WB: Giáo dục ĐH Việt Nam không chú trọng vào chất lượng
Ngân hàng Thế giới (WB) vừa công bố báo cáo về giáo dục ĐH Việt Nam. Theo đó, giáo dục ĐH Việt Nam còn rất nhiều thách thức và hạn chế về số lượng và chất lượng.
Sinh viên yếu kém trong giao tiếp tiếng Anh
WB khẳng định: Giáo dục đại học (GDĐH) có thể coi là chìa khóa then chốt cho sự phát triển. Tuy nhiên, những hạn chế số lượng và chất lượng vẫn phổ biến trong lĩnh vực GDĐH.
Trong khi tiếp cận GDĐH đã đang phát triển nhanh chóng tại VN trong thập niên qua thì việc cải thiện kỹ năng mềm vẫn còn nhiều thách thức. Nguồn cung sinh viên có trình độ ĐH, với tỉ lệ nhập học thấp hơn 20%, vẫn thấp hơn mức trung bình của khu vực và chưa đáp ứng được nhu cầu của thị trường lao động.
Hiện chỉ có khoảng 25% sinh viên đang theo học các lĩnh vực khoa học và kỹ thuật. Người sử dụng lao động Việt Nam nhận thấy những yếu kém đặc biệt nghiêm trọng trong kỹ năng giao tiếp và tiếng Anh cũng như kiến thức thực tế trong công việc của một sinh viên mới tốt nghiệp được tuyển dụng. Và việc thiếu kỹ năng mềm được thấy rõ nhất trong các ngành công nghệ chuyên sâu, làm hạn chế khả năng cải tiến và đổi mới công nghệ.
Các trường đại học VN hiện có tỷ lệ chênh lệch quá lớn giữa sinh viên và giảng viên.
Video đang HOT
Giáo viên quá tải
Bảng xếp hạng quốc tế và đầu ra cho các nghiên cứu cho thấy rằng hệ thống GDĐH Việt Nam không chú trọng vào nghiên cứu về chất lượng đầy đủ. Thậm chí có rất ít các trường ĐH đào tạo các lĩnh vực ứng dụng và phát triển công nghệ. Ví dụ, theo các cuộc khảo sát gần đây, có không tới 3% các doanh nghiệp tuyên bố hợp tác với các trường ĐH hoặc các viện nghiên cứu về vấn đề phát triển sản phẩm. Không tới 20% giảng viên của các trường ĐH ở Việt Nam có trình độ Tiến sĩ, và phần lớn công việc chính của họ cũng chỉ là giảng dạy chứ không có trách nhiệm nghiên cứu.
Đây cũng là kết quả của cường độ công việc quá tải mà những giáo viên hiện tại đang thực hiện do tỉ lệ chênh lệch quá lớn giữa sinh viên và giảng viên. Rõ ràng chỉ là việc đào tạo kỹ năng mềm, nhưng các trường ĐH Việt Nam cần phải làm nhiều hơn nữa để hỗ trợ đổi mới thông qua nghiên cứu và công nghệ.
Bản báo cáo của WB cũng chỉ ra 5 yếu tố không liên kết như: GDĐH không tạo ra được những kết quả như mong đợi vì các trường đã tách rời khỏi những nhân tố cốt lõi khác của ngành GDĐH. Tại Việt Nam, việc không liên kết hiện tại là giữa các cơ sở GDĐH với các công ty trong vấn đề đào tạo kỹ năng và thúc đẩy nghiên cứu giữa các cơ sở GDĐH và các viện nghiên cứu giữa các cơ sở GDĐH với nhau và giữa cơ sở GDĐH và và các cơ sở GD dự bị. Mức độ không liên kết khác nhau nhưng trong mọi trường hợp, chính sách công – với trọng tâm là vấn đề tài chính và quản trị – đóng vai trò quan trọng trong việc xác định đúng vấn đề.
WB cho rằng, đối với Việt Nam, để tiếp tục tăng trưởng nhanh và đạt được chiều sâu về công nghệ, cần phải ưu tiên cho 3 vấn đề hiển nhiên sau cho ngành GDĐH: Giải quyết những thiếu sót về kỹ năng thông qua chất lượng đại học tốt hơn và mang tính toàn diện hơn Từng bước tăng số lượng sinh viên tốt nghiệp (xem xét mức độ cân bằng về lượng và chất) Tăng cường nghiên cứu liên quan đến các nhu cầu kinh tế tại một số phòng ban và trường đại học.
Theo DT
Phó chủ tịch nước Nguyễn Thị Doan: Tăng quyền tự chủ cho các trường để phát triển giáo dục ĐH
Với kinh nghiệm từng làm hiệu trưởng trường đại học, Phó Chủ tịch nước Nguyễn Thị Doan cho rằng nếu được giao quyền tự chủ thì các trường sẽ có trách nhiệm hơn và cũng giúp hệ thống giáo dục ĐH phát triển.
