Website bán vé tàu điện tử bổ sung tính năng giúp chống nạn đầu cơ vé, giữ vé ảo
Từ 12h hôm nay, ngày 10/7/2019, Tổng công ty Đường sắt Việt Nam chính thức điều chỉnh giảm các thông số thời gian và bổ sung một số tính năng trên website bán vé điện tử (dsvn.vn) nhằm tránh tình trạng đầu cơ vé, giữ vé ảo trên hệ thống bán vé điện tử.
Được chính thức đưa vào hoạt động từ tháng 11/2014, thời gian qua hệ thống vé tàu điện tử đã được áp dụng và nhận được nhiều phản hồi tích cực từ ngành Đường sắt và người dân
Cụ thể, thông báo của Tổng Công ty Đường sắt Việt Nam về việc điều chỉnh thông số thời gian trên website bán vé điện tử nêu rõ, hành khách đặt chỗ và chọn thanh toán trực tuyến thực hiện trong khoảng thời gian 30 phút (thời gian cũ là 60 phút).
Hành khách đặt chỗ và chọn thanh toán trả sau tại các điểm giao dịch tiến hành thanh toán trong khoảng thời gian 12 giờ (thời gian cũ là 24 giờ). Hành khách mua vé online thực hiện trước giờ tàu chạy là 60 phút (thời gian cũ là 70 phút).
“Hành khách mua vé các tàu nằm trên tuyến Thống nhất gồm cả thống nhất và khu đoạn, trong khoảng thời gian dưới 4 tiếng trước giờ tàu chạy sẽ không được đổi, trả vé; dịp Tết sẽ có quy định riêng”, thông báo của Đường sắt Việt Nam lưu ý thêm.
Tổng công ty Đường sắt Việt Nam dự kiến sắp tới sẽ phát hành thẻ khách hàng. Theo đó, trong năm đầu tiên thẻ khách hàng được phát hành, khi mua vé tại các cửa vé thuộc Công ty cổ phần Vận tải đường sắt Sài Gòn, hành khách có thẻ sẽ được giảm 5% giá vé. Mức giảm với hành khách có thẻ Bạc và thẻ Vàng lần lượt là 10% và 15%.
Video đang HOT
Hệ thống vé tàu điện tử là sản phẩm hợp tác giữa Tổng Công ty Đường sắt Việt Nam với Công ty Hệ thống thông tin FPT (FPT IS) theo hình thức thuê dịch vụ CNTT. Được chính thức đưa vào hoạt động từ tháng 11/2014, thời gian qua hệ thống này đã được áp dụng và nhận được nhiều phản hồi tích cực từ ngành Đường sắt và người dân vì những tiện ích mang lại như tiết kiệm thời gian, giảm tải cho các nhà ga, đặc biệt là những dịp cao điểm như lễ, Tết Nguyên đán, hạn chế tối đa nạn “cò” vé…
Chia sẻ thêm về giải pháp mới được bổ sung trên website bán vé điện tử, ông Bùi Thanh Bình – Giám đốc Trung tâm Giải pháp Giao thông thuộc FPT IS cho biết, giải pháp chống đầu cơ vé được đơn vị triển khai nhanh chóng nhằm giúp nâng hiệu quả cho ngành Đường sắt – đối tác của FPT IS.
FPT IS hiện cũng đang tích hợp hệ thống bán vé để phân loại khách từng cung chặng, từng mác tàu, giờ đến đi tại ga đưa vào mỗi nhóm riêng biệt để nhắn tin cho hàng khách khi có sự cố tàu về chậm giống như ngành hàng không.
Bước hợp tác giữa Tổng Công ty Đường sắt Việt Nam và FPT IS trong triển khai hệ thống bán vé tàu điện tử được đánh giá đã và đang mang lại nhiều tiện ích cho người mua vé, khi FPT IS lần lượt tích hợp các mô hình công nghệ hiện đại vào quản lý vé phát hành và đăng ký mua vé trực tuyến.
Tính đến nay, hành khách đi tàu hỏa hoàn toàn có thể tự in vé mà không cần phải ra ga lấy vé như trước, có thể thanh toán qua kênh Payoo hoặc ví điện tử Momo. Các hình thức này giúp hành khách mua và thanh toán vé tàu một cách dễ dàng, nhanh chóng và tiện lợi hơn chỉ với điện thoại thông minh.
Theo ITC News
Việt Nam có đại dịch "1 sao" còn trên Amazon, đại dịch "5 sao" đang nhấn chìm website thương mại điện tử lớn nhất thế giới này
Theo một báo cáo mới của tổ chức người tiêu dùng Which? của Anh, Amazon đang phải đối mặt với một đại dịch mang tên "đánh giá sản phẩm ảo".
