WHO ban bố tình trạng khẩn cấp toàn cầu vì dịch đậu mùa khỉ
Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) chính thức tuyên bố dịch đậu mùa khỉ là tình trạng y tế khẩn cấp trên toàn cầu, theo đó đòi hỏi các chính phủ có biện pháp mạnh mẽ để ngăn đà lây lan.
Sau cuộc họp Uỷ ban ứng phó khẩn cấp WHO hôm nay (23/7), cơ quan y tế thuộc Liên Hợp Quốc (LHQ) đã quyết định nâng cảnh báo về sự bùng phát bệnh đậu mùa khỉ lên mức cao nhất, khi cho rằng nó đang gây ra “tình trạng khẩn cấp về sức khỏe cộng đồng toàn cầu”, CNBC đưa tin.
Tổng Giám đốc WHO Tedros Adhanom Ghebreyesus. Ảnh: WHO
“Chúng ta đang ghi nhận đợt bùng phát dịch bệnh nhanh chóng trên toàn thế giới, với các phương thức lây truyền mà chúng ta chưa hiểu rõ”, Tổng Giám đốc WHO Tedros Adhanom Ghebreyesus mô tả về đà lây lan của đậu mùa khỉ.
Lần gần nhất mà WHO ban bố tình trạng khẩn cấp về sức khỏe toàn cầu là vào tháng 1/2020 để đối phó với làn song bùng phát của COVID-19. Động thái của WHO theo đó sẽ kêu gọi một phản ứng ở tầm quốc tế để ngăn virus gây bệnh đậu mùa khỉ lây lan rồi leo thang thành đại dịch.
Theo dữ liệu của WHO, hơn 16.000 ca nhiễm đậu mùa khỉ đã được ghi nhận ở 75 quốc gia. Số ca nhiễm được xác nhận là đã tăng 77% từ cuối tháng 6 đến đầu tháng 7. Tính từ đầu năm 2022, có 5 ca tử vong vì đậu mùa khỉ và toàn bộ đều được xác nhận ở châu Phi.
Video đang HOT
Tuy nhiên, châu Âu lại là “tâm chấn” của đợt bùng phát đậu mùa khỉ 2022 khi chiếm tới 80% số ca nhiễm được xác nhận. Các chuyên gia y tế cảnh báo, nhóm nam giới có quan hệ tình dục đồng giới là cộng đồng có nguy cơ mắc bệnh cao nhất.
Reuters cho hay, đậu mùa khỉ là một căn bệnh do virus gây ra, có triệu chứng giống cúm và gây ra các tổn thương trên da. Bệnh thường tự khỏi sau 2-4 tuần, nhưng cũng có tỷ lệ nhất định chuyển biến nặng. Các hãng dược hiện đang phát triển vaccine và phương pháp điều trị cho đậu mùa khỉ.
Bệnh đậu mùa khỉ đã xuất hiện ở khu vực Trung, Tây Phi hàng chục năm qua nhưng hiếm khi lây lan mạnh bên ngoài châu lục này. Sau quyết định của WHO, Mỹ và một số quốc gia cũng đang cân nhắc ban bố tình trạng khẩn cấp về sức khỏe cộng đồng do đậu mùa khỉ.
Vì sao Bộ Y tế ngừng công bố ca bệnh Covid-19 của các địa phương?
Đại diện Bộ Y tế cho biết dịch Covid-19 đang được kiểm soát, thời gian gần đây số ca mắc ổn định, dao động ở mức 600-700 và hầu như không ghi nhận bệnh nhân tử vong.
Bộ Y tế cho biết từ ngày 29-6, Bản tin về tình hình chống dịch Covid-19 tại Việt Nam sẽ được rút gọn. Theo đó, Bộ Y tế sẽ ngừng công bố số ca bệnh của các địa phương cũng như thông tin về số ca mắc tăng - giảm tại các tỉnh, thành và chỉ đưa ra tổng số ca mắc trên toàn quốc, thông tin về ca khỏi bệnh, tử vong, tình hình tiêm vắc-xin Covid-19...