Hôm qua 12/10, Phó Chủ tịch nước GS.TS Nguyễn Thị Doan và đoàn đại biểu cấp cao đã đến thăm và làm việc với Trường ĐH Quốc gia TPHCM. Đây cũng là một phần trong hoạt động mà Phó chủ tịch nước lắng nghe các ý kiến về chiến lược đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục và đào tạo hiện nay.
Phó Chủ tịch nước Nguyễn Thị Doan thăm phòng thực hành y khoa của ĐH Quốc tế - ĐH Quốc gia TPHCM.
Theo GS.TS Nguyễn Thị Doan, ngành giáo dục nước ta có nhiều thành tựu nhưng cũng không ít những khiếm khuyết. Hệ thống ĐH của chúng ta hiện nay đang theo xu hướng phát triển theo chiều sâu như mô hình phát triển kinh tế của đất nước. Tức là phát triển quy mô là chính còn chất lượng hiện nay đang bị xã hội lên tiếng. Phó Chủ tịch nước cho biết rất đau lòng với chất lượng đội ngũ nhân lực hiện nay khi "theo đánh giá chung của tổ chức quốc tế thì chất lượng nguồn nhân lực của Việt Nam chỉ đạt 3,79 điểm/10 điểm mặc dù cả nước có rất nhiều trường ĐH, trường đào tạo nghề, trường trung cấp...".
Phó Chủ tịch nước Nguyễn Thị Doan trò chuyện với tân sinh viên ĐH Quốc gia TPHCM.
Phó chủ tịch xác định rằng đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao là một trong 3 khâu để đưa đất nước đến năm 2020 trở thành nước công nghiệp mang tính hiện đại. Đó là hướng để nền kinh tế phát triển theo chiều sâu, tăng hàm lượng chất xám và tăng năng suất. Đặc biệt, sau khi được tham quan các phòng thí nghiệm Công nghệ Nano, Khu Công nghệ phần mềm, Thư viện trung tâm, khu KTX... và lắng nghe báo cáo phát triển của ĐH Quốc gia TPHCM, Phó Chủ tịch nước đánh giá cao mô hình của ĐH Quốc gia. GS.TS Nguyễn Thị Doan cho rằng "Rất vui mừng khi thấy rằng mô hình ĐH Quốc gia tại TPHCM đã phát huy được hiệu quả".
"Đây là mô hình cần được phát huy và nhân rộng nhưng khó khăn lớn nhất hiện nay là vướng về cơ chế. Với mô hình của ĐH quốc gia thì được giao quyền tự chủ cho hội đồng nhiều hơn nữa và được luật hóa trong luật thì có lẽ phát huy được sức mạnh và trí tuệ của toàn bộ đội ngũ cán bộ của nhà trường", phó chủ tịch nói.
GS.TS Doan chia sẻ rằng với kinh nghiệm từng là hiệu trưởng ĐH Thương mại trong gần 8 năm nên bà cũng thấy được rằng khi giao quyền trong tay thì trách nhiệm của người đứng đầu cũng như của nhà trường cũng sẽ nâng cao lên và họ sẽ phát huy được trí tuệ, sức sáng tạo trong công việc. "Trước kia khi đồng chí Nguyễn Thiện Nhân lên làm Bộ trưởng Bộ GD-ĐT có hỏi tôi rằng muốn cho hệ thống giáo dục ĐH Việt Nam được phát triển thì làm thế nào thì tôi chỉ nói rằng hãy trao quyền tự chủ nhiều vào, phân cấp nhiều vào khắc sẽ phát triển. Và giờ đến làm việc với ĐH Quốc gia TPHCM thì tôi thấy rằng chủ trương đó, tư duy đó là hoàn toàn đúng đắn. Bộ GD-ĐT nên bàn bạc lại nên làm thế nào để tăng quyền tự chủ và cần phải được luật hóa", Phó Chủ tịch phát biểu.
Phó chủ tịch nước trao học bổng cho sinh viên ĐH Nguyễn Tất Thành.
Phó Chủ tịch nước bày tỏ mong muốn ĐH Quốc gia TPHCM với vai trò đầu đàn cố gắng từ nay đến năm 2020 là một trường đầu tàu của Việt Nam. Dịp này, bà Doan đề nghị lãnh đạo UBND TPHCM giúp đỡ làm thế nào để ĐH Quốc gia TPHCM giải phóng mặt bằng thật nhanh.
Bên cạnh chương trình làm việc, hôm qua Phó Chủ tịch nước cũng trao 40 suất học bổng, mỗi suất trị giá 2 triệu đồng, cho các sinh thuộc diện chính sách, vượt khó học tốt của ĐH Quốc gia TPHCM và ĐH Nguyễn Tất Thành.
Theo DT
Cần bắt buộc các cơ sở giáo dục ĐH kiểm định chất lượng "Kiểm định chất lượng đào tạo là hoạt động nhằm mục đích bảo đảm và nâng cao chất lượng đào tạo, do vậy phải trở thành một yêu cầu bắt buộc đối với tất cả các cơ sở giáo dục đại học". Đó là ý kiến trong báo cáo thẩm tra sơ bộ của của Ủy ban Văn hóa, Giáo dục Thanh niên,...