WhatsApp kiếm tiền ra sao?
Mượn thành công của WhatsApp hiện nay, để nói về cách kiếm tiền của các dịch vụ OTT khác như Line, Zalo, Viber…
Phần mềm nhắn tin, gọi điện miễn phí trên smartphone không còn xa lạ với người dùng Việt Nam. Cuộc chiến giành thị phần của các tên tuổi lớn là tâm điểm của làng công nghệ trong năm 2013. Từ Viber, Line, KakaoTalk đến Zalo đều quảng cáo dịch vụ của họ miễn phí nhưng tốn hàng triệu USD cho quảng cáo. Vậy OTT kiếm tiền bằng cách nào để bù đắp chi phí?
Điều mà mọi người nghĩ đến đầu tiên có lẽ là quảng cáo, tuy nhiên nếu từng sử dụng qua các dịch vụ này có thể thấy, quảng cáo gần như không xuất hiện (không tính các tin nhắn spam mà người dùng gặp phải). Như vậy, quảng cáo có thể là nguồn thu, nhưng không phải nguồn thu chính của các dịch vụ này. Một vài dịch vụ như KakaoTalk, Viber, Tango, Line sử dụng cách kiếm tiền phổ biến khác là bán các sticker ngộ nghĩnh cho phần mềm chat. Người dùng sẽ phải trả một khoản phí để download các sticker này. Ngoài ra, một số thương hiệu muốn quảng bá hình ảnh của mình thông qua sticker cũng có thể được các tên tuổi này phân phối giúp. Phổ biến hiện nay là hình ảnh các nhân vật hoạt hình Despicable Me 2 trên Facebook.
Line nổi tiếng với việc sử dụng những biểu tượng biểu cảm dễ thương, thu hút giới trẻ.
Line là ứng dụng OTT tiêu biểu cho việc biết kiếm tiền nhanh. Hãng này nhanh chóng phát triển nền tảng game để tận dụng lượng người trên phần mềm này tải các trò chơi và mua vật phẩm, bỏ qua các chướng ngại vật để lên level. Biến OTT thành một nền tảng game cũng là mục tiêu mà nhiều ứng dụng khác đang hướng tới.
Nếu như phần lớn các ứng dụng OTT là miễn phí, thì vẫn có những khoản người dùng phải trả phí. WhatsApp là ứng dụng như vậy. Người dùng phần mềm này sau thời gian sử dụng miễn phí sẽ phải đăng ký thuê bao 0,99 USD/năm để sử dụng. WhatsApp là một trong những dịch vụ OTT đầu tiên, cũng là dịch vụ mà không sử dụng bất cứ chiêu chò, hay quảng cáo nhưng vẫn thu hút được cực nhiều người sử dụng. Tuy nhiên, trong bối cảnh các OTT miễn phí xuất hiện nhiều, cách thức kiếm tiền này được các chuyên gia cho là không khôn ngoan. Người dùng sẵn sàng rời bỏ để chuyển sang dịch vụ khác. Bằng chứng việc WhatsApp chỉ “hot” trong thời gian đầu và hoàn toàn mất hút tại Việt Nam. Thế nhưng không quảng cáo, không trò chơi, không bán vật phẩm, đây dường như là cách thức duy nhất kiếm tiền của công ty này trước khi Facebook mua lại ngày hôm nay.
Video đang HOT
Ngoài ra, việc quảng bá các thương hiệu lớn, bán hình nền, nhạc… cũng là nguồn thu lớn cho các OTT. Ước tính, với hàng triệu người dùng, chỉ 10% trong số đó sẵn sàng một USD để mua vật phẩm, các OTT này đã thu được hàng triệu USD.
Dẫn đầu thị trường OTT tại Việt Nam với 8 triệu khách hàng, đến nay Viber vẫn chưa có động tĩnh gì trong việc kiếm tiền. Ở thị trường quốc tế, hãng này đã giới thiệu gói Viber Out cho phép gọi điện từ OTT đến số máy bàn với phí rẻ và dịch . Tuy nhiên, sau khi được bán lại cho công ty Nhật Bản với giá 900 triệu USD, chưa công ty này sẽ có những cải tiến cũng như cách kiếm tiền nào cho Viber.
Trong khi đó, tên tuổi nội duy nhất trong cuộc đua OTT là Zalo lại bắt đầu với hướng đi riêng. Đầu 2014, Zalo được McDonald’s chọn là đối tác đầu tiên tại Việt Nam. Theo đó, với 7 triệu khách hàng trẻ, McDonald’s chọn Zalo là kênh quảng bá cho việc xuất hiện tại thị trường Việt Nam cũng như tặng các suất ăn miễn phí trước ngày khai trương.
Không chỉ McDonald’s, Zalo cũng đã kết hợp với CocaCola để quảng bá hình ảnh tới khách hàng trẻ. Nhiều tên tuổi trong lĩnh vực thức ăn nhanh, di động, thời trang như Noir, Maschino, KFC, LG Mobile, Domino’s Pizza cũng đã chọn Zalo để tiếp cận khách hàng.