Trao đổi với phóng viên Báo Người Lao Động, đại diện Vụ truyền thông và thi đua khen thưởng (Bộ Y tế) cho biết dịch Covid-19 tại Việt Nam đang được kiểm soát tốt, độ bao phủ vắc-xin lớn, các địa phương đang triển khai tiêm mũi 3 và nhắc lại mũi 4 cho người có chỉ định.
Số ca mắc Covid-19 dao động từ 600-700 ca trong thời gian gần đây
"Hiện số ca mắc Covid-19 mỗi ngày tương đối ổn định, trong 2 tuần gần đây giao động ở mức 600-700 ca mắc/ngày. Việc ngừng công bố ca bệnh của các địa phương nhưng công tác phòng chống dịch vẫn tiếp tục được thực hiện. Trong trường hợp dịch có diễn biến bất thường, Bộ Y tế sẽ bổ sung việc công bố các thông tin về dịch bệnh phù hợp với thực tế"- vị đại diện này nói.
Tại dự thảo mới nhất về các biện pháp phòng, chống dịch Covid-19 trong tình hình mới, Bộ Y tế vẫn đề xuất Covid-19 là bệnh truyền nhiễm nhóm A, chưa là bệnh lưu hành.
Bộ Y tế cũng nhận định lý do chưa chuyển bệnh Covid-19 từ bệnh truyền nhiễm nhóm A sang bệnh truyền nhiễm nhóm B do SARS-CoV-2 biến đổi liên tục (từ tháng 12-2019 đến nay ghi nhận 5 biến thể mới và trong vòng 6 tháng qua biến thể Omicron có 5 biến thể phụ), nguy cơ xuất hiện biến thể mới với khả năng lây lan nhanh, gây bệnh nặng, tỉ lệ tử vong cao, khả năng né tránh miễn dịch vẫn chưa được đánh giá đầy đủ, chưa dự báo được.
Bộ Y tế cũng cho biết qua trao đổi với Tổ chức Y tế thế giới (WHO) ngày 19-5 vừa qua, chưa có quốc gia nào trên thế giới báo cáo tổ chức này về việc chính thức công bố Covid-19 là bệnh lưu hành. Tuy nhiên, một số nước Đông Nam Á đã đưa các tiêu chí để xem Covid-19 là bệnh lưu hành, như Thái Lan, Indonesia (cùng với Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha, Australia...) trên cơ sở thông qua các chỉ số như tỉ lệ tử vong thấp, tỉ lệ mắc bệnh nặng phải nhập viện giảm và độ bao phủ vắc-xin cao tại nhiều độ tuổi, đặc biệt ở đối tượng nguy cơ.
Bộ Y tế khuyến cáo người dân tiêm chủng đầy đủ, đúng lịch
Nhiều nước châu Âu và một số nước châu Á trong thời gian qua cũng đã từng bước nới lỏng nhiều biện pháp trên cơ sở tỉ lệ bao phủ vắc-xin Covid-19 cao (trên 80%) và số trường hợp mắc mới, tử vong giảm trong thời gian gần đây.
Cách đây ít Bộ Y tế đã công bố biến thể phụ BA.5 của Omicron đã xâm nhập vào Việt Nam, đồng thời khuyến cáo người dân tích cực và chủ động đi tiêm nhắc lại các mũi vắc-xin Covid-19.
Về tính lây lan của biến thể phụ BA.5, Bộ Y tế cho biết các nhà khoa học thế giới vẫn đang tiếp tục các đánh giá. Tuy nhiên, một số đánh giá nhỏ lẻ ban đầu cho thấy hai biến thể phụ này lây lan nhanh hơn biến thể BA.1 và BA.2.
Tiêm vắc xin COVID-19 có tính bắt buộc? Có bắt buộc tiêm vắc xin COVID-19, việc tăng học phí đối với các cấp học như thế nào? Những câu hỏi này đã được giải đáp tại họp báo Chính phủ thường kỳ chiều 4-6. Bà Nguyễn Thị Liên Hương trả lời về quy định có bắt buộc tiêm vắc xin phòng COVID-19 hay không? - Ảnh: DƯƠNG LIỄU Họp báo Chính...