Webgame: Hợp tác xuyên ngành, xu thế tất yếu
Năm 2012 đã kết thúc, vựa lúa mang tên webgame cũng đã có một vụ mùa bội thu, các NSX liên tiếp tung ra những sản phẩm mới và sử dụng rất nhiều phương thức quảng cáo đa dạng, quả không quá khi dùng câu “Tiền thu đầy túi” để hình dung về năm tài lộc 2012 của các NSX webgame.
Trong xu hướng phát triển đó, cụm từ “Hợp tác xuyên ngành” cũng dần trở nên quen thuộc khi điện ảnh, thư tín, thậm chí là cả ngành điện lực cũng bắt đầu nhảy vào thị trường webgame và trở thành những đối tác chiến lược. Một số nhà bình luận cho rằng các NSX webgame đang tiến hành hợp tác đầu tư một cách mù quáng, điều này rất dễ dẫn đến việc đi chệch khỏi quỹ đạo phát triển và làm dao dộng nền móng vẫn chưa được gia cố ổn định của webgame.
Đối với vấn đề hợp tác xuyên ngành, các NSX webgame cũng có những lý giải và nhận định khác nhau. Đứng trên cương vị của một nhà làm webgame nổi tiếng, giám đốc marketing công ty Dovo Tecnology. Inc – ông ZuoYanBin cho rằng việc hợp tác xuyên ngành có thể mang lại một số vấn đề không quá nghiêm trọng, nhưng nó lại đem lại lợi ích cho các bên, và sự xuất hiện, phát triển của nó chính là xu hướng tất yếu trong tương lai.
Giám đốc marketing công ty Dovo Technoloy.Inc – ZuoYanBin
Nói đến hiện trạng hợp tác xuyên ngành trong thị trường webgame, ZuoYanBin nhận xét: cùng với sự phát triển về công nghệ và khái niệm của webgame, webgame hiện có thể thu hút một lượng khách hàng không nhỏ, quy mô thị trường mở rộng nhanh chóng, cùng với đó là miếng bánh lợi nhuận không ngừng tăng trưởng theo từng năm.
Những người ngoài cuộc thì cho rằng các NSX webgame tự động hoạch định chiến lược hợp tác với các đơn vị ngoài ngành khác, nhưng sự thật thì hoàn toàn ngược lại. Phần lớn các dự án hợp tác là do các đơn vị ngoài ngành sau khi nhận ra tiềm năng to lớn của thị trường webgame đã chủ động liên lạc đề xuất, đơn cử như thương vụ hợp tác của TaoBao với các NSX webgame thời gian gần đây.
Hợp tác xuyên ngành khiến lưu lượng truy cập tăng trưởng mạnh
Đầu tiên, ý nghĩa căn bản nhất của hợp tác xuyên ngành chính là thúc đẩy lượng người truy cập cho webgame. Như chúng ta đã biết, đối tác của các NSX webgame đại đa số đều là những tập đoàn, công ty có số lượng người sử dụng rất lớn, nền tảng web chất lượng, ví dụ như TaoBao có mạng lưới người dùng đủ sức đánh bại bất cứ NSX hay nền tảng webgame nào, bên cạnh đó các game thủ webgame lại chủ yếu phân bố ở các đô thị loại 1, còn những tín đồ của những trang mua bán trực tuyến kiểu TaoBao lại phẩn bổ đồng đều khắp mọi nơi, dù là đô thị loại 1 hay các thành phố loại 2, loại 3 đi nữa.
