WHO khuyến nghị dùng vaccine đặc trị Omicron cho mũi tiêm thứ 3
Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) dự kiến sẽ ra thông báo ủng hộ việc sử dụng vaccine đặc trị biến thể COVID-19 cho mũi tiêm thứ ba.
Một số công ty dược chuyển hướng phát triển vaccine đặc trị biến thể Omicron. Ảnh: AFP
Theo tờ Financial Times (FT), khuyến nghị của ban cố vấn trực thuộc WHO đánh dấu bước chuyển dịch quan điểm của cơ quan này trong tiêm chủng ngừa COVID-19. Việc dùng vaccine đặc trị Omicron cho mũi tiêm thứ ba nhằm tăng phản ứng miễn dịch trước nguy cơ virus nhiều khả năng sẽ tiếp tục có đột biến.
Financial Times dẫn hai nguồn thạo tin cùng với tài liệu tiếp cận được cho biết khuyến nghị này do một nhóm kỹ thuật thuộc WHO đưa ra và đây là lần đầu tiên có khuyến nghị về sử dụng vaccine đặc trị biến thể COVID-19 kể từ thời điểm Omicron xuất hiện và lây lan mạnh trên toàn cầu từ cuối năm ngoái.
Khuyến nghị tạm thời có thể được công bố sớm nhất trong ngày 17/6. Đại diện WHO không trả lời các câu hỏi cụ thể của báo chí, chỉ nói rằng cơ quan này có biết việc nhóm kỹ thuật sẽ sớm đưa ra tuyên bố. Người đại diện cho biết về nguyên tắc, WHO sẽ chỉ đưa ra khuyến nghị chính sách thực tế một khi các loại vaccine đặc trị biến chủng COVID-19 được chứng minh an toàn, có đầy đủ dữ liệu.
Video đang HOT
Hiện chưa có loại vaccine đặc trị biến chủng Omicron nào xuất hiện trên thị trường. Các loại vaccine hiện hành đều được phát triển, sản xuất nhằm vào chủng virus gốc xuất hiện lần đầu tiên ở Vũ Hán, Trung Quốc hơn hai năm trước. Những vaccine này duy trì được hiệu lực bảo vệ cao, chống chuyển bệnh nặng và tình trạng nhập viện, nhưng độ hữu hiệu về chống lây nhiễm lại suy giảm nhanh theo thời gian, nhất là khi gặp phải biến chủng Omicron.
Ngay sau khi Omicron xuất hiện và lây lan mạnh trên toàn cầu, giới chức y tế đã đề ra câu hỏi mở: Liệu có nên phát triển vaccine theo hướng đặc trị biến chủng để có được khả năng bảo vệ người dân tốt hơn? Giới y học và các công ty trong ngành dược phẩm từng cảnh báo việc dịch chuyển nghiên cứu sang vaccine đặc hiệu chống Omicron sẽ gặp phải một số rào cản trong giai đoạn đầu.
Liên danh BioNTech/Pfizer và Moderna là hai hãng đi đầu trong phát triển vaccine đặc trị Omicron. Đại diện Moderna ngày 8/6 cho biết vaccine phiên bản tích hợp đột biến protein gai Omicron của hãng giúp tăng khả năng miễn dịch, an toàn. Moderna bắt đầu thử nghiệm lâm sàng vaccine mũi tăng cường ngừa COVID-19 được bào chế để chống lại biến thể Omicron từ tháng 1/2022.
Kết quả bước đầu cho thấy mũi vaccine tăng cường đặc hiệu giúp gia tăng lượng kháng thể trung hòa với virus lên gấp 8 lần. Loại vaccine này nhìn chung được dung nạp tốt, với các tác dụng phụ tương đương với mũi vaccine tăng cường công nghệ mRNA-1273 liều 50 microgam. Giám đốc điều hành Moderna Stephane Bancel hy vọng vaccine đặc hiệu này sẽ có mặt trên thị trường vào cuối mùa Hè.
Cơ quan dược phẩm châu Âu (EMA) trong tuần này cũng đã bắt đầu rà soát, đánh giá vaccine đặc trị Omicron của BioNTech/Pfizer. Các vaccine ngừa COVID-19 do Moderna và Pfizer/BioNTech sản xuất đều dựa trên công nghệ mRNA, khiến vaccine có thể nhanh chóng bắt kịp với sự phát triển của các biến thể mới của virus SARS-CoV-2.
