Webgame tại Việt Nam đã bão hòa?
– Việc bội thực các webgame thời gian gần đây có khiến cho game thủ chán ngán thể loại này? Câu trả lời chính là: do chưa có webgame nào đột phá.
Nếu chỉ cách đây 03 năm, webgame như “gã tí hon” khi cạnh tranh với những người khổng lồ game cài đặt như Võ Lâm Truyền Kỳ, Audition hay Đột Kích thì tới năm 2012 này những “gã tí hon” này đã chiếm số đông và thu hút đông đảo người chơi.
Thay đổi “khẩu vị” giải trí?
Nếu so sánh về độ “hoành tráng” của hình ảnh, nội dung cốt truyện sâu sắc thì có lẽ webgame không bao giờ “có cửa” đối với những sản phẩm game cài đặt 2D hay 3D “khủng” như Con đường tơ lụa, Kiếm tiên, Thiên long bát bộ hay Võ lâm 3 sắp ra tới đây. Tuy nhiên ở thời điểm trào lưu giải trí game đa dạng hơn thì webgame là giải pháp giải trí khá mới mẻ và thú vị.
Game thủ sau một thời gian “bội thực” với những đêm cày ải săn boss, đua top, Tống Kim… thì họ cần một hình thức giải trí mới, nhẹ nhàng và “đỡ nhức đầu” hơn. Đó là lý do lý giải khá nhiều cựu game thủ VLTK đã chuyển qua Linh Vương ngay khi sản phẩm này mới ra mắt vào năm 2009, trong đó có cả những VIP tiếng tăm đã đầu tư hàng tỷ đồng cho nhân vật trong Võ lâm trước đó như Hắc Điểu hay “Excavator”.
Chơi webgame, game thủ dễ dàng bỏ qua những yếu điểm kỹ thuật của loại sản phẩm “siêu nhẹ” này. Thay vì nhập vai vào câu chuyện Kim Dung thì nay họ là một vị vua hay danh tướng có tài điều quân khiển tướng thần tốc, được “đấu trí” thay cho “đấu sức” chặt chém như game cài đặt, hay chỉ đơn giản vào “bắn gà Gunny” hay chơi một số trò giải trí nhỏ giảm stress.
Hơn thế nữa, nếu trước kia muốn chơi được game các game thủ phải ì ạch tải bản cài đặt về máy, thì với webgame chỉ cần 1 cú click chuột vào trang game là có thể tham gia ngay. Với sự tiện lợi như vậy, webgame đã chiếm được khá nhiều tình cảm từ các game thủ.
Vào những năm gần đây, các thể loại webgame đã đa dạng hơn và những điểm yếu về đồ họa hay nội dung đã được cải thiện đáng kể khiến game thủ hài lòng hơn với khẩu vị giải trí mới. Khoảng cách giữa game cài đặt và webgame đã được thu gần lại hơn bao giờ hết khi số lượng server mới của webgame tăng lên từng ngày, đầu tư cho marketing hay truyền thông được quan tâm với sự xuất hiện dày đặc tin bài, banner quảng cáo trên các web chuyên game nổi tiếng.
Video đang HOT
2012 – Năm của webgame
Luôn được xem là một thị trường tiềm năng đứng đầu Đông Nam Á, Việt Nam hiển nhiên trở thành một bản sao chép hoàn hảo với Trung Quốc, nơi webgame đang trở thành một thế lực mới tồn tại song song cùng với client game. Theo thống kê mới nhất, riêng doanh thu quý 3 năm 2011 của webgame tại Trung Quốc đã đạt 1 tỷ 400 triệu RMB (nhân dân tệ), tức xấp xỉ 5,000 tỷ VND, tương đương 250 triệu USD, một con số không thể ấn tượng hơn.
Chỉ hai tháng đầu năm 2012 thị trường GO Việt đã chứng kiến sự bùng nổ của thể loại webgame khi hàng loạt game mới thuộc loại này xâm nhập thị trường. Đa phần các sản phẩm đều nhập từ “công xưởng game” Trung Quốc theo cốt chuyện Tam Quốc, Kim Dung, Tây Du Ký và một số ít theo thần thoại Châu Âu. Theo ước tính trong 06 tháng trở lại đây, có ít nhất gần 20 webgame đã cập bến Việt Nam. Chủ yếu là do một số đại gia game như VNG, FPT nhập về thông qua các hội chợ game thường niên. Ngoài ra chưa kể hàng chục nhà phát hành mới khác cũng đưa game ra phát hành khiến thị trường gần như “bội thực” webgame.
