WB dự báo tăng trưởng kinh tế khu vực Nam Á thấp nhất trong 40 năm
WB nhận định khu vực này, gồm 8 quốc gia, có thể sẽ chỉ đạt tăng trưởng kinh tế từ 1,8-2,8% trong năm nay, giảm mạnh so với mức 6,3% mà ngân hàng này từng dự báo cách đây 6 tháng.
Một đường phố ở Mumbai, Ấn Độ. (Nguồn: Getty Images)
Ngân hàng Thế giới (WB) ngày 12/4 dự báo năm 2020, Ấn Độ và các quốc gia Nam Á khác có thể ghi nhận tăng trưởng kinh tế ở mức tồi tệ nhất trong 4 thập kỷ qua do dịch viêm đường hô hấp cấp COVID-19.
Trong báo cáo Trọng điểm kinh tế Nam Á, WB nhận định khu vực này, gồm 8 quốc gia, có thể sẽ chỉ đạt tăng trưởng kinh tế từ 1,8-2,8% trong năm nay, giảm mạnh so với mức 6,3% mà ngân hàng này từng dự báo cách đây 6 tháng.
Ấn Độ, nền kinh tế lớn nhất khu vực, dự kiến tăng trưởng 1,5- 2,8% trong tài khóa bắt đầu từ ngày 1/4.
WB ước tính con số này ở mức 4,8-5% trong tài khóa trước vừa kết thúc vào ngày 31/3.
Báo cáo trên cho biết đà tăng trưởng mạnh đã được thấy rõ vào cuối năm 2019, nhưng không thể bù lại các tác động tiêu cực của cuộc khủng hoảng toàn cầu.
Ngoài Ấn Độ, WB dự báo tăng trưởng kinh tế tại Sri Lanka, Nepal, Bhutan và Bangladesh cũng giảm mạnh. Ba nước khác là Pakistan, Afghanistan và Maldives được dự báo sẽ rơi vào suy thoái.
Nam Á đến nay ghi nhận 13.000 ca nhiễm, mức thấp hơn nhiều nơi trên thế giới, song các biện pháp chống dịch COVID-19 đã làm ngắt quãng chuỗi dây chuyền cung ứng khắp khu vực này.
Lệnh phong tỏa tại Ấn Độ ảnh hưởng tới 1,3 tỷ dân cũng khiến hàng triệu người phải nghỉ làm, các doanh nghiệp lớn nhỏ phải ngừng hoạt động, và khiến rất nhiều lao động nhập cư tại các thành phố lớn phải về nhà ở các vùng nông thôn.
WB cảnh báo nếu các lệnh phong tỏa kéo dài, kịch bản tồi tệ nhất sẽ xảy ra, theo đó toàn bộ khu vực này sẽ rơi vào suy thoái trong năm nay.
Video đang HOT
Để giảm thiểu thiệt hại kinh tế trong ngắn hạn, WB kêu gọi các nước công bố các biện pháp tiền tệ và tài chính để hỗ trợ lao động nhập cư, cũng như giảm nợ cho doanh nghiệp và cá nhân.
Ấn Độ đến nay đã công bố một kế hoạch kinh tế trị giá 23 tỷ USD, trao tiền mặt trực tiếp cho hàng triệu người nghèo bị ảnh hưởng của lệnh phong tỏa.
Tại nước Pakistan láng giềng, chính phủ cũng thông báo kế hoạch trị giá 6 tỷ USD để hỗ trợ nền kinh tế.
Quan chức cấp cao WB, Hartwig Schafer cho biết: “Ưu tiên của tất cả các chính phủ ở Nam Á là kiềm chế dịch bệnh lây lan và bảo vệ người dân, đặc biệt là những người nghèo nhất phải đối mặt với những hậu quả vô cùng lớn cả về sức khỏe và kinh tế”./.
Bích Liên
[Góc nhìn] Cổ phiếu 'tốt nhưng rất tiếc' nhìn từ trường hợp của MBB
Dù không nhiều nhưng trên thị trường luôn có những trường hợp như MBB, "tốt nhưng rất tiếc". Chia cổ tức bằng cổ phiếu triền miên nhiều năm (dù xen lẫn hay không xen lẫn cổ tức tiền mặt) là một trong những nguyên nhân khiến thị giá khó tăng.
MBB là "cô gái đẹp" nhưng hai năm qua chưa thể tỏa sáng
Giống như nhiều cổ phiếu khác trong giai đoạn tích lũy, cổ phiếu MBB của Ngân hàng TMCP Quân đội (MB) cũng dao động lên xuống trong khoảng 2 năm qua. Ngưỡng cản khó vượt của MBB là mốc 24.000 đồng/cổ phiếu.
Giới đầu tư thường ví MBB như một "cô gái đẹp" và dù cho có những nghi ngại nhất định liên quan đến triển vọng của Mcredit, số liệu tài chính năm 2019 một lần nữa củng cố "nhan sắc" của cổ phiếu này.
Theo báo cáo tài chính vừa công bố, năm 2019, MB đạt lợi nhuận trước thuế 10.036 tỷ đồng, tăng 29% so với năm 2018.
Trong top 3 ngân hàng tư nhân có lợi nhuận trên 10.000 tỷ đồng, MB là ngân hàng ghi nhận tốc độ tăng trưởng cao nhất. Còn so với top 3 ngân hàng quốc doanh niêm yết, tăng trưởng lợi nhuận của MB cũng nhỉnh hơn, chỉ thua trường hợp đặc biệt VietinBank - vốn ghi nhận nền lợi nhuận thấp đột biến năm 2018.