Zalo không “bắn” thông báo quảng cáo nếu khách hàng chưa bấm quan tâm đến nhãn hiệu mà mình chọn. Do đó, người dùng không bị làm phiền và lượng khách hàng quan tâm đến nhãn hiệu cũng chính xác hơn. Việc kết hợp cùng các nhãn hiệu nước ngoài lớn cũng giúp Zalo giữ đúng tiêu chí miễn phí của mình.
Theo nhiều chuyên gia, hướng đi của Zalo nhắm vào các nhãn hàng thương mại trong thời điểm hiện nay là bước đi thông minh. Theo đó, các tên tuổi có thể nhanh chóng tiếp cận với khách hàng của mình, trong khi người dùng cũng sớm nắm bắt các thông tin mua sắm, khuyến mãi và sử dụng ngay chính Zalo để giao dịch.
Một giả thiết khác cũng hoàn toàn có thể xảy ra, đó là thông tin người dùng. Lý lịch, các cuộc trò chuyện của người dùng trên các dịch vụ này hoàn toàn có thể bị theo dõi bởi nhà cung cấp, sẽ có những đối tượng hoặc các chính phủ sẵn sàng bỏ tiền, thậm chí là số tiền cực lớn cho những thông tin đó. Tất nhiên điều này chỉ là dự đoán, và chẳng công ty nào thừa nhận thông tin này cả.
Theo Techz
Thị trường thức ăn nhanh: Nguyên liệu nội trắng tay
Chưa bao giờ thị trường thức ăn nhanh sôi động như lúc này. Từ KFC, Lotteria, Buger King... và mới nhất là "ông lớn" McDonald's cũng đã có mặt tại VN nhưng hầu hết những nguyên phụ liệu trong hệ thống các cửa hàng này đều được nhập khẩu từ nước ngoài.
Hầu hết nguyên phụ liệu cho thức ăn nhanh tại VN hiện đang được nhập khẩu - Ảnh: D.Đ.M
Nhập từ thịt, khoai cho đến ly giấy
Đại diện của McDonald's VN cho biết chỉ trong 2 ngày đầu tiên mở cửa, đã có 20.000 khách đến ăn uống. Nếu một khách hàng sử dụng bình quân 75.000 đồng (tương đương giá một phần bugger kèm nước uống) thì doanh thu trung bình 750 triệu đồng/ngày. Con số này quá hấp dẫn nên tập đoàn này đã lên kế hoạch sẽ tiếp tục mở thêm những cửa hàng khác trong năm nay.
Trong khi đó, sau 15 năm có mặt tại thị trường VN, theo đại diện Lotteria tại VN, 80% nguyên liệu của Lotteria VN được mua từ trong nước, nhưng đa phần là từ các DN liên doanh tại VN, còn DN nội địa 100% thì rất hiếm. KFC cũng cho biết kế hoạch 2014 sẽ tăng tỷ lệ nội địa hóa cao hơn. Từ số liệu của ngành thức ăn nhanh được Bộ Công thương công bố năm 2013, theo đại diện Lotteria VN, doanh số của công ty chiếm 40% trên tổng doanh số của toàn thị trường thức ăn nhanh tại VN.
Ngoài KFC và Lotteria, hàng loạt hệ thống cửa hàng thức ăn nhanh của những thương hiệu ngoại như Jollibee, Buger King... cũng khẳng định sẽ tiếp tục mở rộng đầu tư trong năm nay. Như vậy, dự kiến, các thương hiệu thức ăn nhanh sẽ thu về doanh thu khổng lồ hằng năm. Đây chính là cơ hội cho những nhà sản xuất trong nước có thể tìm kiếm cơ hội, mở rộng thị trường cho mình.
Tuy nhiên, theo McDonald's VN, hiện mới chỉ có hai nguyên liệu cà chua và xà lách là được mua từ Đà Lạt, còn 100% thịt bò được nhập khẩu từ Úc trong khi thịt heo và khoai tây đều được nhập khẩu từ Mỹ... Thậm chí những đồ dùng cơ bản như hộp giấy đựng thức ăn, ly giấy đựng nước uống cũng đang được nhập khẩu từ các nước lân cận như Trung Quốc, Malaysia.
DN nội vẫn đứng ngoài
Thậm chí những đồ dùng cơ bản như hộp giấy đựng thức ăn, ly giấy đựng nước uống cũng đang được nhập khẩu từ các nước lân cận như Trung Quốc, Malaysia
Theo McDonald's VN
Tất nhiên để trở thành nhà cung cấp của bất kỳ thương hiệu nào thì các nhà sản xuất buộc phải đáp ứng được các tiêu chuẩn nghiêm ngặt về chất lượng và vệ sinh an toàn thực phẩm. Ông Kao Siêu Lực, Tổng giám đốc Công ty cổ phần bánh kẹo Á Châu (ABC) - đơn vị "bao thầu" toàn bộ bánh mì tròn cho các thương hiệu thức ăn nhanh tại VN như KFC, Lotteria, Buger King... cho biết các tập đoàn thức ăn nhanh ngoại này đều có quy trình kiểm tra chất lượng, các quy định hết sức khắt khe nghiêm ngặt trước khi ký hợp đồng chọn công ty làm nhà cung cấp. ABC cũng là đơn vị dự kiến sẽ cung cấp bánh mì cho McDonald's bắt đầu vào cuối tháng 3.2014, sau khi máy làm bánh được McDonald's chỉ định nhập khẩu từ Mỹ về tới VN.