Which? đã nghiên cứu hàng trăm sản phẩm công nghệ được đăng trên Amazon, bao gồm headphone, smartwatch, và các loại thiết bị theo dõi sức khỏe, và phát hiện ra rất nhiều sản phẩm được đánh giá cao trong mỗi danh mục đều xuất phát từ các nhãn hiệu "lạ hoắc" và nhận được hàng loạt các đánh giá chưa được xác thực cùng với xếp hạng 5-sao.
Which? sau đó đã sử dụng chính nghiên cứu về headphone của mình để làm ví dụ. Tất cả các sản phẩm hiện ra trong trang đầu của kết quả tìm kiếm đều đến từ các nhãn hiệu vô danh, hoặc các nhãn hiệu mà các chuyên gia công nghệ của công ty chưa từng gặp trước đó.
Khoảng 87% trong số 12.000 đánh giá cho các sản phẩm này được viết bởi những người chưa được xác thực, và 71% số headphone có xếp hạng 5-sao.
Which? đã chia sẻ nghiên cứu này với ReviewMeta, một website kiểm tra đánh giá trên Amazon, và được tiết lộ thông tin rằng, thực ra mọi đánh giá 5-sao dành cho top 10 cặp headphone trên Amazon đều là các đánh giá "ảo".
Một người phát ngôn của Amazon từ chối bình luận về báo cáo của Which?, nhưng cho biết công ty đã đầu tư "một lượng tài nguyên đáng kể" nhằm bảo vệ sự trung thực của các đánh giá.
" Thậm chí có một đánh giá không thật đã là quá nhiều rồi" - ông này nói - " Chúng tôi có những bản hướng dẫn rõ ràng dành cho cả người đánh giá và các đối tác bán hàng, và chúng tôi ngừng/cấm, cũng như thực hiện những hành động trừng trị về mặt luật pháp đối với những người vi phạm chính sách của công ty".
Có rất nhiều đánh giá 5-sao gây hiểu nhầm và giả mạo trên Amazon
Amazon cho biết họ sử dụng một loạt các nhóm điều tra viên kết hợp với công nghệ tự động nhằm phát hiện các đánh giá ảo. Nhưng Which? khẳng định chừng đó là chưa đủ để chống lại tình trạng đăng tải thông tin sai lệch.
" Nghiên cứu của chúng tôi cho thấy Amazon đang thua trong trận chiến chống lại các đánh giá ảo - khi mà những vị khách mua hàng 'dội bom' website này bằng những bình luận mơ hồ nhằm tự quảng cho các nhãn hiệu vô danh" - Natalie Hitchins, trưởng bộ phận sản phẩm và dịch vụ gia đình tại Which? cho biết.
Hitchin khuyên các khách hàng đừng quá tin vào các đánh giá, và đề nghị Amazon mạnh tay hơn trong việc xác thực các đánh giá sản phẩm nhằm duy trì niềm tin của người tiêu dùng.
Việc nhận được một lượng lớn đánh giá từ khách hàng là rất quan trọng đối với người bán, bởi nó giúp cải thiện tỉ lệ chuyển đổi (tỉ lệ người xem chuyển thành người mua) và mang các sản phẩm của họ lên vị trí cao hơn trong danh sách kết quả tìm kiếm của Amazon.
Theo Which?, 97% người mua hàng tại Anh dựa vào các đánh giá của khách hàng trên mạng để đưa ra quyết định mua sản phẩm. Cơ quan Cạnh tranh và Thị trường nước này ước tính rằng mỗi năm, các đánh giá trực tuyến này gây ảnh hưởng và tác động khiến người tiêu dùng chi tiêu gần 30 tỷ USD khi mua sắm.
Trong năm 2018, Amazon đã bắt đầu ra tay xóa bỏ nạn đánh giá ảo. Kết quả là hàng trăm cửa hàng trên Amazon tại Mỹ đã bị đóng tài khoản.
Tham khảo: BusinessInsider
Ám ảnh về bề ngoài phải ưa nhìn, Trung Quốc đưa cả hiệu ứng làm đẹp vào ứng dụng thanh toán Trung Quốc được mệnh danh là quốc gia có số lượng người phẫu thuật thẩm mỹ lớn thứ ba thế giới, đồng thời cũng là quốc gia rất thích sử dụng các bộ lọc (filter) làm đẹp trên ứng dụng ảnh và video. Nhưng bây giờ, không chỉ trên ảnh và video, họ sắp đưa filter làm đẹp lên cả ứng dụng thanh...