WHO thúc đẩy phát triển vaccine mRNA ngừa cúm gia cầm
Ngày 29/7, Tổ chức Y tế thế giới (WHO) đã công bố dự án mới nhằm đẩy nhanh quá trình phát triển vaccine sử dụng công nghệ tiên tiến mRNA phòng bệnh cúm gia cầm ở người tại các quốc gia nghèo hơn trên thế giới.
WHO cho biết hãng dược phẩm Sinergium Biotech của Argentina dẫn đầu nỗ lực này và đã bắt đầu phát triển các ứng cử viên vaccine ngừa cúm gia cầm H5N1. Công ty này đang tiến hành các thử nghiệm và nghiên cứu chứng minh các loại vaccine này hoạt động hiệu quả trên các mô hình tiề.n lâm sàng. Sau khi có dữ liệu tiề.n lâm sàng, Sinergium sẽ chia sẻ công nghệ và tài nguyên để giúp các công ty dược phẩm ở các quốc gia nghèo hơn đẩy nhanh quá trình phát triển và sản xuất vaccine ở trong nước.
Theo WHO, dự án sẽ được triển khai thông qua chương trình chuyển giao công nghệ mRNA mà cơ quan này đã thiết lập với Quỹ sáng chế dược phẩm chung (MPP) do Liên hợp quốc bảo trợ vào năm 2021, giai đoạn đỉnh điểm của đại dịch COVID-19. Chương trình này nhằm mục đích giúp các quốc gia có thu nhập thấp và trung bình tự phát triển và sản xuất vaccine sử dụng công nghệ mRNA.
Video đang HOT
H5N1 là một chủng virus cúm A, có thể gây bệnh truyền nhiễm nguy hiểm ở chim và gia cầm. Virus H5N1 thường lây giữa gia cầm mắc bệnh, tuy nhiên đôi khi có thể lây từ gia cầm sang người.
Triệu chứng nhiễm virus là sốt, ho, sổ mũi và viêm đường hô hấp nặng. Nếu không được điều trị kịp thời, bệnh có thể diễn tiến nhanh, gây các biến chứng hô hấp nguy hiểm (như Hội chứng rối loạn hô hấp cấp tính – khó thở, thở gấp, viêm phổi) hoặc gây ra những tác động thần kinh như co giật, xuất hiện các trạng thái tâm thần bất thường…
Virus cúm gia cầm được cho là một trong những loại virus có khả năng gây ra đại dịch trong tương lai.
WHO kêu gọi thành lập mạng lưới toàn cầu phát hiện virus cúm gia cầm
Ngày 24/4, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) kêu gọi tăng cường các mạng lưới phát hiện toàn cầu đối với virus cúm gia cầm H5N1 hiện đã lây nhiễm ở một số lượng lớn các loài động vật.
Các chuyên gia đã phát hiện hiện virus H5N1 với nồng độ rất cao trong sữa nguyên liệu hoặc sữa chưa thanh trùng từ những con bò mắc bệnh. Ảnh minh họa: REUTERS
Mới đây WHO đã phát hiện virus H5N1 với nồng độ rất cao trong sữa nguyên liệu hoặc sữa chưa thanh trùng từ những con bò mắc bệnh. Các chuyên gia đã rất ngạc nhiên về phát hiện này vì bò vốn không dễ mắc chủng cúm này.
Phát biểu tại họp báo ở Geneva (Thụy Sĩ), bà Maria Van Kerkhove - người phụ trách công tác phòng ngừa và ứng phó đại dịch của WHO - nhấn mạnh tầm quan trọng của việc giám sát chặt chẽ các loài động vật trên toàn cầu, bên cạnh công tác giám sát các loài chim và gia cầm đang được triển khai. Bà Van Kerkhove nêu rõ cần phải mở rộng tăng cường giám sát đối với các sản phẩm sữa để bảo vệ sức khỏe của người dân. Bà cũng lưu ý rằng phương pháp thanh trùng, bao gồm đun nóng sữa để diệt vi khuẩn, là biện pháp được khuyến khích và an toàn. Bà cho biết mặc dù việc phát hiện virus cúm gia cầm ở bò sữa không làm thay đổi cơ bản đán.h giá rủi ro của WHO, song đây là điều đáng lo ngại.
Hiện tại không có bằng chứng virus H5N1 lây từ người sang người, nhưng các quan chức y tế quan ngại rằng nếu virus lây lan rộng sẽ biến đổi thành một dạng có thể lây truyền giữa người với người. Theo bà Van Kerkhove, chừng nào H5N1 còn tiếp tục lưu hành và kết hợp với các loài động vật, virus này vẫn có nguy cơ làm bùng phát dịch bệnh và thậm chí có khả năng dẫn đến đại dịch.
Gia cầm được nuôi tại trang trại ở Sant' Anna dal Faedo, Italy. Ảnh: AFP/TTXVN
Từ năm 2003 đến ngày 1/4/2024, WHO đã ghi nhận 463 trường hợp t.ử von.g trong số 889 trường hợp nhiễm cúm H5N1 ở người tại 23 quốc gia. Tuy nhiên, theo bà Van Kerkhove, kể từ năm 2021, chỉ có 28 trường hợp nhiễm chủng cúm này ở người.
Cúm H5N1 (cúm A) xuất hiện lần đầu tiên vào năm 1996, nhưng kể từ năm 2020, số đợt bùng phát ở các loài chim đã tăng theo cấp số nhân, cùng với xu hướng gia tăng số lượng động vật có vú mắc bệnh.
Chủng virus này đã làm chế.t hàng chục triệu gia cầm, trong khi các loài chim hoang dã, động vật có vú trên cạn và dưới biển cũng mắc bệnh.
Đầu tháng 4 này, Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh (CDC) của Mỹ thông báo ghi nhận một người nhiễm cúm gia cầm ở bang Texas sau khi tiếp xúc với bò sữa được cho là nhiễm virus. Đây là trường hợp thứ 2 nhiễm cúm gia cầm H5N1 ở người được ghi nhận tại Mỹ.
WHO: 1.210 ca t.ử von.g trong đợt bùng phát dịch tả nghiêm trọng nhất tại Malawi Ngày 9/2, Tổ chức Y tế thế giới (WHO) cho biết đợt bùng phát dịch tả nghiêm trọng nhất trong lịch sử Malawi đã khiến 1.210 người t.ử von.g, trong khi vaccine phòng bệnh hiện rất khan hiếm. Bệnh nhân mắc bệnh tả được điều trị tại một cơ sở y tế ở Lilongwe, Malawi. Ảnh: AFP/TTXVN Quốc gia châu Phi này đang...