WHO: “Khoảnh khắc nguy hiểm” tại nhiều quốc gia ở bắc bán cầu vì nCov tăng vọt
Hôm qua WHO báo cáo 3 ngày liên tiếp số ca mắc mới trên toàn thế giới phá kỷ lục, đồng thời kêu gọi các quốc gia hành động nhiều hơn nữa để chống lại đại dịch.
WHO cho biết thế giới có 465.319 ca mắc chỉ riêng trong thứ 7, một nửa số đó nằm ở châu Âu.
“Đây là khoảnh khắc nguy hiểm cho nhiều quốc gia ở bắc bán cầu khi số ca mắc tăng vọt” – ông Tedros nói nhưng cho biết mọi người không phải bất lực với virus và nhấn mạnh tầm quan trọng của giãn cách xã hội, rửa tay, gặp gỡ ngoài trời thay vì trong nhà.
Thủ tướng Tây Ban Nha Pedro Sanchez hôm qua tuyên bố tình trạng khẩn cấp mới để đối phó với sự lây nhiễm đang tăng mạnh của virus corona. Theo đó, nước này áp đặt các lệnh giới nghiêm vào ban đêm và cấm đi lại giữa các khu vực ở một số vùng. “Chúng ta đang sống trong tình hình cực đoan… đây là cuộc khủng hoảng y tế nghiêm trọng nhất trong thế kỷ qua” – ông nói tại một cuộc họp báo.
Tây Ban Nha đã từng áp đặt một trong những lệnh phong tỏa nghiêm khắc nhất để đối phó dịch và sau đó đã nới lỏng vào mùa hè. Tuy nhiên, giống như nhiều quốc gia châu Âu khác, họ đang chứng kiến đợt dịch thứ 2 trong những tuần gần đây. Hiện nay, Tây Ban Nha đã trở thành một trong những nước bị ảnh hưởng nặng nhất bởi Covid-19 với số ca mắc đã vượt 1 triệu người và số ca tử vong vượt 35.000 người.
Trong khi đó Pháp ghi nhận số ca mắc nCov mới cao kỷ lục là 52.010 ca trong 24 giờ vào hôm qua, vượt qua kỷ lục ngày trước đó là 45.422 ca mắc – Bộ Y tế cho biết hôm qua. Hiện tổng số ca mắc ở Pháp đã lên tới 1.138.507 ca, vượt cả Argentina và Tây Ban Nha để trở thành quốc gia có số ca mắc cao thứ 5 thế giới sau Mỹ, Ấn Độ, Brazil và Nga. Tỷ lệ người xét nghiệm dương tính với Covid-19 ở Pháp tăng lên 17% hôm qua, so với 16% trong ngày trước đó và khoảng 7% cách đây 1 tháng.
Tại Nga, số ca mắc Covid-19 đã vượt 1,5 triệu khi nhà chức trách báo cáo 16.710 ca nhiễm trong 24 giờ. Số ca mắc tăng lên chủ yếu ở Moscow (4.455 ca mới), sau đó tới St.Petersburg.
Tại Italy, các địa điểm công cộng như rạp chiếu phim, nhà hát, phòng tập, bể bơi đều phải đóng cửa sau khi xác nhận gần 20.000 ca mắc mới hôm 24/10.
Video đang HOT
Tại Bulgaria, Thủ tướng Boyko Borissov đã dương tính với Covid-19 sau khi thực hiện 2 xét nghiệm. Trước đó ông cũng tự cách ly và cho biết sẽ ở nhà điều trị theo đề nghị của bác sĩ.
Tại Mỹ, Chánh văn phòng Marc Short của Phó TT Mike Pence đã dương tính với Covid-19. Theo tư vấn của đơn vị y tế Nhà trắng, Phó TT Pence sẽ vẫn duy trì lịch trình của mình theo chỉ dẫn của Trung tâm phòng ngừa dịch bệnh Mỹ (CDC) đối với những nhân vật quan trọng.
Cả Phó TT Pence và phu nhân Karen đều có xét nghiệm âm tính với Covid-19.
Hôm qua (25/10), người đứng đầu WHO kêu gọi toàn cầu đoàn kết trong việc đưa ra bất kỳ vaccine chống Covid-19 nào trong bối cảnh số ca mắc tăng vọt trên khắp thế giới.
“Một điều tự nhiên là các nước muốn bảo vệ chính công dân nước mình trước khi có một vaccine hiệu quả, nhưng chúng ta phải sử dụng nó thật hiệu quả. Cách tốt nhất để làm việc này là tiêm vaccine cho một số người ở mọi quốc gia hơn là tất cả mọi người ở một số quốc gia” – ông nói – “Chủ nghĩa vaccine sẽ kéo dài đại dịch, chứ không rút ngắn nó”.
Các nhà khoa học trên khắp thế giới đang chạy đua để phát triển một vaccine chống Covid-19 vốn đã khiến hơn 1,1 triệu người thiệt mạng. Một số vaccine tiềm năng đang được thử nghiệm ở các giai đoạn lâm sàng, 10 trong số đó đang thử ở “giai đoạn 3″ cuối cùng với sự tham gia của hàng chục ngàn người.
Ông Trump tiếp tục làm Tổng thống Mỹ có lợi gì cho TQ?
