WHO cảnh báo hậu quả của thanh thiếu niên ‘nghiện’ mạng xã hội
Ngày 25/9, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cảnh báo về “sự gia tăng đáng kể việc sử dụng mạng xã hội có vấn đề” ở thanh thiếu niên tại các nước châu Âu, gây tác hại cho sức khỏe tâm thần của họ.
Theo WHO khu vực châu Âu, cụm từ “có vấn đề” được WHO sử dụng khi những người trẻ tuổi có “các triệu chứng giống như nghiện”. WHO cảnh báo hơn 10% số thanh thiếu niên có “nguy cơ chơi trò chơi điện tử có vấn đề”.
Giám đốc WHO khu vực châu Âu, ông Hans Kluge, khuyến nghị cần hành động ngay lập tức để giúp thanh thiếu niên thay đổi thói quen sử dụng mạng xã hội – vốn đã được chứng minh có thể dẫn đến trầm cảm, bắt nạt, lo lắng và kết quả học tập kém.
Dữ liệu thống kê của WHO trong năm 2022 đối với 280.000 người trong độ tuổi 11, 13 và 15 từ 44 quốc gia ở châu Âu, Trung Á và Canada cho thấy 11% số thanh thiếu niên có dấu hiệu sử dụng mạng xã hội “có vấn đề”, tăng so với chỉ 7% của 4 năm trước đó. Khảo sát cho thấy hơn 30% thanh thiếu niên chơi trò chơi trực tuyến hằng ngày và 22% trong số đó chơi ít nhất 4 giờ. 12% số thanh thiếu niên có nguy cơ “nghiện” cờ bạc.
WHO khu vực châu Âu kêu gọi các nước thúc đẩy đưa kiến thức số vào trường học, tăng cường các dịch vụ sức khỏe tâm thần cũng như đào tạo giáo viên và nhà cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe, đồng thời thực thi trách nhiệm giải trình đối với các nhà cung cấp phương tiện truyền thông xã hội.
WHO lo ngại ảnh hưởng từ các vụ nổ thiết bị liên lạc đến hệ thống y tế Lebanon
Theo Tổ chức Y tế thế giới (WHO), các vụ nổ liên quan đến thiết bị liên lạc như bộ đàm và máy nhắn tin ở Lebanon trong những ngày gần đây đã gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến hệ thống y tế của quốc gia này.
Xe cứu thương đến chở người bị thương đi điều trị trong vụ việc các máy nhắn tin phát nổ ở Beirut, Lebanon, ngày 17/9/2024. (Ảnh: Reuters)
Trong buổi họp báo ngày 19/9, Tổng Giám đốc WHO, ông Tedros Adhanom Ghebreyesus dẫn số liệu từ các cơ quan y tế Lebanon cho biết, các vụ nổ này đã khiến 37 người thiệt mạng và hơn 3.000 người bị thương. Các vụ nổ xảy ra tại những khu vực được coi là thành trì của nhóm vũ trang Hezbollah.
"Sự việc này đã làm trầm trọng thêm tình trạng của hệ thống y tế vốn đã mong manh của Lebanon", ông Tedros nhấn mạnh, đồng thời cho biết WHO đã phân phối máu và các bộ dụng cụ cấp cứu đến hỗ trợ tại Lebanon.
Ông Mike Ryan, Giám đốc WHO về tình trạng khẩn cấp cho biết, hệ thống y tế Lebanon đã nhanh chóng bị đẩy vào tình trạng quá tải ngay sau khi các vụ nổ xảy ra.
Đại diện của WHO tại Lebanon, bác sĩ Abdinasir Abubakar thông tin thêm, có tới 100 bệnh viện đã tham gia vào công tác cứu hộ và điều trị các nạn nhân.
Nhờ các cuộc diễn tập ứng phó khẩn cấp trước đó và việc dự trữ sẵn các nguồn cung cấp y tế, các bác sĩ và y tá đã được chuẩn bị tốt, giúp hạn chế số lượng thương vong.
WHO cảnh báo thiếu hụt thuốc giải độc rắn cắn Ngày 17/9, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cảnh báo rằng tình trạng rắn cắn, vốn cướp đi sinh mạng của hàng trăm nghìn người mỗi năm, đang trở nên nghiêm trọng hơn do lũ lụt liên quan đến biến đổi khí hậu ở những quốc gia có ít thuốc giải độc. Theo thống kê của WHO, mỗi năm có tới 2,7...