơ dịch bệnh Tổng Giám đốc Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) Tedros Adhanom Ghebreyesus ngày 21/7 khẳng định không thể loại trừ hoàn toàn nguy cơ dịch COVID-19 tại Olympic Tokyo 2020, dự kiến khai mạc vào cuối tuần này, đồng thời nhấn mạnh việc tổ chức thành công sự kiện này cần được đánh giá dựa trên cách thức xử lý tốt các...