Dựa trên những dữ liệu hiện có, WHO nhìn nhận mũi tăng cường bằng vaccine đặc trị Omicron giúp tăng biên độ phản ứng miễn dịch. Khuyến nghị này chỉ áp dụng với mũi tiêm tăng cường và không liên quan đến liệu trình tiêm vaccine cơ bản, gồm tiêm mũi một và mũi hai.
Biến thể phụ BA.5 mới của Omicron nguy cơ lây lan nhanh
Các chuyên gia nói rằng biến thể BA.5 mới của Omicron có thể sẽ nhanh chóng lan rộng. Vậy thực tế nó nguy hiểm như thế nào? Và liệu vaccine có thể ngăn chặn BA.5?
Các nhà khoa học cho rằng biến thể phụ BA.5 của Omicron chịu trách nhiệm cho hầu hết các trường hợp lây nhiễm COVID-19 mới thời gian gần đây. Ảnh: AP
Theo báo Deutsche Welle (Đức), do sự gia tăng toàn cầu các trường hợp nhiễm COVID-19 bởi biến thể phụ BA.5, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) hiện xếp nó là một "biến thể đáng lo ngại". Các chuyên gia tại cơ quan y tế hàng đầu của Đức đã cảnh báo rằng các BA.5 có thể sẽ khiến các ca COVID-19 gia tăng trong mùa Hè này.
Viện Robert Koch của Đức (RKI), cảnh báo rằng các biến thể phụ BA.4 và BA.5 của Omicron đang phát triển nhanh hơn tất cả các biến thể khác và kết luận rằng hai biến thể này có thể sớm chịu trách nhiệm chính cho phần lớn các ca nhiễm ở Đức. Cụ thể, biến thể BA.5 đã chiếm 10% số ca lây nhiễm hiện tại, nhiều gấp đôi so với tuần trước.
Biến thể BA.5 đã gây lo ngại ở Nam Phi vào đầu tháng 5, nhưng làn sóng lây nhiễm sau đó tương đối nhỏ và hiện đang lắng xuống. Tuy nhiên, ở Bồ Đào Nha, BA.5 đã gây ra 80% tổng số ca nhiễm mới. Biến thể này dễ lây lan hơn các biến thể trước như BA.2. Cùng với việc khó xác định các kháng thể trung hòa hơn, BA.5 có khả năng lây nhiễm cao hơn so với các biến thể phụ Omicron khác.
Các chuyên gia y tế cảnh báo các các nhiễm ở Đức có thể tái bùng phát như vào mùa Đông vừa qua. Nguyên nhân một phần là do hiệu quả của các vaccine COVID-19 đã tiêm sẽ giảm dần theo thời gian khi mức độ kháng thể giảm xuống.
Điều đó có nghĩa là không ai được bảo vệ hoàn toàn trước BA.5 - các ca nhiễm mới vẫn có thể tăng lên mặc dù đã tiêm phòng hoặc bị nhiễm COVID-19 trong quá khứ.
Nhưng đã có ít trường hợp tử vong và nhập viện hơn. Giống như các biến thể phụ Omicron khác, BA.5 nhẹ hơn so với nhiễm các chủng COVID-19 khác, như Delta. Theo các chuyên gia, điều này là do hàng triệu người được tiêm chủng hoặc có kháng thể, làm cho khả năng miễn dịch chung của dân số cao hơn so với thời điểm bắt đầu đại dịch.
Tuy nhiên, RKI khuyến cáo rằng người cao tuổi và những người trong nhóm nguy cơ nên tiêm một loại vaccine tăng cường khác để tăng cường miễn dịch.
WHO: Trên 2/3 dân số thế giới đã có kháng thể COVID-19 Theo Tổ chức Y tế thế giới (WHO), hơn 2/3 dân số thế giới có thể đã có lượng kháng thể COVID-19 đáng kể, có nghĩa là đã từng mắc bệnh hoặc đã được tiêm chủng. Người dân di chuyển trên đường phố tại New York, Mỹ. Ảnh tư liệu: AFP/TTXVN Trong một bản tổng hợp các nghiên cứu từ khắp thế giới,...