Tất nhiên việc chuyển hóa từ người dùng trang web trở thành một game thủ webgame cũng cần tốn thời gian và nhiều phương tiện khác nhau, nhưng nếu thành công thì vừa có thể giúp gia tăng lượng game thủ cho NSX mà vẫn không ảnh hưởng đến việc phát triển webgame của TaoBao. Bên cạnh đó, việc lựa chọn hợp tác với các công ty của các ngành khác nhau sẽ cung cấp nhiều kênh hơn để tăng lượng người sử dụng webgame, ví dụ như việc hợp tác với các nhà sản xuất điện ảnh sẽ giúp các NSX webgame tận dụng được một lượng fan khổng lồ của các minh tinh màn bạc,…
Hợp tác xuyên ngành có lợi cho việc nâng tầm thương hiệu
Video đang HOT
Tiếp theo có thể thấy giá trị của việc nâng cao thương hiệu từ việc hợp tác xuyên ngành là không thể xem thường. Trong các hạng mục đầu tư của công ty hợp tác xuyên ngành sẽ mang đến hiệu ứng lớn cho việc quảng bá thương hiệu dù việc đầu tư xuyên ngành không được hoành tráng hay rầm rộ như đầu tư xuyên quốc gia, nhưng chí ít điều đó làm tăng thêm độ nổi tiếng cho bản thân công ty và khiến nhiều người chú ý đến.
Ý nghĩa căn bản của việc nâng cao sức ảnh hưởng thương hiệu từ việc hợp tác xuyên ngành ở chỗ nó khiến cho một nhãn hiệu vô danh sau một đêm trở thành chủ đề bàn tán sôi nổi của hai, thậm chí là nhiều ngành nghề khác nhau.
Hợp tác xuyên ngành thúc đẩy sự phát triển toàn diện của nền công nghiệp văn hóa
Cuối cùng, việc hợp tác còn có một ý nghĩa vô cùng quan trọng và sâu xa, đó chính là thúc đẩy sự phát triển toàn diện cho nền công nghiệp văn hóa. Vào nửa cuối năm 2012, các chính sách văn hóa ngành nghề liên tục được chính phủ Trung Quốc quan tâm và ban hành quy hoạch một cách chi tiết. Với tư cách là một thị trường mới nổi, webgame cũng cần đóng góp cho việc phát triển toàn diện văn hóa ngành nghề, và việc hợp tác xuyên ngành là một phương thức đóng góp đúng đắn.
Về điểm này nó thể hiện hiệu quả rõ ràng hơn cả so với các sản phẩm hợp tác của lĩnh vực văn học tiểu thuyết với phim ảnh, đơn cử như việc hợp tác giữa XD.com với sản phẩm phim nhiều tập Chung Cư Tình Yêu 3, chính là sự liên kết chặt chẽ và nhiều tiềm năng giữa hai ngành nghề Webgame và Phim ảnh. Loại hình hợp tác này thực sự là &”Nhất tiễn hạ song điêu”: vừa đem lại lợi nhuận cho đôi bên, vừa hưởng ứng được các chính sách phát triển văn hóa ngành nghề của chính phủ.
Với tư cách là ông lớn trong ngành, công ty Dovo Technology.Inc cũng đang tích cực tiến hành nghiên cứu các phương thức đầu tư xuyên ngành, đây là một xu thế phát triển, cũng là trách nhiệm xã hội mà công ty muốn cống hiến.
Phía trên đây là những nhận xét mà ông ZuoYanBin muốn chia sẻ về xu thế hợp tác mới nổi gần đây của lĩnh vực webgame.
Trong việc hợp tác xuyên ngành, Webgame vẫn chỉ là một tân binh, còn rất nhiều điều cần tiếp tục tìm hiểu khám phá. Trên thực tế việc các ngành nghề khác nhau liên kết tương tác cộng sinh, hợp tác xuyên ngành đã được đại đa số các ngành nghề phát triển một cách thuần thục và mang lại nhiều thành công cho các công ty trên thế giới, ví như sự liên kết giữa Tencent và CocaCola, CLB bóng đá Real Madrid và công ty sản xuất xe hơi Audi…
Tất nhiên, mô hình hợp tác và cách thức cần phải điều chỉnh hợp lý, phù hợp với quy luật phát triển của các ngành, nếu không sẽ dẫn đến những hậu quả khôn lường. Còn phía cuối con đường hợp tác “dị ngành” này sẽ là bục chiến thắng hay là vực sâu thất bại, điều đó còn cần các bên liên quan cân nhắc và thực hiện một cách thận trọng.
Bất luận thế nào, việc Webgame sử dụng hình thức hợp tác xuyên ngành, là đột phá hay là thách thức, chỉ cần vận dụng thích đáng, nó sẽ trở thành đòn bẩy cho con đường phát triển tương lai của Webgame.
