WeChat bị “chém” ngay trên sân nhà
Người dùng của ứng dụng chat di động phổ biến này sẽ phải trả phí hàng tháng để thỏa mãn yêu sách của 3 nhà mạng lớn nhất Trung Quốc, Reuters cho biết.
Dẫn lời một quan chức chính phủ Trung Quốc hôm qua, truyền thông nước này chobiết WeChat, ứng dụng OTT (over the top) đông người dùng nhất Trung Quốc hiệnnay sẽ bị “siết” lại trong thời gian tới. Thuộc sở hữu của Tencent Holdings,WeChat đang phục vụ hơn 300 triệu người dùng và hoàn toàn miễn phí. Nó cho phépngười dùng nhắn tin, gọi điện thoải mái thông qua kết nối Internet mà không phảitrả một đồng cước di động nào cho nhà mạng.
Chính vì thế, ba nhà mạng China Mobile, China Unicom và China Telecom đều tuyên bố, doanh thu của họ đã bị sụt giảm nặng nề bởi sự lên ngôi của những ứngdụng như WeChat. Ba mạng này đang nghiên cứu phương án tính phí “sử dụng ứngdụng” này với lý do WeChat ngốn quá nhiều băng thông dữ liệu mà lại không phátsinh doanh thu.
Bộ Công nghiệp và Công nghệ Thông tin Trung Quốc, cơ quan trực tiếp quản lý lĩnh vực viễn thông và Internet của nước này, cho biết đang cân nhắc tới khảnăng xây dựng một mức phí thấp cho các nhà mạng áp dụng với những ứng dụng OTTk iểu này, Bộ trưởng Miao Wei cho hay.
Tất nhiên, việc bị thu phí, dù ít hay nhiều, cũng sẽ ảnh hưởng đến mức độ phổcập của WeChat nói riêng và các ứng dụng OTT nói chung.
Gần đây, Tencent cho biết hãng có ý định đầu tư mạnh tay cho WeChat để thuhút nhiều người dùng nước ngoài hơn. Tại Việt Nam, WeChat cũng đã có thời kỳ khán ổi nhưng sau sự cố đường lưỡi bò, ứng dụng này đã bị cộng đồng Việt tẩy chay vàthị phần sụt giảm thê thảm.
Không chỉ nghiên cứu áp dụng biểu phí, một số nguồn tin còn tiết lộ mạngChina Mobile đang bí mật phát triển một ứng dụng chat di động riêng có tênFetion để trực tiếp cạnh tranh với WeChat.
Video đang HOT
Theo Business Insider
Vietnamnet
Facebook cũng phải dè chừng Line và Kakao Talk
Chủ nhật vừa qua, chàng thanh niên 23 tuổi Johan Dijkland đã sử dụng ứng dụng tin nhắn Line trên iPhone. Anh ta đã gửi một sticker hình chú gấu trúc với lời thoại chúc ngủ ngon cho bạn của mình. Hành động này của Dijkland đã tham gia vào mạng lưới hảng tỷ tin nhắn được chuyển đi mỗi ngày thông qua những ứng dụng liên lạc miễn phí đang phát triển cực kì nhanh chóng.
Những ứng dụng liên lạc miễn phí này, với những cái tên rất ngộ nghĩnh như WhatsApp, WeChat hay KakaoTalk đã trở thành hình thức giao tiếp không thể thiếu để kết nối hàng trăm triệu người trên toàn thế giới. Những ông lớn này gặt hái được thành công là do khi người dùng gửi tin nhắn qua ứng dụng, các nhà mạng như Vodaphone hay hãng sản xuất điện thoại như Apple không kiếm được lợi nhuận trực tiếp từ hành động này. Bên cạnh đó, dành thời cho nhắn tin có nghĩa là sẽ ít để ý đến các kênh giáo tiếp khác như Facebook.
Line đặc biệt phổ biến ở Nhật Bản khi đạt được hơn 100 triệu lượt download. Những ứng dụng như Line đang thay thế nhanh chóng chức năng nhắn tin cơ bản của điện thoại, từ BlackBerry cho đến iPhone. Các nhà mạng cũng đang đau đầu không kém khi lợi nhuận của họ đang bị đe dọa nghiêm trọng. Theo ước tính, một tin nhắn được gửi đi sẽ đem lại 20 cent cho nhà mạng và họ chỉ phải bỏ ra 0.01 cent chi phí. Sự bùng lên của ứng dụng liên lạc miễn phí đã lấy đi 23 tỷ USD lợi nhuận của các nhà mạng tính tới cuối năm 2012.
Matt Murphy, một nhà đầu tư có tiếng đã cung cấp vốn của mình cho dịch vụ nhắn tin và tin nhắn thoại textPlus. Theo ông, nhắn tin trên điện thoại là xu hướng dẫn đầu và "các ứng dụng đã dành được sự chú ý của người dùng và chúng sẽ biến sự quan tâm này thành những thứ to lớn hơn".
Hệ quả tất yếu, các công ty bao gồm Facebook, Deustche Telekom và Samssung đang có ý định thâu tóm những úng dụng nhắn tin.
