WHO hối thúc các quốc gia nhanh chóng ký kết thỏa thuận toàn cầu về đại dịch
Người đứng đầu Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã kêu gọi các quốc gia đẩy nhanh tiến độ đàm phán và đạt được thỏa thuận mang tính bước ngoặt về việc phòng chống và ứng phó với đại dịch trong tương lai.
Tổng Giám đốc Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) Tedros Adhanom Ghebreyesus tại cuộc họp báo trong một sự kiện của WHO ở Geneva, Thuỵ Sĩ ngày 6/4/2023. Ảnh tư liệu: AFP/TTXVN
Phát biểu khai mạc Hội nghị Y tế Thế giới (WHA) tại Geneva, Thụy Sĩ ngày 27/5, Tổng Giám đốc WHO Tedros Adhanom Ghebreyesus bày tỏ tin tưởng rằng một thỏa thuận sẽ sớm được ký kết sau khi các cuộc thương lượng đã không cán được đích vào thời hạn chót sau 2 năm rưỡi đàm phán. Theo ông Tedros, tiến trình đàm phán gặp nhiều khó khăn do tính chất phức tạp về mặt kỹ thuật, pháp lý và chính trị, bên cạnh khung thời gian vô cùng gấp rút. Ông nhấn mạnh dù chưa đạt được thỏa thuận, song các nước đều thể hiện sự nhất trí, quyết tâm xây dựng thỏa thuận về ứng phó với đại dịch trong tương lai.
Dự kiến, trong 6 ngày diễn ra hội nghị (đến ngày 1/6), các nhà đàm phán sẽ trình bày kết quả đàm phán về thỏa thuận này trước WHA – sự kiện có sự tham gia của 194 nước thành viên WHO. Ngoài ra, hội nghị sẽ đánh giá tình hình và đưa ra định hướng cho các bước tiếp theo.
Song song với nỗ lực đàm phán về thỏa thuận toàn cầu, WHA sẽ thảo luận về việc sửa đổi Quy định Y tế quốc tế (IHR). IHR được thông qua lần đầu tiên vào năm 1969, tạo lập khuôn khổ pháp lý quốc tế để ứng phó với các tình trạng khẩn cấp về sức khỏe cộng đồng trên toàn cầu.
Các nhà quan sát cho rằng, những đề xuất sửa đổi IHR, trong đó có quy định tăng cường tính linh hoạt cho hệ thống cảnh báo các quốc gia về nguy cơ dịch bệnh toàn cầu, có khả năng được thông qua trong hội nghị WHA tuần này.
WHO kêu gọi đạt được thỏa thuận toàn cầu về đại dịch trước thời hạn chót
Ngày 3/5, Tổng Giám đốc Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) Tedros Adhanom Ghebreyesus hối thúc các nước nhất trí một thỏa thuận nhằm đối với với các đại dịch trong tương lai, trong bối cảnh tháng này là thời hạn chót cho đàm phán.
Phát biểu tại một cuộc họp ở Geneva (Thụy Sĩ), ông Ghebreyesus kêu gọi "Hãy đem đến cho người dân thế giới, người dân đất nước của bạn, những người bạn đại diện, một tương lai an toàn hơn". Theo đó, người đứng đầu WHO khuyến khích các nước chưa hoàn toàn nhất trí với dự thảo thỏa thuận hãy "hạn chế cản trở sự đồng thuận" giữa 194 nước thành viên của WHO.
Trong 2 năm qua, các quốc gia thành viên WHO đã bàn thảo một hiệp ước quốc tế về công tác phòng ngừa, chuẩn bị và ứng phó với đại dịch trong tương lai, song vẫn chưa thống nhất về các vấn đề quan trọng như công bằng vaccine và giám sát mầm bệnh.
Vòng đàm phán cuối đã lỡ mục tiêu hoàn chỉnh nội dung hiệp ước trước ngày 31/3 vừa qua để 194 nước thành viên thông qua tại kỳ họp thường niên năm 2024 của Đại hội đồng Y tế thế giới, dự kiến khai mạc vào ngày 27/5 tới. Các nước đang tiến hành vòng đàm phán bổ sung từ ngày 29/4 - 10/5 tới tại trụ sở của WHO ở Geneva.
Chưa đạt được hiệp ước đại dịch toàn cầu của WHO Các cuộc đàm phán nhằm xây dựng một hiệp ước toàn cầu về cách ứng phó với các đại dịch trong tương lai đã kết thúc ngày 10/5 mà không đạt được một dự thảo thỏa thuận nào. Nhân viên y tế tiêm vaccine ngừa COVID-19 cho người dân tại Berlin, Đức. Ảnh minh họa: AFP/TTXVN Các nhà đàm phán từ 194 quốc...