WeChat đình chỉ hàng chục tài khoản NFT
Các công ty Big Tech của Trung Quốc đang tăng cường kiểm soát nội dung liên quan đến NFT trong bối cảnh chính phủ lo ngại về hoạt động đầu cơ.
Theo South China Morning Post, mạng xã hội lớn nhất Trung Quốc với hơn 1,2 tỉ người dùng WeChat mới đây đã khóa nhiều tài khoản tiếp thị đồ sưu tầm kỹ thuật số, thuật ngữ thay thế thường được sử dụng ở Trung Quốc để chỉ các mã thông báo không thể thay thế (NFT) không thể mua hoặc bán bằng tiền điện tử. Hơn 10 tài khoản NFT công khai trên WeChat, được dùng để xuất bản và quảng cáo nội dung cho người theo dõi, đã bị đình chỉ trong hai tuần qua.
Nội dung từ các tài khoản công khai liên quan đến NFT không còn hiển thị hoặc có thể tìm kiếm được trên WeChat
Hai trong số các tài khoản đó bao gồm Huasheng Meta và Spirit Leap. Họ cho biết công khai rằng tài khoản bị đình chỉ sau khi “bị người khác báo cáo”. Tài khoản bị đóng sẽ không còn được tìm thấy trong kết quả tìm kiếm, và những người đăng ký hiện tại khi truy cập các trang đó sẽ được thông báo tài khoản “không có giấy phép hợp pháp để xuất bản, phổ biến hoặc tham gia vào hoạt động kinh doanh liên quan”.
Việc kiểm soát nội dung về NFT diễn ra khi các bộ sưu tập kỹ thuật số ở đại lục đã trở nên phổ biến đối với một số người dùng và nhà đầu tư. Chính quyền Bắc Kinh nhiều lần cho thấy thái độ cảnh giác với NFT, lo ngại về bong bóng đầu cơ. Trong tuyên bố bằng văn bản, một đại diện của WeChat cho biết nền tảng gần đây đã thực thi “quy định và cải chính đối với tài khoản công cộng và các chương trình đầu cơ nhỏ hoặc bán lại các bộ sưu tập kỹ thuật số”.
Video đang HOT
Tài khoản công khai chỉ có thể “hiển thị và hỗ trợ việc bán bộ sưu tập kỹ thuật số ban đầu”, và nhà khai thác phải “cung cấp bằng chứng hợp tác với một công ty blockchain đã được Cục quản lý không gian mạng Trung Quốc công nhận”, đại diện WeChat cho biết thêm.
Tiền điện tử hiện bị cấm tại Trung Quốc và mọi sản phẩm liên quan đến tiền điện tử đều được quản lý nghiêm ngặt ở nước này. Đây là lý do tại sao các bộ sưu tập kỹ thuật số không thể được bán lại một cách hợp pháp, mặc dù quyền sở hữu có thể được chuyển giao sau khoảng thời gian nhất định.
Kể từ khi NFT trở thành hiện tượng toàn cầu vào năm ngoái, các phương tiện truyền thông do nhà nước hậu thuẫn thường xuyên duy trì việc chỉ trích. Tờ Nhân Dân Nhật báo ( People’s Daily) đã xuất bản một bài báo hồi tháng 11.2021, đặt câu hỏi về cơn sốt đầu tư NFT, gọi đây là “trò chơi có tổng bằng 0 (zero-sum game) được các nhà đầu tư tiền điện tử thổi phồng”. Thời báo Chứng khoán ( Securities Times), do People’s Daily quản lý, cũng cảnh báo về một bong bóng NFT tiềm năng.
Để tuân thủ quy định, Big Tech Trung Quốc đã tìm cách giữ kín hoạt động liên quan đến NFT. WeChat kiểm duyệt các nhà khai thác NFT kể từ cuối tháng 2.2022. Cùng thời gian đó, nền tảng sưu tầm kỹ thuật số Topnod của Ant Group quyết định phạt 56 tài khoản vì tham gia bán lại các bộ sưu tập kỹ thuật số để thu lợi.
Song, dù có thái độ cảnh giác rõ ràng, nhưng chính phủ Trung Quốc vẫn không có lập trường chính thức về NFT. Chính phủ thậm chí còn thúc đẩy sự phát triển của công nghệ blockchain. Nhiều gã khổng lồ công nghệ đại lục đã vội vàng tận dụng xu hướng NFT kể từ năm ngoái. Bên cạnh Ant và Tencent, công ty thương mại điện tử JD.com đang điều hành một nền tảng NFT cạnh tranh. Công cụ tìm kiếm Baidu và nhà sản xuất điện thoại thông minh Xiaomi cũng bán các bộ sưu tập kỹ thuật số của riêng họ.
