WHO phê duyệt xét nghiệm đầu tiên chẩn đoán bệnh lao nhanh và chính xác
Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) vừa cấp phép tiền thẩm định cho xét nghiệm chẩn đoán phân tử bệnh lao mang tên Xpert MTB/RIF Ultra.
Đây là xét nghiệm đầu tiên để chẩn đoán bệnh lao và xét nghiệm độ nhạy cảm với kháng sinh…
Bệnh lao là một trong những căn bệnh truyền nhiễm gây tử vong hàng đầu thế giới, với hơn một triệu ca tử vong mỗi năm, tạo ra gánh nặng kinh tế xã hội, đặc biệt là ở các nước có thu nhập thấp và trung bình.
Phát hiện sớm và chính xác bệnh lao, đặc biệt là các chủng kháng thuốc, vẫn là ưu tiên y tế toàn cầu quan trọng và đầy thách thức.
Bệnh lao là một trong những căn bệnh truyền nhiễm gây tử vong hàng đầu thế giới.
TS. Yukiko Nakatani, Trợ lý Tổng giám đốc WHO về Tiếp cận Thuốc và Sản phẩm Y tế cho biết, việc xét nghiệm chẩn đoán bệnh lao đầu tiên này đánh dấu một cột mốc quan trọng trong nỗ lực của WHO, nhằm hỗ trợ các quốc gia mở rộng quy mô và đẩy nhanh việc tiếp cận các xét nghiệm lao chất lượng cao đáp ứng cả khuyến nghị của WHO và các tiêu chuẩn nghiêm ngặt về chất lượng, an toàn và hiệu suất của WHO. Điều này nhấn mạnh tầm quan trọng của các công cụ chẩn đoán mang tính đột phá trong việc giải quyết một trong những căn bệnh truyền nhiễm nguy hiểm nhất thế giới.
Việc WHO tiền thẩm định xét nghiệm này sẽ đảm bảo chất lượng của các xét nghiệm chẩn đoán được sử dụng, để cải thiện khả năng tiếp cận chẩn đoán và điều trị sớm.
Xét nghiệm Xper MTB/RIF Ultra, được thiết kế để sử dụng trên Hệ thống thiết bị GeneXpert, xét nghiệm khuếch đại axit nucleic (NAAT) phát hiện vật liệu di truyền của Mycobacterium tuberculosis, vi khuẩn gây bệnh lao, trong các mẫu đờm và cung cấp kết quả chính xác trong vòng vài giờ; đồng thời, xác định các đột biến liên quan đến kháng rifampicin, một chỉ số chính của bệnh lao kháng nhiều loại thuốc.
Video đang HOT
Xét nghiệm này dành cho những bệnh nhân có kết quả xét nghiệm dương tính với bệnh lao phổi và chưa bắt đầu điều trị bằng thuốc chống lao hoặc đã điều trị ít hơn ba ngày trong sáu tháng qua.
Còn nhiều khó khăn trong lấy mẫu xét nghiệm lao: Rất cần thêm các phương pháp mới
Các phương pháp chẩn đoán bệnh lao hiện nay bộc lộ nhiều mặt hạn chế về thời gian trả kết quả lâu như nuôi cấy, độ nhạy thấp, do đó, các chuyên gia cho rằng rất cần có thêm phương pháp mới nhanh, tiện lợi hơn.
Việc sàng lọc, phát hiện các ca lao mới vẫn gặp nhiều khó khăn
Tại hội thảo về phương pháp chẩn đoán mới trong điều trị, thanh toán bệnh lao, PGS-TS Nguyễn Bình Hoà, Phó Giám đốc Bệnh viện Phổi Trung ương, Phó trưởng ban điều hành Chương trình lao Quốc gia cho biết khả năng tiếp cận chẩn đoán vẫn là một rào cản đáng kể đối với việc chăm sóc và điều trị lao.
Việt Nam đứng 11/30 nước có gánh nặng về lao và bệnh lao kháng đa thuốc cao nhất toàn cầu. Ước tính, mỗi năm tại Việt Nam có khoảng 169.000 ca bệnh lao mới mắc, 8.900 trường hợp kháng đa thuốc và khoảng 14.200 ca tử vong.
Gánh nặng về bệnh lao tại Việt Nam vẫn còn cao nhưng việc sàng lọc, phát hiện các ca lao mới vẫn còn gặp nhiều khó khăn. Hiện còn có khoảng 40% bệnh nhân lao chưa được phát hiện.
Bệnh nhân lao điều trị tại Bệnh viện Phổi Trung ương (Ảnh: Minh Hương).
Theo PGS.TS Nguyễn Bình Hòa, các phương pháp chẩn đoán vi khuẩn lao hiện nay bộc lộ nhiều mặt hạn chế về thời gian trả kết quả lâu như nuôi cấy, độ nhạy thấp như soi AFB trực tiếp, hay chi phí cao như Xpert và hầu hết các phương pháp đều vẫn còn có những hạn chế.
Ngoài ra, việc chẩn đoán dựa trên mẫu đờm thường khiến cho việc chẩn đoán bị kéo dài vài ngày thậm chí vài tuần và khiến người bệnh không được xét nghiệm chẩn đoán lao kịp thời.
Trong đó, với phương pháp chẩn đoán lao truyền thống qua dịch đờm, nhiều người bày tỏ sự khó khăn, bất tiện khi lấy dịch đờm họng, nhất là với phụ nữ, trẻ em.
"Hậu quả của việc chẩn đoán chậm là gia tăng nguy cơ lây lan bệnh lao trong cộng đồng và làm chậm trễ trong điều trị đã dẫn đến gia tăng số ca tử vong do lao"- Phó Giám đốc Bệnh viện Phổi Trung ương nói.
