WB lo ngại ‘thập kỷ mất mát’ đối với khu vực châu Phi cận Sahara
Theo phóng viên TTXVN tại châu Phi, ngày 4/10, Ngân hàng Thế giới (WB) đã công bố dự báo tăng trưởng cho khu vực châu Phi cận Sahara, bày tỏ lo ngại về một “thập kỷ mất mát” đối với khu vực này khi phải đối mặt với sự bất ổn ngày càng tăng.
Người tị nạn tại một trại tạm ở Baidoa, Somalia ngày 14/2/2022. Ảnh: AFP/TTXVN
WB ước tính, trong năm nay, tăng trưởng của khu vực sẽ đạt 2,5%, so với 3,6% của năm ngoái, đặc biệt là do sự suy thoái ở các nền kinh tế chính trong khu vực. Nền kinh tế Nigeria dự kiến sẽ tăng trưởng 2,9%, trong khi Angola sẽ đạt 1,3% và Nam Phi chỉ 0,5%.
Theo tổ chức tài chính toàn cầu, vấn đề thậm chí còn khó khăn hơn đối với khu vực là GDP bình quân đầu người của khu vực này đã không tăng kể từ năm 2015, đồng thời chỉ ra rằng mức tăng trưởng của chỉ số này có thể chỉ là 0,1% mỗi năm trong giai đoạn 2015-2025.
Video đang HOT
Những lý do như bất ổn chính trị cũng như xung đột và bạo lực gia tăng, được WB coi là nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng tăng trưởng chậm lại và suy thoái mạnh ở một số quốc gia, chẳng hạn như Sudan, nền kinh tế được dự đoán sẽ giảm 12% trong năm nay vì quốc gia này phải đối mặt với cuộc xung đột kéo dài. Đáng lo ngại hơn nữa, nợ công vẫn là một nguyên nhân gây lo ngại, với hơn 20 quốc gia trong khu vực có nguy cơ mắc nợ ở mức cao.
Mặc dù tình hình kinh tế vẫn còn phức tạp nhưng WB vẫn chỉ ra rằng một số khía cạnh đang được cải thiện, với lạm phát năm nay ít rõ rệt hơn so với năm 2022, ở mức 7,3% so với 9,3%.
Ngoài ra, một số tổ chức trong khu vực đang hoạt động hiệu quả hơn, chẳng hạn như Cộng đồng Kinh tế các quốc gia Tây Phi (ECOWAS), nơi được cho là sẽ có mức tăng trưởng tích lũy là 5,1% và Cộng đồng Đông Phi, nơi có nền kinh tế dự kiến sẽ tăng trưởng 4,9%.
Chính quyền quân sự ở Niger hy vọng đạt được thỏa thuận với ECOWAS
Ngày 4/9, Thủ tướng do chính quyền quân sự Niger bổ nhiệm, ông Ali Mahaman Lamine Zeine, bày tỏ hy vọng chính quyền quân sự nước này sẽ đạt được một thỏa thuận với Cộng đồng Kinh tế Tây Phi (ECOWAS) trong những ngày tới.
Thủ tướng do chính quyền quân sự Niger bổ nhiệm Ali Mahaman Lamine Zeine trong cuộc họp báo ở Niamey, ngày 4/9/2023. Ảnh: AFP/TTXVN
Theo phóng viên TTXVN tại châu Phi, trong cuộc họp báo kéo dài hơn 1 giờ, Thủ tướng Zeine cho biết: "Chúng tôi vẫn đang tiếp tục liên hệ với ECOWAS và hy vọng có thể đạt được thỏa thuận trong những ngày tới". Ông thông báo chính quyền quân sự ở Niger và ECOWAS đang thảo luận các biện pháp để Pháp nhanh chóng rút quân khỏi quốc gia Tây Phi này.
Trước đó, ngày 1/9, chính quyền quân sự Niger ra tuyên bố cho rằng Pháp can thiệp vào công việc nội bộ của nước này khi hỗ trợ Tổng thống bị phế truất Mohamed Bazoum, đồng thời ra lệnh trục xuất ngay lập tức Đại sứ Pháp tại nước này Sylvain Itte. Trong những ngày qua, hàng nghìn người dân Niger đã xuống đường biểu tình phản đối quân đội Pháp hiện diện tại nước này. Các cuộc biểu tình chủ yếu diễn ra tại thủ đô Niamey, yêu cầu Pháp rút quân theo đề nghị của chính quyền quân sự lên nắm quyền sau cuộc đảo chính ngày 26/7 vừa qua.
Quan hệ giữa Niger và Pháp nhanh chóng lao dốc sau khi Paris bày tỏ ủng hộ Tổng thống bị lật đổ Bazoum. Ngày 3/8, chính quyền quân sự Niger tuyên bố hủy các thỏa thuận quân sự với Pháp - quốc gia có khoảng 1.500 binh sĩ đồn trú tại nước này nhằm hỗ trợ chống lại các phần tử thánh chiến - và yêu cầu Paris rút quân trong vòng 1 tháng. Trong khi đó, Pháp luôn khẳng định không công nhận chính quyền quân sự ở Niamey, do đó không có ý định thực hiện những yêu cầu của Niger, cho dù liên quan đến binh lính hay đại sứ.
ECOWAS cũng luôn giữ vững quan điểm của mình kể từ khi xảy ra cuộc đảo chính tại Niger, kêu gọi đưa quốc gia Tây Phi này quay trở lại trật tự Hiến pháp "ngay lập tức", trả tự do cho Tổng thống Bazoum.
ECOWAS cũng nhiều lần cảnh báo áp dụng biện pháp can thiệp quân sự và trừng phạt kinh tế nặng nề đối với Niger, sau khi thời hạn tối hậu thư do khối này đưa ra cho chính quyền quân sự ở nước này đã trôi qua hôm 6/8.
Cùng ngày, Đại sứ Trung Quốc tại Niger Giang Phong cho biết Bắc Kinh hy vọng có thể đóng vai trò trung gian hòa giải để tìm ra giải pháp chính trị cho cuộc khủng hoảng hiện nay. Trả lời phỏng vấn trên Đài truyền hình Quốc gia Niger, ông nêu rõ: "Trung Quốc dự định đóng vai trò giúp đỡ, trung gian hòa giải, với sự tôn trọng hoàn toàn đối với các nước trong khu vực, để tìm ra giải pháp chính trị cho cuộc khủng hoảng ở Niger".
Trung Quốc hiện là đối tác kinh tế lớn của Niger, chủ yếu trong lĩnh vực năng lượng. Hai nước đang xây dựng đường ống dẫn dầu 2.000 km, dài nhất châu Phi, nhằm xuất khẩu dầu thô từ các mỏ Agadem (Đông Nam Niger) tới cảng Sèmè ở Benin.
ECOWAS kêu gọi chính quyền quân sự Niger sớm lập lại trật tự Hiến pháp Ngày 25/8, Cộng đồng Kinh tế các quốc gia Tây Phi (ECOWAS) đã kêu gọi chính quyền quân sự lên nắm quyền ở Niger sau cuộc đảo chính hồi tháng trước rằng hiện "chưa quá muộn để xem xét lại hành động của mình". Toàn cảnh cuộc họp của Ủy ban các Tư lệnh quốc phòng Cộng đồng Kinh tế các quốc gia...