WHO: Chỉ 2% dân số ở nhiều nước châu Phi tiêm đủ liều vaccine ngừa COVID-19
Ngày 30/9, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cho biết khoảng một nửa số quốc gia ở châu Phi chỉ có 2% dân số hoặc ít hơn đã được tiêm đủ liều vaccine ngừa COVID-19.
Nhân viên y tế tiêm vaccine ngừa COVID-19 tại Sale, Maroc. Ảnh: AFP/TTXVN
Theo WHO, trong tổng số 54 quốc gia ở lục địa Đen, 15 quốc gia đã tiêm vaccine ngừa COVID-19 cho ít nhất 10% dân số tính đến ngày 30/9, đạt mục tiêu toàn cầu do Hội đồng y tế thế giới, cơ quan hoạch định chính sách y tế cao nhất trên thế giới, đề ra hồi tháng 5 vừa qua.
Phát biểu tại cuộc họp báo trực tuyến, nhà điều phối vaccine ở châu Phi thuộc WHO Richard Mihigo nhấn mạnh: “Những dữ liệu mới nhất cho thấy thành quả khiêm tốn song vẫn còn một chặng đường dài để đạt được mục tiêu mà WHO đề ra là tiêm chủng đầy đủ cho 40% dân số châu lục vào cuối năm nay”.
Video đang HOT
Ông Mihigo cho biết hoạt động phân phối vaccine ngừa COVID-19 cho châu Phi đang gia tăng, song các kế hoạch giao vaccine không rõ ràng vẫn là nguyên nhân hàng đầu khiến châu lục này thụt lùi trong công tác tiêm chủng.
Trong tháng 9 vừa qua, tổng cộng 23 triệu liều vaccine đã tới châu Phi, tăng gấp 10 lần so với tháng 6. Theo WHO, một nửa trong số 52 quốc gia ở châu Phi đã nhận vaccine mới tiêm đủ 2 liều vaccine cho khoảng 2% dân số nước họ. Hầu hết các quốc gia ở châu Phi đạt được mục tiêu tiêm chủng đủ liều cho 10% dân số là những nước có dân số khá ít. Trong đó, các đảo quốc như Mauritius và Seychelles đã tiêm chủng đủ liều cho hơn 60% dân số. Maroc tiêm đủ liều vaccine cho 48% dân số, trong khi tỷ lệ ở Tunisia, Commorros và Cape Verde là trên 20%. WHO cho biết các nước này có đủ nguồn cung vaccine và nhiều nước có thể tiếp cận các nguồn cung riêng ngoài nguồn vaccine được cung cấp thông qua cơ chế COVAX toàn cầu.
Trong tuần từ ngày 19-26/9, số ca mắc mới COVID-19 ở châu Phi đã giảm 35% xuống hơn 74.000 ca, trong khi có gần 1.800 ca tử vong được ghi nhận ở 34 quốc gia tại châu lục này.
Ông Mihigo nhấn mạnh mặc dù số ca mắc COVID-19 ở châu Phi đang trên đà giảm song các nước vẫn phải cảnh giác và tiếp tục tuân thủ các quy định phòng chống dịch như đeo khẩu trang, rửa tay thường xuyên và giữ khoảng cách, nhất là trong bối cảnh tỷ lệ tiêm chủng nơi đây vẫn còn thấp.
Cùng ngày, Bộ Y tế Ai Cập thông báo đã tiếp nhận 1,6 triệu liều vaccine ngừa COVID-19 của hãng Pfizer do Mỹ trao tặng, một phần trong sáng kiến COVAX và là lô vaccine đầu tiên trong tổng số 5 triệu liều.
Theo phóng viên TTXVN tại Cairo, bộ trên cho biết Ai Cập đang nhanh chóng tích trữ nhiều loại vaccine phòng COVID-19 để phục vụ chiến dịch tiêm chủng cho 100 triệu người dân. Cho đến nay, quốc gia Bắc Phi này đã tiếp nhận các loại vaccine của các hãng AstraZeneca, Sinopharm, Sputnik V, Johnson & Johnson và Sinovac. Tuần trước, Đức cũng đã cung cấp tổng cộng 2,3 triệu liều vaccine phòng COVID-19 của AstraZeneca cho Ai Cập.
Cho đến nay, cơ chế COVAX, do WHO và Liên minh Toàn cầu về vaccine và tiêm chủng (GAVI) phối hợp, đã cung cấp hơn 301 triệu liều vaccine ngừa COVID-19 cho 142 quốc gia.
WHO cảnh báo hệ thống y tế Afghanistan sụp đổ
Ngày 23/9, đại diện của Tổ chức Y tế thế giới (WHO) tại Afghanistan, ông Luo Dapeng, đã kêu gọi cộng đồng quốc tế tiếp tục tài trợ cho chương trình y tế của nước này, vốn đã bị ngưng lại khi Taliban lên nắm quyền, trong bối cảnh hệ thống chăm sóc sức khỏe bị rơi vào khủng hoảng.
Điều trị cho các bệnh nhân tại bệnh viện Wazir Akbar Khan ở Kabul, Afghanistan. Ảnh: AFP/TTXVN
Trong một cuộc họp báo tại Geneva (Thụy Sĩ), ông Luo Dapeng cho biết hàng trăm nghìn người thuộc nhóm dễ bị tổn thương nhất tại Afghanistan gần như không thể tiếp cận dịch vụ chăm sóc sức khỏe do hệ thống y tế đang bị quá tải. Ông cũng cho biết thêm rằng WHO đang phối hợp với các nhà tài trợ để tìm kiếm các cơ chế hỗ trợ mới cho các cơ sở y tế tại Afghanistan.
Biến động chính trị tại Afghanistan với việc lực lượng Taliban trở lại nắm chính quyền đã đẩy nhiều nhà tài trợ quốc tế vào thế "tiến thoái lưỡng nan". Nhiều trong số này đang kín đáo viện trợ cho chính quyền Taliban, nhưng Afghanistan vẫn có nguy cơ rơi vào một cuộc khủng hoảng nhân đạo.
Nhiều chính phủ trên thế giới đã cam kết hỗ trợ khẩn cấp cho Afghanistan hàng triệu USD, song nhiều câu hỏi vẫn bỏ ngỏ liên quan đến sự phát triển dài hạn và hỗ trợ cho một nền kinh tế vốn phụ thuộc lớn vào viện trợ quốc tế. Trong khi đó, hàng tỷ USD của Ngân hàng Trung ương Afghanistan ở nước ngoài đang bị đóng băng.
Một dự án y tế trị giá khoảng 600 triệu USD của Ngân hàng Thế giới (WB) tài trợ cho hàng trăm cơ sở y tế tại Afghanistan vẫn đang được thực hiện, nhưng WHO ước tính hiện chỉ có gần 20% số cơ sở này hoạt động đầy đủ. Trong khi đó, số ca mắc sởi và tiêu chảy đang tăng mạnh. Khoảng 50% trẻ em Afghanistan có nguy cơ suy dinh dưỡng và hàng triệu liều vaccine ngừa COVID-19 vẫn chưa được sử dụng.
Mỹ sẽ tặng thêm hàng trăm triệu liều Pfizer cho thế giới Mỹ lên kế hoạch mua thêm hàng trăm triệu liều vaccine Covid-19 chia sẻ cho các nước, trong bối cảnh nhiều quốc gia đang có tỷ lệ tiêm chủng thấp. Tờ Washington Post hôm 17/9 dẫn các nguồn thạo tin cho biết chính quyền Tổng thống Mỹ Joe Biden sẽ công bố kế hoạch này vào tuần tới, thời điểm khai mạc phiên...