Game thủ dường như bối rối trước sự xuất hiện liên tục hàng tuần của các sản phẩm. Đặc biệt VNG, có vẻ như nhà phát hành đang áp dụng chiến thuật “dội mưa” game vào thị trường với sự xuất hiện liên tục của các sản phẩm như Long Tướng, Hùng Bá Thiên Hạ, Võ Lâm Chi Mộng, Ngọa Long… trong thời gian 2 tháng vừa qua, chưa kể những sản phẩm “tự trồng được” như Ủn Ỉn hay Khu vườn trên mây đang khá ăn khách trên MXH Zing Me.
Miếng bánh webgame còn khá “thơm” vì lượng game thủ khá dồi dào, điều này dự báo sẽ còn có nhiều webgame sẽ cập bến Việt Nam trong thời gian tới với sự xuất hiện của nhiều nhà phát hành mới. Với số lượng gần 40 triệu khách hàng dự báo vào năm 2014 (chiếm 35% dân số Việt Nam) và doanh số khoảng 20 ngàn tỷ, thì ngành game vẫn là miếng bánh béo bở đối với những ai dám nhảy vào kinh doanh thị trường rất tiềm năng này.
Dù vậy, riêng với thể loại webgame đã quá bão hòa rồi, liệu game thủ có khả năng tiếp nhận thêm các sản phẩm mới nữa hay không? Câu trả lời là hoàn toàn có, bởi lẽ hiện tại, các webgame ở VN lượng thì nhiều, nhưng chất chẳng bao nhiêu. Việc bội thực các webgame nhập vai khiến người chơi trông chờ một sản phẩm mới, phá cách hơn. Chúng ta hãy chờ xem điều này trong thời gian tới.
Theo Game Thủ
Chiến thần Asura's Wrath - Đã mắt nhưng chưa đã tay
Chúng ta hoàn toàn có thể gọi Asura's Wrath là một bước đột phá mới trong thể loại game hành động chặt chém vốn đã bão hòa từ lâu. Nhà phát triển CyberConnect2 có tham vọng mang đến cho người chơi những trải nghiệm giải trí tương tác hoàn toàn mới, một loại trải nghiệm có nét giống với những thước phim anime sống động và đầy màu sắc hơn là một game hành động theo kiểu truyền thống. Game đã thực hiện quá hoàn hảo việc "hớp hồn" người chơi, khiến cho nhiều khi bạn có cảm tưởng đang xem một bộ phim chứ không phải đang chơi game vậy.
Cốt truyện của game đưa chúng ta quay về 12,000 năm trước. Asura - một á thần bị những người bạn thần linh của mình phản bội và đuổi khỏi thiên đàng, vợ bị giết chết còn con gái thì bị bắt đi mất mà nguyên nhân là do một âm mưu tranh giành quyền lực giữa các vị thần. Tỉnh lại nhiều thế kỉ sau đó, Asura chứng kiến một thế giới hỗn loạn gây ra bởi những người bạn cũ, sự tức giận của ông càng lúc càng dâng trào tới đỉnh điểm, dẫn tới nhiều phân cảnh chém giết bạo lực điên cuồng.
Bạn sẽ được chứng kiến nhiều cảnh cực hoàng tráng và khủng khiếp: Trái Đất bị bắn nát bởi một họng súng laze, một thanh kiếm khủng đến mức có thể cắt mặt trăng ra làm hai, và Asura đấm kẻ thù mạnh đến nỗi chúng bay tuốt ra ngoài quỹ đạo.
Cấu trúc của Asura"s Wrath cũng tương tự như một bộ anime. Game được chia làm 18 phần (một ep bí mật được mở khóa ở cuối game) với khoảng 20 cho phút mỗi tập. Mỗi phần sẽ có các đoạn cut-scene gợi ý trước những gì bạn sắp phải đối mặt và gameplay khác nhau, tùy thuộc vào cốt truyện.
Bạn có thể được tham gia vào một trận chiến hoành tráng theo style Dragonball Z như solo 1vs1 trên mặt trăng, hoặc ở một phần khác nhiệm vụ của bạn là ngăn Asura đừng quá tập trung vào "hàng họ" của các em tiếp viên trong một khu suối nước nóng, chi tiết này cho thấy các nhà phát triển cũng khá là vui tính.
