WeChat sợ hãi
Mấy ngày qua, dư luận trong nước liên tục đưa tin về việc WeChat có chứa bản đồ đường lưỡi bò, xâm phạm nghiêm trọng chủ quyền Việt Nam
Bên cạnh đó, cư dân mạng cũng ra sức kêu gọi người dùng tẩy chay ứng dụng WeChat (do công ty Tencent – Trung Quốc phát triển) bằng rất nhiều hình thức: status Facebook, ảnh, comment đòi “nghỉ chơi” với các fan có quảng bá ứng dụng này. Ngay lập tức, nhiều Sao Việt cho biết đã tẩy chay ứng dụng WeChat.
GenK đã liên lạc với WeChat để kiểm chứng các thông tin và trao đổi các vấn đề liên quan, nhưng câu trả lời khá là mập mờ và giống với thông cáo mà họ gửi tới người dùng của mình.
Chiều qua, WeChat đã ra thông cáo “thanh minh” cho hành động đưa bản đồ đường lưỡi bò vào ứng dụng.
Video đang HOT
WeChat cho rằng thông tin ứng dụng này ẩn Trường Sa và Hoàng Sa trên bản đồ là “hoàn toàn sai sự thật”.
Theo WeChat, bản đồ trong ứng dụng vẫn hiện thị đúng tên quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa (hoặc Paracel Island, Spartly Island – tên quốc tế của 2 quần đảo), cũng như hoàn toàn không có đường lưỡi bò.
Tuy nhiên, điểm đáng nghi ngờ là hiện tại ứng dụng WeChat tiếng Trung Quốc lại không thể truy cập vào bản đồ khi kết nối internet ở Việt Nam.
Phải chăng, WeChat đã chặn người dùng Việt truy cập vào bản đồ của ứng dụng tiếng Trung Quốc, vốn chứa đường lưỡi bò, do sợ hãi trước áp lực của cộng đồng mạng Việt Nam gây ra?
Đây có thể được xem là hành động một mặt giả vờ vỗ về với cư dân bản xứ, một mặt vẫn ngấm ngầm tuân theo chỉ đạo từ chính phủ Trung Quốc của WeChat.
Hơn bao giờ hết, người dùng Việt Nam đang yêu cầu có những câu trả lời rõ ràng và chuẩn xác nhất từ phía WeChat (Tencent).
Theo Genk
Nhà mạng có muốn sống chung với ứng dụng gọi điện miễn phí?
Thời gian qua, đã xuất hiện hiện tượng nhà mạng VinaPhone và MobiFone dường như đã bắt đầu chặn các dịch vụ tin nhắn và gọi điện miễn phí như Line và Kakao Talk. Tại sao các nhà mạng Việt Nam lại có hành động như vậy?
Sự phát triển của smartphone mang lại cả niềm vui lẫn nỗi buồn cho các nhà mạng di động. Người tiêu dùng ngày càng háo hức sắm smartphone và đăng ký các gói cước dữ liệu 3G của nhà mạng để chơi game, xem phim, truy cập mạng xã hội, lướt web cũng như gọi điện và gửi tin nhắn SMS. Tuy vậy, smartphone cũng mở cửa cho sự ra đời của những nhà cung cấp dịch vụ mới. Đó là các nhà cung cấp dịch vụ truyền nội dung qua mạng di động được gọi chung dưới khái niệm gọi là OTT (viết tắt của cụm từ Over-the-top).
OTT hiểu đơn giản là dịch vụ bạn sử dụng qua đường truyền của các nhà mạng di động như VinaPhone và MobiPhone. Ví dụ sau đây có thể giúp bạn hiểu rõ hơn khái niệm OTT. Bạn có một chiếc smartphone và đăng ký gói cước dữ liệu 3G với một nhà mạng di động chẳng hạn là MobiFone. Sau đó, bạn sử dụng Skype hoặc các ứng dụng gọi điện và nhắn tin qua mạng Internet (VoIP) khác như Viber, WeChat hay WhatsApp để thực hiện các cuộc gọi điện và nhắn tin miễn phí sử dụng mạng 3G của nhà mạng di động. Skype ở đây được coi là dịch vụ OTT.