Facebook vừa mới thâu tóm startup nhắn tin trên điện thoại Beluga vào năm 2011 và đang hướng sự quan tâm đến WhatsApp - công ty này cũng đã được Google cho vào trong tầm ngắm. Tuy nhiên WhatsApp, sở hữu những ứng dụng trả tiền hot nhất, không tỏ vẻ quan tâm đến những điều này.
Tháng hai vừa qua, Deutsche Telekom đã đầu tư 7,5 triệu USD vào ứng dụng tin nhắn Pinger. Năm ngoái, SK Telecom, công ty viễn thông lớn nhất Hàn Quốc mua lại MadSmart - hãng phát triển ứng dụng Tictoc. Tháng mười năm 2012, tập đoàn Yahoo đã mua 50% cổ phần của Kakao còn Samsung cho ra mắt ứng dụng liên lạc miễn phí của mình với tên gọi ChatOn vào cuối năm 2001
Trong khi đó, nhà sản xuất game Zynga - đối tác của WeChat đã tiếp cận với Kakao và đề nghị phát triển game trên ứng dụng tin nhắn. Về lâu dài, Zynga cũng có ý định phát triển dịch vụ nhắn tin riêng trên mạng trò chơi của mình.
CEO của Viber, Talmon Marco nói rằng đây là thị trường mà mọi người liên lạc với nhau. Ông cho biết thêm rằng công ty đã đạt được 175 triệu người dùng, tăng trưởng gấp ba lần trong vòng một năm. Viber cũng vừa mới kí kết với hãng viễn thông AXIS Telekom của Indonesia và có dự định tìm thêm đối tác trong vài tháng tới. Ngoài ra, Viber cũng có ý định hợp tác với các công ty game với ý định sản xuất game trên nền tảng của hãng.
Các công ty công nghệ lớn đều thừa nhận rằng tin nhắn trên điện thoại đang được ưu tiên hàng đầu. Peter Deng, giám đốc quản lý sản phẩm phụ trách về các ứng dụng truyền thông của Facebook nói rằng nhắn tin đã không được chú trọng trong hai năm qua, nhưng hiện tại ông dành tới 75% thời gian của mình để nghĩ về vấn đề này. Lý dó là "vì nó quan trọng với những người chúng tôi phục vụ". Facebook đã tung ra ứng dụng tin nhắn riêng vào năm 2011 nhưng chỉ cho phép người dùng đăng nhập thông qua số điện thoại từ cuối năm ngoái.
Ứng dụng tin nhắn đạt được thành công ngày hôm nay là do người dùng không phải trả phí trực tiếp cho nhà mạng. Trong tương lai, những ứng dụng này sẽ còn trở nên hấp dẫn hơn nữa khi được cải thiện các tính năng thoại, camera, đăng nhập game và sử dụng các sticker động.
Đại gia trong lĩnh vực tin nhắn phải kể đến WhatsApp. Công ty này được thành lập vào năm 2009 và hiện tại đạt lưu lượng 18 tỷ tin nhắn một ngày. Hiện nay, có khoảng hàng trăm triệu người dùng WhatsApp với hơn 100 triệu lượt download từ các điện thoại Android.
Tuy nhiên vấn đề hiện nay của ứng dụng liên lạc miễn phí là phải biến sự phổ biến của mình thành lợi nhuận. WhatsApp không có quảng cáo và thu người dùng 1 USD một năm. Công ty này đôi khi cũng vượt rào các thỏa thuận với nhà mạng, ví dụ như việc bán cho người dùng một gói dịch vụ đặc biệt và chỉ thu một khoản phí hàng tháng rất nhỏ.
Kakao với 82 triệu người dùng cũng đang trong quá trình tìm kiếm lợi nhuận bằng cách bán stickers, games, quảng cáo cũng như mua bán điện tử - người dùng có thể mua các sản phẩm của Starbucks hoặc vòng cổ kim cương ...
CEO Sirgoo Lee của Kakao nói rằng ứng dụng liên lạc miễn phí của hãng đem đến gần một nửa lợi nhuận từ việc quảng cáo game sản xuất từ một hãng thứ ba. Nó tách riêng lợi nhuận từ game giữa nhà cung cấp nền tảng như Apple và các nhà sản xuất game. Kể từ tháng tám, lợi nhuận từ game hàng tháng của Kakao đã tăng từ 500.000 USD lên tới 4 triệu USD.
Line cũng đã kiếm được khá nhiều tiền từ việc bán các hàng hóa ảo trong game và các sticker đặc biệt với giá 1.99 USD một bộ. Từ năm ngoái, CEO Han đã nhận được rất nhiều lời đề nghị hợp tác chia sẻ lợi nhuận từ những công ty game cũng như các nhà mạng. Những người có ý định mua lại Line cũng tìm đến, nhưng bà nói rằng Line không cần phải bán cho ai cả vì đã được hỗ trợ bởi công ty Hàn Quốc (NHN) với nguồn vốn dồi dào.
Theo Genk
Facebook bị đánh bại ở Nhật, Hàn Facebook hiện đang thống trị thế giới nhưng các ứng dụng liên lạc miễn phí đang vươn lên mạnh mẽ và thách thức các mạng xã hội. Mới đây, một vài số liệu đã cho thấy các ứng dụng này đã đứng đầu ở Nhật Bản và Hàn Quốc. Theo một thống kê của We Are Social, Line ở Nhật Bản có 36...