Theo GameK
Áp lực "con nhà nòi" chọn nghề
Sở thích không trùng với nghề nghiệp truyền thống gia đình, không ít học trò khổ sở vì áp lực phải theo nghề bố mẹ. Khi đó "lối đi riêng" của các em thường gặp phản ứng dữ dội từ người thân.
Được chọn nghề từ... trong bụng
Em Nguyễn Mạnh Tiến, học sinh lớp 11 ở TPHCM cho hay từ nhỏ, em đã nghĩ sau mình sẽ thành thầy giáo khi nhiều thế hệ trong gia đình đều công tác trong ngành giáo dục. Bố mẹ Tiến hiện đang là quản lý tại các trường học, họ xác định con sẽ theo nghề như một điều hiển nhiên.
Lên cấp 3, Tiến nhận ra mình thích làm việc trong lĩnh vực Du lịch, đi đây đó, khám phá những vùng miền, văn hoá... Để xác định rõ hơn về đam mê của mình, Tiến tham ra rất nhiều chương trình ngoại khóa, đi du lịch, đọc nhiều tài liệu liên quan nhưng cậu gặp không ít rào cản từ gia đình.
Không ít học sinh bị áp lực chọn nghề từ gia đình. Trong ảnh: HS lớp 12 Trường THPT Trưng Vương, TPHCM tham gia tư vấn mùa thi 2013.
"Bố mẹ nói nếu chọn nghề khác phải tự lo liệu, gia đình không ai ủng hộ. Nếu theo nghề giáo, bố mẹ hỗ trợ rất nhiều nhưng lại không đúng đam mê của em. Bố mẹ thường nói theo nghề giáo phải thật sự yêu thích mà sao còn cố ép em?", Tiến bức bối.
Có đam mê đối với công việc tạo mẫu tóc nên em Lê Ngọc Thuỳ, học sinh lớp 12, ngụ ở Q.10, TPHCM dự tính sau khi tốt nghiệp sẽ đi học nghề trước khi học nâng cao về lĩnh vực này. Mơ ước và dự tính đó như biến em thành "tội đồ" trong gia đình vốn có truyền thống trong ngành Y.
Thuỳ đã nói rõ mình không đủ khả năng, cũng không có tố chất để làm bác sĩ nhưng bố mẹ em gạt đi, khẳng định nhà mình có gen về nghề, học Y ra sẽ không phải lo lắng về chỗ làm hay tương lai về sau. Thuỳ phản kháng, khư khư bảo vệ sở thích "làm tóc" của mình liền bị bố, hiện đang là trưởng khoa tại một bệnh viện, quát rằng nghề của Thuỳ đã được chọn từ khi cô... còn trong bụng mẹ, không theo thì "mày không phải con của bố".
Cả nhà quay sang tạo áp lực với Thuỳ, người mẹ còn khóc lóc bỏ ăn để gây sức ép với con. Cuối cùng, cô nữ sinh chấp nhận nộp hồ sơ ngành Y theo ý bố mẹ với tâm trạng chán chường, bi quan.
Trong chương trình tư vấn mùa thi diễn ra mới đây tại một trường học ở Q.1, TPHCM, một bà mẹ nhờ các chuyên gia giải đáp là làm sao để đứa đang con đòi thi vào ngành Điện của mình chấp nhận thi vào Tài chính ngân hàng. Lý do bà đưa ra là vợ chồng mình cho đến bạn bè thân quen chủ yếu làm việc trong lĩnh vực Ngân hàng, con theo đúng nghề thì cơ hội phát triển rất lớn.
Nhiều ý kiến khuyên người mẹ nên quan tâm đến sở thích, khả năng của con nhưng bà vẫn khăng khăng cho rằng con phải theo đúng nghề của gia đình, còn chọn nghề khác sẽ phải tự bơi rất vất vả.