Các dịch vụ OTT có thể có nhiều dạng nhưng các ứng dụng nhắn tin và gọi điện trên smartphone là vấn đề đau đầu nhất với các nhà mạng di động. Thay vì phải trả phí để gửi tin nhắn điện thoại SMS hoặc gọi điện bình thường, người dùng smartphone có thể sử dụng Skype, Viber, WeChat, WhatsApp hoặc Kakao Talk để gửi tin nhắn, chat video hoặc gọi điện qua mạng VoIP mà không mất đồng phí nào. Người dùng có thể mất phí dữ liệu cho nhà mạng nhưng nếu họ sử dụng Wi-Fi thì có thể tránh mất phí dữ liệu. Hãng tư vấn thị trường Ovum ước tính rằng riêng nhắn tin qua OTT đã khiến các nhà mạng di động toàn cầu thất thu khoảng 13,9 tỷ USD, tương đương với 9% doanh thu tin nhắn vào năm 2011.
Sự phổ biến của các dịch vụ tin nhắn, gọi điện miễn phí trên smartphone như Skype, Viber, KakaoTalk... đang là vấn đề đau đầu của các nhà mạng
Nếu các nhà mạng không có phản ứng phù hợp, tình trạng sẽ ngày càng tồi tệ hơn. Một số chuyên gia cảnh báo các nhà mạng di động đang phải đối mặt với bốn làn sóng. Đầu tiên là doanh thu thoại đang giảm ở hầu hết các quốc gia phát triển; tin nhắn cũng đang giảm ở nhiều quốc gia; ba là truy cập dữ liệu có thể đạt đỉnh trong vòng 3-4 năm tới; làn sóng thứ bốn là sự phát triển mạnh mẽ của các dịch vụ OTT đang mọc lên như nấm. Tác động của làn sóng thứ tư sẽ khiến các nhà mạng bị tụt giảm doanh thu từ dịch vụ tin nhắn và đàm thoại. Tỷ lệ doanh thu của dịch vụ tin nhắn và gọi điện của nhà mạng càng lớn thì tác động của các dịch vụ OTT càng nặng nề hơn.
Tất nhiên, các nhà mạng cũng có nhiều cách để chống lại sự ảnh hưởng của các dịch vụ OTT. Họ có thể chặn các dịch vụ OTT nếu các cơ quan quản lý cho phép. Năm ngoái, cơ quan quản lý viễn thông của Hàn Quốc cho phép ba nhà mạng lớn của nước này có thể chặn truy cập đến các dịch vụ VoIP trên di động để bảo toàn doanh thu. Tuy nhiên, hành động tương tự như vậy có thể khiến người dùng điện thoại bất bình, vì vậy nhiều quốc gia trên thế giới không áp dụng giải pháp đó để bảo hộ cho các nhà mạng.
Ngoài cách trên, các nhà mạng di động có thể điều chỉnh giá cước tin nhắn và cuộc gọi để làm các dịch vụ OTT giảm sức hấp dẫn. Và một lựa chọn nữa là bản thân nhà mạng có thể ra mắt dịch vụ OTT của mình để cạnh tranh. Một vài nhà mạng trên thế giới như Telefonica ở châu Âu đã ra mắt ứng dụng chia sẻ ảnh, gọi điện và nhắn tin qua VoIP để cạnh tranh trở lại các dịch vụ OTT. Động thái này có thể ảnh hưởng đến mảng doanh thu chính của nhà mạng từ dịch vụ nhắn tin SMS và gọi điện nhưng đó là cách để giữ chân khách hàng.
Theo Thanh Phong
Vnreview
Nhà mạng phủ nhận việc chặn ứng dụng gọi điện miễn phí Trước những thông tin cho rằng nhà mạng đang "làm khó" các ứng dụng nhắn tin miễn phí qua mạng Internet như Line và Kakao Talk, đại diện VinaPhone và MobiFone khẳng định không làm việc này và sẵn sàng hợp tác để khắc phục nếu thực sự đã xảy ra sự cố. Nhắn tin miễn phí "chập chờn" trên mạng 3G Thời...