Trong nhiệm kỳ đầu tiên đầy biến động, Tổng thống Trump có thể khiến Trung Quốc không hài lòng, thậm chí là tức giận về nhiều vấn đề. Tuy nhiên, nếu ông Trump tiếp tục đắc cử thêm một nhiệm kỳ nữa, Bắc Kinh cũng không phải hoàn toàn gặp bất lợi.
Ông Trump đã nhiều lần công kích Trung Quốc trong suốt 4 năm nhiệm kỳ đầu (ảnh: Asian Times)
Dưới khẩu hiện "nước Mỹ trên hết", ông Trump đã không ít lần miêu tả Trung Quốc là "mối đe dọa lớn nhất đối với Mỹ và thế giới".
Tổng thống Trump thậm chí còn cho rằng, nếu ông thất cử, Trung Quốc sẽ "sở hữu Mỹ".
Suốt nhiệm kỳ đầu tiên, ông Trump công kích Trung Quốc về đại dịch, công nghệ, Biển Đông và đặc biệt khiến Bắc Kinh "phiền lòng" khi tăng cường quan hệ, bán vũ khí cho Đài Loan.
Tuy nhiên, việc ông Trump tái đắc cử vào tháng 11 tới vẫn có thể mang lại lợi ích cho Bắc Kinh, theo một số chuyên gia.
"Trung Quốc 4 năm qua đã được ông Trump trao cơ hội để nâng cao vị thế toàn cầu. Trung Quốc đứng ra bảo vệ xu hướng toàn cầu hóa, chủ nghĩa đa phương và hợp tác quốc tế. Trong khi đó, ông Trump luôn bảo lưu quan điểm nước Mỹ trên hết và gây mất lòng đồng minh", Zhu Zhiqun - giáo sư quan hệ chính trị quốc tế tại Đại học Bucknell (Mỹ) - nhận xét.
Ngay khi vừa nhậm chức Tổng thống, ông Trump rút Mỹ khỏi một thỏa thuận hợp tác thương mại châu Á - Thái Bình Dương, mặc cho Nhật Bản - đồng minh thân cận của Mỹ - hết lời can ngăn.
Tiếp theo là việc ông Trump rút Mỹ khỏi các thỏa thuận khí hậu toàn cầu, thỏa thuận giải trừ vũ khí hạt nhân với Iran, bất chấp sự phản đối của các đồng minh như Anh, Pháp, Đức.
Việc ông Trump rút bớt quân đội khỏi Đức cũng được cho là xuất phát từ mối quan hệ không mấy vui vẻ với Thủ tướng Đức Angela Merkel.
Đặc biệt, trong khi dịch Covid-19 đang bùng phát toàn cầu, ông Trump tuyên bố Mỹ rút khỏi và cắt viện trợ cho Tổ chức Y tế Thế giới (WHO). Hành động này đồng nghĩa với việc Mỹ rút lui khỏi vị thế lãnh đạo chương trình chăm sóc sức khỏe toàn cầu và trao cơ hội về tay Trung Quốc.
Ông Trump đã nhiều lần công kích Trung Quốc trong suốt 4 năm nhiệm kỳ đầu (ảnh: Asian Times)
Khi Mỹ rút lui, Trung Quốc tiến đến.
Trung Quốc đã khẳng định vị thế bảo hộ thương mại tự do toàn cầu và liên tiếp đưa ra các cam kết cắt giảm khí thải được quốc tế hoan nghênh.
Trong dịch Covid-19, Trung Quốc tuyên bố hỗ trợ thế giới 2 tỷ USD khắc phục thiệt hại do dịch bệnh gây ra. Vắc xin Covid-19 cũng được Trung Quốc cam kết sử dụng như hàng hóa công cộng toàn cầu.
Không thể phủ nhận những nỗ lực của ông Trump nhằm kiềm chề sự trỗi dậy của Trung Quốc. Tuy nhiên, điểm yếu về chiến lược ngoại giao của chính quyền Trump đang bị Trung Quốc khai thác triệt để.
"Nhiệm kỳ thứ hai của ông Trump có thể giúp Trung Quốc thêm nhiều thời gian để tiếp tục tăng cường ảnh hưởng quốc tế", giáo sư Zhu nói.
Philippe Le Corre - chuyên gia nghiên cứu Trung Quốc tại Đại học Harvard - cho rằng, tư tưởng "nước Mỹ trên hết" của ông Trump đang bị lạm dụng thái quá và đem lại lợi ích lâu dài cho Trung Quốc.
"Ông Trump đang khiến Mỹ tách khỏi các đồng minh truyền thống và tạo khoảng trống cho Trung Quốc chen chân. Theo tôi, khả năng vực dậy kinh tế Mỹ của ông Biden còn bỏ ngỏ, nhưng ông ấy mang đến sự ổn định. Người Mỹ hiện tại chẳng cần gì hơn một cuộc sống bình thường", ông Philippe nhận xét.
WHO khuyên châu Âu, Bắc Mỹ học châu Á cách chống Covid-19 Chuyên gia WHO Mike Ryan nói châu Âu và Bắc Mỹ nên học hỏi cách châu Á chống dịch bằng những biện pháp lâu dài, quyết liệt. Ryan, giám đốc chương trình y tế khẩn cấp của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), nói trong một cuộc họp báo hôm 19/10 rằng kinh nghiệm chống Covid-19 từ châu Á mà hai khu...