WHO thành lập ủy ban mới giúp tăng cường ứng phó tình trạng y tế khẩn cấp
Ban lãnh đạo Tổ chức Y tế thế giới (WHO) ngày 30/5 đã quyết định thành lập một ủy ban mới để giúp tăng cường khả năng ứng phó đối với các trường hợp khẩn cấp về y tế tương tự như đại dịch COVID-19.
Trụ sở WHO tại Geneva, Thụy Sĩ. Ảnh: AFP/TTXVN
Theo quyết định được thông qua tại cuộc họp thường niên của ban lãnh đạo WHO gồm 34 thành viên, tổ chức này sẽ thành lập Ban Thường trực về ứng phó, sẵn sàng và ngăn ngừa tình trạng khẩn cấp về y tế nhằm giúp khắc phục những thiếu sót của cơ quan y tế thuộc Liên hợp quốc (LHQ) này.
Các cuộc họp chính thức của WHO đôi khi cách nhau tới vài tháng. Tuy nhiên, quyết định trên sẽ cho phép ủy ban mới nhóm họp ngay sau khi Tổng giám đốc WHO ban bố tình trạng khẩn cấp về y tế toàn cầu (PHEIC) – một quyết định kích hoạt việc kêu gọi thêm tài trợ, các biện pháp y tế công cộng và một loạt các khuyến nghị nhằm kiểm soát sự lây lan của dịch bệnh.
WHO đã phải đối mặt với những lời chỉ trích trong việc xử lý đại dịch COVID-19 như phản ứng chậm đối với các ca lây nhiễm ban đầu dẫn đến hạn chế trong việc phát hiện dịch bệnh và khiến cho virus lây lan. Một số chuyên gia về dịch bệnh cho rằng WHO và các chính phủ phải tránh lặp lại những sai lầm như vậy trong các đợt bùng phát dịch bệnh khác, ví dụ như bệnh đậu mùa khỉ hiện nay.
Chuyên gia của Áo, Clemens Martin Auer, người đề xuất thành lập ủy ban trên, cho rằng đây có thể là một trong những điểm yếu nhất trong đại dịch COVID-19 vừa qua mà các quốc gia thành viên hoặc cơ quan quản lý không có cơ hội tham vấn ngay sau khi WHO tuyên bố COVID-19 là đại dịch.
Theo chuyên gia này, ủy ban mới của WHO cũng sẽ tiến hành giám sát chương trình y tế khẩn cấp trong điều kiện bình thường để bảo đảm có phản ứng phù hợp. Ông Martin Auer nhận định ban thường trực sẽ là một phần không thể thiếu trong cấu trúc toàn cầu mới về tình trạng khẩn cấp y tế. Trong số những nhà tài trợ cho sáng kiến này có Mỹ, Liên minh châu Âu (EU), Vương quốc Anh và Nhật Bản.
WHO: ném một cán thuốc lá là đưa 7.000 hóa chất độc hại vào môi trường
Tổ chức Y tế thế giới đưa ra báo cáo về tác động của ngành công nghiệp thuốc lá đối với môi trường, từ trồng trọt đến sản xuất, tiêu thụ và xả thải.
Thuốc lá gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng hơn nhiều người tưởng. Ảnh REUTERS
Hãng AFP ngày 31.5 đưa tin Tổ chức Y tế thế giới (WHO) cảnh báo rằng ngành công nghiệp thuốc lá là mối đe dọa lớn hơn nhiều người tưởng, và là một trong những thủ phạm gây ô nhiễm nhất thế giới.
Theo đó, ngành công nghiệp này gây phá rừng quy mô lớn, lấy mất nguồn đất và nước sản xuất thực phẩm vốn rất cần thiết tại các nước nghèo, thải ra nhựa, hóa chất và hàng triệu tấn CO 2.
Báo cáo đưa ra vào Ngày Thế giới Không thuốc lá (31.5), WHO cho rằng ngành thuốc lá nên chịu trách nhiệm và chi trả cho việc dọn dẹp. Báo cáo "Tobacco: poisoning our planet" (tạm dịch: Thuốc lá: đầu độc hành tinh chúng ta) xem xét tác động của toàn bộ quy trình, từ trồng trọt đến sản xuất, tiêu thụ và xả thải.
Trong khi ảnh hưởng của thuốc lá đối với sức khỏe đã được ghi nhận từ nhiều thập niên qua và vẫn gây ra hơn 8 triệu cái chết hằng năm trên thế giới, báo cáo tập trung vào những hậu quả môi trường lớn hơn.
Theo ông Ruediger Krech, giám đốc về tuyên truyền y tế của WHO, kết quả cho thấy những hậu quả này là "tàn phá toàn diện" và ngành thuốc lá là một trong những ngành gây ô nhiễm nhất từng ghi nhận.
Cụ thể, thuốc lá dẫn đến việc mất khoảng 600 triệu cây cối hằng năm, trong khi việc trồng và sản xuất thuốc lá sử dụng 200.000 ha đất và 22 tỉ tấn nước hằng năm. Thuốc lá còn phát thải 84 triệu tấn CO 2 hằng năm.
Ngoài ra, các sản phẩm thuốc lá là thứ xả rác nhiều nhất trên hành tinh, chứa hơn 7.000 hóa chất độc hại thẩm thấu vào môi trường, theo ông Krech.
Ông ước tính rằng có 4.500 tỉ cán thuốc được hằng năm thải ra môi trường và đến đại dương, sông ngòi, vỉa hè, bãi biển... trong đó, chỉ 1 cán thuốc cũng có thể làm ô nhiễm 100 lít nước
Mỹ đề xuất lệnh cấm thuốc lá vị bạc hà
Khoảng 1/4 người trồng thuốc lá mắc "bệnh thuốc lá xanh", tức bị ngộ độc nicotin hấp thu qua da. Những nông dân tiếp xúc với lá cả ngày tiêu thụ nicotin tương đương 50 điếu thuốc/ngày.
Việc xử lý, vận chuyển thuốc lá cũng gây phát thải khí nhà kính tương đương 1/5 lượng phát thải carbon trong ngành hàng không. Chưa hết, các sản phẩm thuốc điếu, thuốc lá không khói và thuốc lá điện tử còn gây ô nhiễm rác thải nhựa.
WHO kêu gọi các nước xem đầu lọc thuốc như nhựa sử dụng một lần và nên cân nhắc cấm.
WHO: Bệnh đậu mùa khỉ không gây nguy cơ nghiêm trọng đối với y tế toàn cầu Bệnh đậu mùa khỉ gây ra "nguy cơ vừa phải" đối với y tế cộng đồng ở mức độ toàn cầu. Tuyên bố này do Tổ chức Y tế thế giới (WHO) đưa ra ngày 29/5 trong bối cảnh xuất hiện nhiều ca mắc tại các quốc gia thường không ghi nhận bệnh này. Bệnh nhân mắc đậu mùa khỉ được điều trị...