Nói về đồ họa của Asura"s Wrath, chỉ có thể dùng một từ: hoàn hảo. Phong cách khoa học viễn tưởng, kết hợp với hình tượng thần thoại Nhật Bản được thể hiện dưới nét vẽ theo kiểu truyện tranh cực kì độc đáo và nổi bật. Các góc quay được đặt rất hợp lí góp phần làm gia tăng độ "khủng" của các phân cảnh vốn đã vô cùng hoành tráng: một hạm đội phi thuyền nổ tung giữa bầu trời, một loại vũ khí không gian có hình dạng như một tượng Phật khổng lồ, một cuộc đụng độ đầy kịch tính giữa Asura sáu tay và kẻ thù Yasha bên trên một miệng núi lửa.
Việc hình ảnh quá hoàn hảo như vậy lại đi đôi với một hệ lụy, đó là khả năng tương tác của người chơi quá ít. Không thể phủ nhận một sự thật rằng Asura"s Wrath hầu hết là toàn cut-scene, khi mà thời lượng các đoạn cut-scene chiếm tới khoảng 70% tổng thời gian chơi game. Hiếm có phần nào bạn thực sự điều khiển nhân vật được hơn ba hay bốn phút.
Thậm chí với các quick-time event (chỉ kiểu hành động bạn phải bấm theo các nút hiện ra trên màn hình), dù bạn có bấm đúng hay không thì kết quả vẫn vậy, chỉ có ảnh hưởng phần đánh giá tính điểm cuối ep thôi. Tuy vậy, game vẫn không nhàm chán tí nào, nhờ những đoạn cut-scene hoành tráng đến mức điên cuồng của nó. Có điều, Metal Gear Solid 4 vẫn có hàng giờ gameplay giữa các đoạn cut-scene, còn tựa game này thì không.
Điều này khá đáng tiếc, bởi vì gameplay thực sự thú vị và hấp dẫn ở những phút hiếm hoi Asura"s Wrath trở thành một game hành động. Các đòn thế nặng nhẹ khác nhau thay đổi theo hoàn cảnh, có những đòn counter và chiêu kết thúc khác nhau cho mỗi loại kẻ thù, tất cả đều rất đẹp và đã mắt. Mục đính của những cảnh hành động như thế là để thu gom đủ sự cuồng nộ cho Asura, kích hoạt burst mode, đưa đến một loạt các quick-time event và tiếp tục cốt truyện.
Một vấn đề khác của game là thời lượng vì chỉ cần khoảng 6 tiếng để hoàn thành Asura"s Wrath. Người chơi cũng có thể chơi lại các màn với độ khó cao hơn, nhưng vì cốt truyện mới chính là yếu tố gây cuốn hút, nên có lẽ một số người sẽ không muốn ngồi xem lại tất cả các cut-scene từ đầu đến cuối. Khi bỏ qua các đoạn cut-scene và quick-time event thì game chỉ kéo dài khoảng 2 tiếng, khá chát nếu xét việc bạn phải bỏ ra một số tiền tương tự như với các game khác, ví dụ Skyrim chẳng hạn. Bên cạnh đó, sự trùng lặp các kẻ thù và các trận đấu boss cũng là một điểm yếu của game.
Asura"s Wrath rất đáng được ngợi khen vì sự dũng cảm khi đã đi đầu trong một phong cách game hoàn toàn mới, và game đã hoàn toàn thành công với điều đó. Nhưng việc có quá ít thời lượng gameplay thực sự khiến cho nhiều người đặt câu hỏi liệu game có xứng đáng được gọi là một game không, hay chỉ là một thể loại anime tương tác đơn thuần, và có lẽ nó thích hợp để dành cho những người thích giải trí đơn thuần hơn là các game thủ hardcore. Dù sao, đây cũng là một game thú vị và đáng chơi với những trải nghiệm đặc biệt hoàn toàn mới mà nó mang lại.
Theo Game Thủ
Anno 2070 60 năm nữa thế giới sẽ ra sao? Loài người chúng ta đang phải đối mặt với hiện tượng biến đổi khí hậu toàn cầu. Thiên tai xảy ra thường xuyên như cơm bữa, nhiệt độ trái đất thay đổi thất thường khi mà mùa hè thì nóng như lửa còn mùa đông thì lạnh cóng người... Bạn nghĩ liệu đến năm 2070, trái đất sẽ ra sao và con người...