Cùng quan điểm này, TS Nguyễn Thị Vân Anh, Trưởng Văn phòng FIND Việt Nam - tổ chức phi lợi nhuận trong lĩnh vực y tế đánh giá, hầu hết các phương pháp chẩn đoán lao hiện nay còn nhiều hạn chế khi áp dụng cho bệnh nhân mắc lao ngoài phổi, lao phổi ít vi khuẩn, hay bệnh nhân HIV...
Do vậy, việc nghiên cứu và phát triển các xét nghiệm mới hiệu quả, thuận tiện và phù hợp hơn là đòi hỏi cấp thiết, đặc biệt các xét nghiệm chẩn đoán bệnh lao sử dụng các bệnh phẩm lâm sàng không phải là đờm rất cần thiết cho bệnh nhân mắc lao ngoài phổi, bệnh nhân không khạc được đờm, bệnh nhân HIV...
Ngoài ra, việc sử dụng bệnh phẩm khác ngoài đờm sẽ mở ra cơ hội phong phú hơn về giải pháp kỹ thuật để phát triển xét nghiệm mới.
Chia sẻ thêm thông tin về vấn đề này, TS Hoàng Thị Mỹ Hạnh, Viện Chiến lược và Chính sách y tế (Bộ Y tế) cho biết, có đến 64,1% nhân viên y tế được hỏi cho biết khó khăn trong việc lấy mẫu đờm do 97% người bệnh không thể khạc đờm. Lý do là người bệnh không biết cách khạc đờm, một số nhóm người bệnh không có đờm, sợ lây nhiễm...
Việc đưa mẫu đờm về phòng xét nghiệm và vài tuần sau mới có kết quả cũng là rào cản. Có đến 88,6% người dân có kết quả sau khi lấy mẫu từ 1 tuần-1 tháng; 7,4% lấy mẫu trong khoảng từ 1-3 tháng, có đến 2,7% chưa bao giờ nhận được và chỉ có 1,3% có được kết quả trong khoảng dưới 1 tuần.
Thêm phương pháp lấy mẫu mới để chẩn đoán, xét nghiệm lao
Từ tháng 6/2021 - 6/2025, Chương trình Chống lao Quốc Gia - Bệnh viện Phổi Trung ương phối hợp với FIND thực hiện Nghiên cứu đa trung tâm đánh giá độ chính xác của các xét nghiệm chẩn đoán mới để phát hiện lao ở người trưởng thành: FEND-TB. Phương pháp mới lấy mẫu xét nghiệm bệnh lao bằng nước bọt (phết lưỡi) và nước tiểu, thay vì lấy đờm như hiện nay.
Mục đích là thu thập dữ liệu và mẫu bệnh phẩm lâm sàng, thực hiện các xét nghiệm chẩn đoán bệnh lao thông thường làm tiêu chuẩn tham chiếu và thực hiện các xét nghiệm.
Chia sẻ kết quả nghiên cứu về một số mẫu bệnh phẩm mới trong chẩn đoán lao tại cơ sở y tế, TS Hoàng Thị Mỹ Hạnh, cho biết hai phương pháp sàng lọc bệnh lao mới là: phết lưỡi và sử dụng nước tiểu để tìm vi khuẩn lao đang được thí điểm tại một số cơ sở y tế thuộc 4 tỉnh, thành phố có số ca mắc lao mới và tái phát hàng đầu là TP Hà Nội, TP HCM, Đà Nẵng và An Giang.
TS Hoàng Thị Mỹ Hạnh chia sẻ về tin tưởng của người bệnh đối với mẫu phết lưỡi/ nước tiểu so với mẫu đờm để xét nghiệm, chẩn đoán lao.
Theo TS Hạnh, các phương pháp này có nhiều ưu điểm so với phương pháp truyền thống đó là quy trình lấy mẫu nhanh, nguy cơ lây nhiễm thấp, tăng tiếp cận với xét nghiệm lao, phù hợp với chiến dịch sàng lọc cộng đồng quy mô lớn... Ngoài ra, phương pháp này cũng phù hợp với những bệnh nhân ốm nặng; những người không thể khạc đờm như người già và nhóm dễ bị bỏ sót là trẻ em; bệnh nhân HIV... Hiện các nghiên cứu đang tiếp tục được thực hiện để đánh giá độ nhạy của phương pháp.
Đây là hướng tiếp cận quan trọng góp phần đạt mục tiêu chấm dứt bệnh lao ở Việt Nam, nguy cơ lây nhiễm thấp, giảm khối lượng công việc cho nhân viên y tế, mức giá thấp hơn so với xét nghiệm đờm.
Còn đối với mẫu nước tiểu, nhân viên y tế, mọi người cũng đều đánh giá có nhiều lợi thế hơn lấy mẫu đờm, giá thành tương đối rẻ...
Hiện phương pháp FEND-TB được triển khai tại các quốc gia Nam Phi, Peru, Uganda, Moldova và Việt Nam. Mạng lưới nghiên cứu này đóng vai trò quan trọng trong việc tăng tốc việc đánh giá để có thể đưa vào áp dụng một cách sớm nhất các công cụ chẩn đoán.
Chẩn đoán đồng nhiễm lao trên bệnh nhân HIV Thực tế trên lâm sàng, bệnh lao thường đồng nhiễm với HIV. Lao là bệnh nhiễm trùng cơ hội thường gặp nhất và là nguyên nhân gây tử vong cao nhất ở người nhiễm HIV. Người nhiễm HIV có nguy cơ mắc lao cao cấp hơn 19 lần so với người không nhiễm HIV và có nguy cơ mắc lao kháng thuốc cao....