Cần tìm tiếng nói chung
Em Nguyễn Lê Ngọc Hân, học sinh Trường THPT Phú Hoà (huyện Củ Chi, TPHCM) bày tỏ rất nhiều bạn bè của em phải đối diện với áp lực chọn nghề theo gia đình. "Hầu hết học sinh không có định hướng nghề nghiệp rõ ràng. Có thể các bạn đam mê một lĩnh vực nào đó nhưng chưa chắc chắn nên khi tác động từ gia đình thì rất hoang mang. Mà hầu hết bố mẹ lại có xu hướng muốn con theo nghề của mình hoặc theo ý mình mà chưa quan tâm đến khả năng, sở thích của con", Ngọc Hân cho hay.
"Ép" con theo nghề mình, phụ huynh thường xuất phát từ tâm lý khi có nền tảng trong gia đình thì công việc về sau của con sẽ thuận lợi. Tuy nhiên, nhiều người muốn con theo nghề nhưng không dựa trên năng lực, sở thích của con. Hoặc có nhưng họ lại không phân tích giúp con hiểu điều đó mà thường có thái độ "ra lệnh" nên gây nên bức xúc ở con.
Việc chọn nghề cần phải cân nhắc nhiều yếu tố về năng lực, lực học, sở thích, điều kiện, nhu cầu xã hội...
Th.S Nguyễn Ngọc Quỳnh Dao - Trưởng bộ môn Tâm lý, ĐH Sài Gòn cho hay, khi thí sinh và bố mẹ không tìm được tiếng nói chung trong việc chọn nghề sẽ dẫn đến căng thẳng cho cả hai. Bố mẹ kỳ vọng vào con, còn con lại cho rằng bố mẹ đang "ép" mình.
Tuy nhiên, không phải mong muốn nào của bố mẹ cũng sai vì họ hiểu được năng lực, khả năng của con. Và không phải lựa chọn ngành nghề nào theo sở thích của các bạn trẻ cũng đúng, rất nhiều học sinh chọn nghề theo sở thích nhưng chỉ sau một thời gian, họ chán nản khi nhận ra đó không phải là đam mê thật sự của mình.
Bởi thế, bà Dao cho rằng, phụ huynh và con cái cần phải cân nhắc giữa hai mong muốn, xem ngành nghề nào thật sự con cái có thể theo đuổi và thực hiện dựa trên năng lực, lực học, sở thích, điều kiện, nhu cầu xã hội...
Theo ThS Khắc Hiếu - ĐH Sư phạm TPHCM, trước hết học sinh nên lắng nghe ý kiến của bố mẹ vì nhiều trường hợp ý kiến của bố mẹ rất hợp lý. Còn khi thấy mong muốn của bố mẹ không phù hợp với mình, các em nên thuyết phục, phân tích để bố mẹ tin tưởng vào lựa chọn của mình.
ThS Hiếu nhấn mạnh, việc định hướng nghề nghiệp của cha mẹ với con cái rất cần thiết nhưng chỉ mang tính hỗ trợ, gợi ý còn quyết định vẫn thuộc về con. Phụ huynh nên khéo léo tạo điều kiện cho con va chạm với ngành nghề mình theo đuổi để biết rõ đó có phải là nghề đam mê thật sự của con hay không. Tuyệt đối không nên làm mọi cách ép con chọn nghề theo ý mình một cách chủ quan vì như vậy có thể phá huỷ cả tương lai của con.
Ông Trần Anh Tuấn - phó Giám đốc Trung tâm Dự báo nguồn nhân lực TPHCM cho biết theo khảo sát, hiện có khoảng 60% học sinh chọn sai ngành học, điều này gây rất nhiều lãng phí cho bản thân các em, gia đình và cả xã hội.
Hoài Nam
Theo dân trí
Chọn ngành nào khi trắc nghiệm thuộc nhóm C? Khi làm trắc nghiệm ngành nghề, thí sinh thuộc nhóm C (ngành kế toán, kiểm toán...) có nhiều băn khoăn không biết mình có phù hợp hay không? Thí sinh tham gia kỳ thi ĐH, CĐ 2012. Ảnh Lê Hiếu. - Em đang hoang mang vì không biết thi ngành nào! Khi làm trắc nghiệm ngành nghề thì em thuộc nhóm C (ngành...