Úc buộc Big Tech trình báo cách xử lý thông tin sai lệch
Cơ quan quản lý truyền thông Úc (ACMA) có thể sẽ bắt buộc các công ty công nghệ lớn (Big Tech) chia sẻ dữ liệu về cách họ xử lý thông tin sai lệch theo luật mới.
Ngày 21.3, ACMA thông báo luật thông tin sai lệch mới (Disinformation Law) sẽ được chính phủ Úc ban hành trong cuối năm nay nhằm giảm thiểu tin giả và nội dung sai lệch lan truyền trên không gian mạng. Với luật mới, ACMA sẽ được cấp "quyền hạn quản lý để buộc các Big Tech phải chịu trách nhiệm về nội dung có hại [xuất hiện] trên nền tảng của họ".
Luật mới của Úc sẽ ép các Big Tech phải chia sẻ cách thức xử lý tin giả của họ
Kế hoạch ban hành luật mới được cho là phản ứng của chính phủ Úc sau cuộc điều tra của ACMA hồi tháng 6.2021: có đến 4/5 người trưởng thành ở Úc đã gặp phải thông tin sai lệch về Covid-19 và 76% cho rằng các nền tảng trực tuyến nên làm nhiều hơn nữa để cắt giảm lượng nội dung trực tuyến sai và gây hiểu lầm.
Nghiên cứu của ACMA cho thấy 76% người dân Úc cho rằng các nền tảng trực tuyến nên làm nhiều hơn nữa để cắt giảm lượng nội dung sai và gây hiểu lầm
Đáng chú ý, báo cáo của ACMA chỉ ra rằng các nguồn tin từ mạng xã hội có tỷ lệ thông tin sai lệch về Covid-19 cao nhất và những gương mặt "dẫn đầu" top 5 trong bảng này bao gồm Facebook, WeChat, Twitter, Reddit và TikTok.
Mạng xã hội là nơi "chứa chấp" thông tin sai lệch về COVID-19 nhiều nhất, trong đó có đến gần 50% số người dùng Facebook được khảo sát cho biết họ đã gặp phải tin giả trên nền tảng này
"Báo cáo của ACMA khẳng định rằng thông tin sai lệch là một vấn nạn đáng báo động và hiện nó vẫn đang diễn ra", Nghị sĩ Hon Paul Fletcher, Bộ trưởng Bộ Truyền thông, Cơ sở hạ tầng Đô thị, Thành phố và Nghệ thuật Úc, kết luận. "Các nền tảng kỹ thuật số phải chịu trách nhiệm về những gì trên trang web của họ và thực hiện hành động khi nội dung có hại hoặc gây hiểu lầm xuất hiện", ông Fletcher nói thêm.
ACMA cũng cảnh báo rằng thông tin sai lệch, liên quan đến việc cố ý truyền bá thông tin sai lệch để ảnh hưởng đến chính trị hoặc gieo rắc mối bất hòa, đang tiếp tục nhắm vào người Úc.
Luật thông tin sai lệch mới là một động thái mạnh mẽ trong nỗ lực kiềm chế các big tech và "thanh lọc" không gian mạng của chính phủ Úc đương nhiệm, dẫn đầu là Thủ tướng Scott Morrison (còn được người dân Úc gọi tắt là ScoMo) và đảng bảo thủ. Trong suốt nhiệm kỳ, chính quyền ScoMo đã luôn có những động thái cứng rắn nhằm kiểm soát chặt các big tech và bảo vệ quyền lợi của Úc, có thể kể đến như cuộc chiến với Facebook để đạt thỏa thuận trả tiền cho báo chí, yêu cầu các mạng xã hội cung cấp danh tính người dùng gây rối, lừa đảo hay gần đây nhất là kiện Meta với cáo buộc dung túng cho thông tin giả mạo, sai lệch.
DIGI, một cơ quan trong ngành của Úc đại diện cho Facebook, Alphabet (công ty mẹ của Google), Twitter và trang video TikTok, cho biết họ ủng hộ luật mới của nội các ScoMo và cho biết đã chuẩn bị hoàn tất một hệ thống để xử lý các khiếu nại về thông tin sai lệch.
Tuy nhiên, hiện tại thì ScoMo và đảng bảo thủ đang phải đối mặt với một áp lực rất lớn - cuộc bầu cử liên bang Úc, diễn ra vào tháng 5 tới, mà theo các cuộc thăm dò gần đây thì kết quả hầu hết cho rằng phe ScoMo sẽ thua trước phe đối lập - đảng lao động.
Google tự xây dựng bộ vi xử lý smartphone riêng Đây là ví dụ mới về việc một công ty Big Tech tự sản xuất chip của riêng mình thay vì dựa vào nhà sản xuất chip truyền thống như Qualcomm hoặc Intel. Google Tensor Theo CNBC, Google hôm 2.8 công bố sẽ xây dựng bộ xử lý điện thoại thông minh riêng gọi là Google Tensor, để cung cấp năng lượng cho...