Theo ông Lực, với mỗi một đối tác, ABC đều phải đầu tư dây chuyền sản xuất riêng theo đúng tiêu chuẩn, quy định của từng thương hiệu và cứ thế, sản lượng sẽ được tăng lên theo số cửa hàng của các thương hiệu được đầu tư mở rộng tại VN. Vissan cũng từng là nhà cung cấp thịt bò xay dùng cho sản phẩm bánh hambuger cho một số thương hiệu thức ăn nhanh ngoại tại VN. Thế nhưng, mấy năm trở lại đây, chỉ có Jollibee là đối tác của Vissan, còn những thương hiệu khác đã ngưng mua hàng, tìm nhà cung cấp nội địa khác có giá tốt hơn hoặc đầu tư nhà máy chế biến riêng phục vụ cho chuỗi cửa hàng ngày càng mở rộng. Tổng giám đốc Vissan Văn Đức Mười cho biết để trở thành nhà cung cấp nguyên liệu cho các chuỗi thức ăn nhanh này phải cạnh tranh quyết liệt về giá, chất lượng, dịch vụ, số lượng... Nếu sơ sẩy để "hổng" chỗ nào là khó "lọt" vào tầm ngắm của họ.
Lotteria với hệ thống 185 cửa hàng trên toàn quốc, hiện đã có nhà máy chế biến riêng đặt tại Bình Dương nhằm bảo đảm ổn định nguồn nguyên liệu ổn định cho toàn bộ hệ thống. Theo ông Nguyễn Thanh Tâm - đại diện Lotteria VN, sở dĩ các nhà kinh doanh chuỗi thức ăn nhanh vẫn khó chọn nhà cung cấp nguyên liệu nội địa 100% do mô hình của các DN nội còn manh mún, nhỏ lẻ và không ổn định về chất lượng lẫn số lượng. "Điểm mạnh của các công ty liên doanh lớn hiện đang cung cấp nguồn thịt, rau... cho hệ thống Lotteria là họ có hệ thống phân phối chuyên nghiệp, ổn định về số lượng lẫn chất lượng. Điều này rất quan trọng bởi nếu chúng tôi chọn nguồn nguyên liệu không ổn định, khi gặp sự cố thiếu hàng chẳng hạn, sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến thương hiệu", ông Tâm nói.
Ông Văn Đức Mười cũng thừa nhận, để ổn định nguồn nguyên liệu đầu vào, bảo đảm đúng chất lượng thì giá thành bắt buộc phải cao hơn khiến DN nội khó cạnh tranh lại với các DN ngoại ngay tại thị trường trong nước. Có thương hiệu thức ăn nhanh từ chối Vissan cũng từng cho rằng, giá cả họ được mời chào tại các nhà cung ứng ngoại khác "mềm" hơn".
Rõ ràng để trở thành các nhà cung cấp cho những thương hiệu quốc tế ngay tại VN không phải là quá khó. Ngay chính các tập đoàn này cũng mong muốn sẽ có được các nhà cung ứng tại chỗ để giảm chi phí vận hành. "Nguyên liệu nhập tuy có giá thấp hơn nhưng các chi phí vận hành, lưu kho bãi lại đội lên khiến nhiều nhà kinh doanh chọn giải pháp tìm nguồn cung ứng từ trong nước càng nhiều càng tốt. Điều này có lợi cho đôi bên, phía nhà kinh doanh có nguồn nguyên liệu tươi, ổn định và giá thành tốt, phía cung ứng được xuất khẩu sản phẩm tại chỗ", ông Nguyễn Thanh Tâm nói.
Ông Nguyễn Bảo Hoàng - Tổng giám đốc Công ty Good Day Hospitality (đơn vị được phép phát triển thương hiệu McDonald's tại VN) - cho biết, công ty sẽ phối hợp với các đối tác nội địa và toàn cầu để phát triển chuỗi cung ứng tại chỗ, cung cấp cho không chỉ các nhà hàng McDonald's trong nước mà khi đã tham gia vào chuỗi cung ứng toàn cầu thì sản phẩm cũng được cung cấp cho các nhà hàng thuộc hệ thống trên thế giới.
Có tham gia được vào thị trường thức ăn nhanh với doanh thu khổng lồ này hay không, vấn đề còn lại phụ thuộc vào chính các doanh nghiệp trong nước.
Theo TNO
Giải mã việc McDonald's chọn kênh truyền thông qua Zalo? Người dùng Zalo có thể vào Zalo Page của McDonald's để trả lời các câu hỏi về nhà cung cấp thức ăn nhanh số 1 thế giới này. Ai trả lời đúng và sớm nhất sẽ nhận được vé mời tới dự sự kiện Preview Day thưởng thức miễn phí món ăn McDonald's tại cửa hàng McDonald's Đa Kao vào ngày 4/2/2014. Theo...