WHO hỗ trợ châu Phi tăng tốc giải mã gene và theo dõi các biến thể
Trong bối cảnh liên tục xuất hiện nhiều biến thể của virus SARS-CoV-2, Tổ chức Y tế thế giới (WHO) đã cam kết hỗ trợ các nước châu Phi nỗ lực mở rộng việc giải mã gene để phát hiện sớm và theo dõi các biến thể COVID-19 mới, qua đó có thể nhanh chóng đưa ra phản ứng phù hợp và hiệu quả.
Tiêm vaccine ngừa COVID-19 tại Rabat, Maroc, ngày 2/9/2021. Ảnh: THX/TTXVN
WHO thông báo sẽ thiết lập Trung tâm Giám sát bộ gene và tin sinh học khu vực trên cơ sở hợp tác với Viện Tin sinh học quốc gia Nam Phi ở Cape Town. Sáng kiến mới trước mắt sẽ hỗ trợ 14 quốc gia ở miền Nam châu Phi và sau đó được mở rộng sang các nước khác. Giám đốc WHO khu vực châu Phi, bà Matshidiso Moeti cho biết trung tâm mới sẽ giúp các nước tăng tốc và số lượng giải mã gene lên gấp 15 lần mỗi tháng, từ đó hỗ trợ các nhà khoa học hiểu rõ hơn cách thức dịch bệnh COVID-19 lây lan trong cộng đồng.
Ngoài hỗ trợ kỹ thuật, bà Moeti cũng cho biết WHO sẽ tài trợ cho dự án này hơn 4,5 triệu USD trong 6 tháng đầu tiên. Theo bà, châu Phi đang tụt hậu so với các khu vực khác trên thế giới trong vấn đề giải mã gene liên quan đến COVID-19, khi chỉ chiếm 1% trong số hơn 3 triệu mẫu được thực hiện trên toàn thế giới đến nay.
Video đang HOT
Đại diện của WHO cũng khẳng định làn sóng dịch bệnh thứ 3 hiện nay cho thấy các nước châu Phi cần thúc đẩy việc giám sát vì nếu không có thông tin về gene, các biến thể có thể âm thầm phát tán tại “Lục địa Đen” và điều này là hết sức nguy hiểm.
Trung tâm khu vực mới này của WHO sẽ không chỉ giúp châu Phi tăng tốc quá trình giải mã gene và tin sinh học liên quan đến COVID-19 mà còn cả với các dịch bệnh khác. Ông Alan Christoffels – Giám đốc Viện Thông tin sinh học quốc gia Nam Phi, khẳng định cách thức các nước châu Phi ứng phó với đại dịch COVID-19 thông qua việc vận dụng công nghệ gene sẽ tạo ra nền tảng tốt để ứng dụng khi những dịch bệnh khác xảy ra ở khu vực này trong tương lai.
Tin sinh học là một lĩnh vực khoa học sử dụng các công nghệ của các ngành toán học ứng dụng, tin học, thống kê, khoa học máy tính, trí tuệ nhân tạo, hóa học và hóa sinh (biochemistry) để giải quyết các vấn đề sinh học.
Thêm hàng trăm người tràn vào vùng Melilla của Tây Ban Nha
Sáng 22/7, trên 230 người di cư từ Maroc đã tràn vào vùng lãnh thổ Melilla của Tây Ban Nha.
Người di cư vượt biển từ Maroc sang Ceuta, Tây Ban Nha, ngày 17/5/2021. Ảnh: AFP/TTXVN
Theo thông báo của phái đoàn Chính phủ Tây Ban Nha tại vùng lãnh thổ trên, "một dòng người lớn" gồm trên 300 người di cư đã tìm cách vượt biên lúc 6h50 sáng, trong đó 238 người đã trèo được qua hàng rào biên giới. Nhóm người di cư đã sử dụng "móc" để trèo rào dù khu vực này được trang bị các thiết bị chống xâm nhập. Ba nhân viên thuộc lượng biên phòng đã bị thương nhẹ do những chiếc móc mà các đối tượng vượt biên sử dụng.
Cũng theo thông báo, những người di cư nói trên đã được đưa đến một trung tâm tiếp nhận và tại đây, họ sẽ được cách ly theo quy trình an toàn phòng chống dịch COVID-19.
Kể từ giữa tháng 5 vừa qua, hàng trăm người di cư đã đổ xô đến biên giới Maroc để tìm cách vào vùng lãnh thổ Melilla và gần 300 người trong số này đã vượt biên thành công. Vụ việc mới nhất ngày 22/7 đã nâng tổng số người di cư xâm nhập vào Melilla lên trên 500 người.
Trước đó 2 tháng đã có tới 10.000 người tràn vào Ceuta, một vùng lãnh thổ khác của Tây Ban Nha ở Bắc Phi. Dòng người di cư đông chưa từng có càng làm trầm trọng thêm cuộc khủng hoảng ngoại giao giữa Madrid và Rabat.
Là khu vực duy nhất của châu Âu có biên giới trên bộ với châu Phi, hai vùng lãnh thổ Ceuta và Melilla của Tây Ban Nha trở thành điểm thu hút những người di cư bất hợp pháp muốn thoát khỏi cảnh đói nghèo tại quê nhà. Họ bất chấp những nguy hiểm chết người để bơi dọc theo bờ biển, hoặc leo qua hàng rào biên giới hoặc trốn trong các phương tiện giao thông để đến châu Âu.
WHO cảnh báo nguy cơ xuất hiện nhiều biến thể nguy hiểm Ngày 21/7, Tổ chức Y tế thế giới (WHO) cảnh báo thế giới có thể sớm chứng kiến sự gia tăng của các biến thể virus SAR-CoV-2 dễ lây lan và nguy hiểm hơn so với biến thể Delta hiện nay. Cư dân đeo khẩu trang và thực hiện giãn cách tại Hong Kong, Trung Quốc khi dịch COVID-19 bùng phát. Ảnh: THX/TTXVN...