WHO cảnh báo virus gây dịch bệnh COVID-19 lây lan rộng
Trên 40 vận động viên tham dự Olympic Paris 2024 đã có kết quả xét nghiệm mắc COVID-19. Đây là dữ liệu mới được Tổ chức Y tế thế giới (WHO) công bố ngày 6/8, phản ánh sự gia tăng mới về số ca mắc trên toàn cầu.
Một điểm xét nghiệm COVID-19 tại Paris, Pháp. Ảnh tư liệu: AFP/TTXVN
WHO cho biết virus SARS-CoV-2 gây ra đại dịch COVID-19 vẫn đang lưu hành và lưu ý các quốc gia cần tăng cường hệ thống ứng phó. Một số VĐV nổi tiếng tham dự Olympic Paris đã có kết quả xét nghiệm mắc COVID-19. VĐV bơi lội người Anh Adam Peaty cho biết có kết quả xét nghiệm dương tính với virus 1 ngày sau khi giành huy chương bạc ở nội dung bơi ếch 100 m. Niềm hy vọng giành huy chương của Australia là VĐV Lani Pallister cũng đã rút khỏi nội dung bơi tự do 1.500 m nữ sau khi bị ốm.
Phát biểu tại họp báo, bà Maria Van Kerkhove, Giám đốc phụ trách phòng chống dịch bệnh của WHO dẫn dữ liệu từ 84 quốc gia cho thấy tỷ lệ xét nghiệm dương tính với virus SARS-CoV-2 đã tăng trong vài tuần qua.
Hơn nữa, giám sát nước thải (được coi là phương pháp cung cấp chỉ báo sớm trước 2-3 tuần về số ca bệnh) cho thấy mức độ lưu hành virus SARS-CoV-2 trên thực tế cao hơn từ 2 đến 20 lần so với những được báo cáo.
Bà Van Kerkhove đán.h giá dấu hiệu này rất đáng lưu tâm vì virus SARS-CoV-2 vẫn tiếp tục tiến hóa và thay đổi, tất cả mọi người đều có nguy cơ mắc phải một biến thể mới có thể tinh vi hơn, với khả năng “né” các biện pháp xét nghiệm và/hoặc can thiệp y tế, trong đó có cả việc tiêm chủng.
Bà Van Kerkhove nhấn mạnh thực trạng lưu hành virus SARS-CoV-2 ở mức cao hiện nay rõ ràng không phải là một diễn tiến điển hình trong nhóm các virus gây bệnh đường hô hấp vốn có xu hướng tăng lưu hành trong những tháng lạnh hơn. Tuy nhiên, trong những tháng gần đây, bất kể là mùa nào, nhiều quốc gia đã trải qua các đợt bùng phát COVID-19 và Olympic cũng không ngoại lệ khi loại virus này đang lưu hành khá tràn lan.
WHO đán.h giá khả năng ban bố tình trạng khẩn cấp toàn cầu về bệnh đậu mùa khỉ
Theo phóng viên TTXVN tại Geneva, Tổ chức Y tế thế giới (WHO) ngày 4/8 cho biết đang cân nhắc thành lập một ủy ban chuyên gia để đưa ra đán.h giá về khả năng tuyên bố tình trạng khẩn cấp toàn cầu đối với bệnh đậu mùa khỉ đang hoành hành tại châu Phi.
Hình ảnh virus đậu mùa khỉ dưới kính hiển vi điện tử. Ảnh: AFP/TTXVN
Trong thông báo trên nền tảng X, Tổng Giám đốc WHO Tedros Adhanom Ghebreyesus cho biết cơ quan này cùng Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh châu Phi, chính phủ các nước và các đối tác đang tăng cường ứng phó với đợt bùng phát. Ông nêu rõ: "Tôi đang cân nhắc việc triệu tập một ủy ban khẩn cấp để đán.h giá khả năng tuyên bố tình trạng khẩn cấp toàn cầu đối với đợt bùng phát bệnh đậu mùa khỉ vốn đang khiến cộng đồng quốc tế lo ngại hay không. Tuy nhiên, cần thêm kinh phí và hỗ trợ để có phản ứng toàn diện".
Đậu mùa khỉ là một bệnh truyền nhiễm, lần đầu tiên được xác định ở người vào năm 1970 tại Congo. Bệnh này đã xuất hiện trong nhiều năm ở một số quốc gia Tây và Trung Phi, khi virus lây truyền từ động vật bị nhiễm bệnh sang người. Trong bài viết trên tạp chí Science mới đây, ông Tedros khẳng định: "Loại virus này có thể ngăn chặn và phải được ngăn chặn bằng các biện pháp y tế công cộng tăng cường, bao gồm giám sát, sự tham gia của cộng đồng, điều trị và triển khai vaccine có mục tiêu cho những người có nguy cơ lây nhiễm cao hơn".
Bệnh đậu mùa khỉ có nhiều dấu hiệu và triệu chứng khác nhau. Ở một số người, bệnh chỉ xuất hiện các triệu chứng nhẹ, nhưng với một số người khác bệnh có triệu chứng nặng hơn và cần được chăm sóc tại cơ sở y tế.
Những người có nguy cơ cao mắc bệnh nặng hoặc biến chứng bao gồm phụ nữ mang thai, tr.ẻ e.m và người bị suy giảm miễn dịch. Triệu chứng điển hình về bệnh đậu mùa khỉ bao gồm sốt, đau đầu giật, đau cơ, đau lưng, suy nhược cơ thể, tăng bạch huyết.
Tháng 7/2022, WHO đã tuyên bố đậu mùa khỉ là tình trạng y tế khẩn cấp toàn cầu (PHEIC) và tái khẳng định quy chế này vào tháng 11/2022 và tháng 2/2023. Tháng 5/2023, WHO dỡ bỏ PHEIC đối với bệnh đậu mùa khỉ. PHEIC là mức cảnh báo cao nhất mà WHO đưa ra đối với một dịch bệnh.
WHO tiến hành đợt sơ tán y tế lớn nhất tại Gaza Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) ngày 30/7 cho biết 85 bệnh nhân đã được sơ tán khỏi Dải Gaza đến Các Tiểu vương quốc Arập thống nhất (UAE) để tiếp tục có cơ hội được điều trị khẩn cấp. Em nhỏ bị thương sau cuộc không kích của Israel nhằm vào bệnh viện dã chiến trong trường học ở Deir al-Balah,...