Thống kê cho thấy 5 năm trở lại đây, lợi nhuận của MB đã tăng bình quân 27,7%/năm. Nếu xét 3 năm, mức tăng lên đến 41,3%/năm.
Giai đoạn 2019 - 2024, mục tiêu của MB là đạt tăng trưởng lợi nhuận trước thuế bình quân 20%/năm, nghĩa là sau 5 năm, quy mô lợi nhuận ngân hàng sẽ tăng gấp khoảng 3 lần.
Đây đều là mức tăng trưởng cao so với mặt bằng chung của các ngân hàng top trên.
Tính toán của VietnamFinance cho thấy, năm 2019 là năm kỷ lục của MB trong việc xóa nợ xấu bằng dự phòng, cao hơn hẳn năm 2018 cũng như các năm trước đó.
Diễn biến này gợi mở hai hướng: hoặc là danh mục tài sản của MB đang thay đổi theo hướng rủi ro hơn (đi kèm với tỷ suất sinh lời tốt hơn) khiến ngân hàng này phải xử lý nhiều nợ xấu; hoặc là MB đang mạnh tay dọn dẹp nợ xấu trong năm 2019, cũng nghĩa là sẽ có dư địa giảm tỷ lệ trích lập dự phòng trong một vài năm tới.
Dù thế nào, MB vẫn giữ nguyên tắc an toàn. Nợ xấu chốt năm 2019 chỉ ở mức 1,16%, thấp nhất trong vòng 10 năm trở lại đây bất chấp nay phải gánh thêm nợ xấu từ công ty tài chính MB Shinsei (thương hiệu Mcredit). Nếu chỉ tính ngân hàng mẹ, tỷ lệ nợ xấu thậm chí dưới 1%.
Đồng thời, tỷ lệ bao phủ nợ xấu tiếp tục duy trì ở mức cao: 110%.
Tăng trưởng lợi nhuận hàng năm ở mức cao, cơ cấu tài sản an toàn, còn nhiều dư địa để tăng trưởng và tăng vốn, định giá "thấp" so với mặt bằng chung cả về P/E lẫn P/B... nhưng "cô gái đẹp" MBB vẫn chưa thể "tỏa sáng", vì sao?
Dù không nhiều nhưng trên thị trường luôn có những trường hợp như MBB, "tốt nhưng rất tiếc". Nhìn chung, vấn đề là nằm ở cán cân cung - cầu.
Như trường hợp của MBB, hàng năm vẫn đều đặn chia cổ tức bằng cả tiền mặt lẫn cổ phiếu với tỷ lệ cao (năm 2018, tổng tỷ lệ cổ tức 14%, gồm 6% bằng tiền mặt và 8% bằng cổ phiếu).
Không cổ đông nào có thể chê trách tỷ lệ cổ tức trên. Tuy nhiên, cách chia cổ tức này lại đều đặn cung cấp ra thị trường một lượng cổ phiếu không nhỏ mà tích lũy nhiều năm sẽ tạo ra một lượng cổ phiếu lớn trôi nổi trên thị trường.
Đang có một lượng lớn cổ phiếu MBB trôi nổi trên thị trường do tích lũy lại từ nhiều đợt chia cổ tức bằng cổ phiếu
Cung nhiều, nhưng cầu lại bị hạn chế, bởi quy mô dòng tiền nội chưa thực sự lớn cộng với tâm lý giao dịch bị chi phối bởi các nhà đầu tư cá nhân ngắn hạn nên dòng tiền này thường luân chuyển đến các cổ phiếu "hot", hiếm khi đủ lực để tập trung vào các "cô gái đẹp" như MBB.
Trong khi đó, dòng tiền ngoại lại không thể "bồi thêm" được do room ngoại đã đầy. Thực tế thì MBB vẫn còn khá nhiều room ngoại so với mức trần (đến thời điểm hiện tại còn hơn 9%) nhưng ngân hàng này giữ lại để phát hành cổ phiếu riêng lẻ cho nhà đầu tư nước ngoài với giá cao hơn thị giá, nhằm mục đích tăng vốn.
Nhưng "cao hơn thị giá" không có nghĩa là mức giá huy động được là xứng đáng với giá trị của doanh nghiệp. Như trường hợp của BID hay VCB, trước và trong mỗi đợt bán vốn, giá cổ phiếu đều tăng cao, buộc các đối tác nước ngoài nếu muốn sở hữu thì trả giá cao hơn rất nhiều so với mức giá trao tay trước đó.
Việc giá cổ phiếu tăng cao trên thực tế cũng tạo sức hút đối với không ít nhà đầu tư nước ngoài. Lại lấy ví dụ BID và VCB, sau khi trả mức giá tưởng là cao thì giá các cổ phiếu này lại tiếp tục tăng cao hơn nữa, giúp các đối tác nước ngoài tạm lãi đậm dù chỉ mới đầu tư.
Dù cho có là "trao nhau hòn than hồng" thì với giới đầu tư, rủi ro luôn là điều hết sức bình thường, quan trọng là chốt thương vụ, họ được lợi.
Với trường hợp của MBB, nếu muốn tạo nền thị giá cao trong tương lai, làm tiền đề bán vốn hiệu quả hơn, phương án chia cổ tức có lẽ nên được điều chỉnh lại theo hướng chỉ chia bằng tiền, có thể nâng thêm khoảng 0,5-1% (ước lượng cho thấy nếu xét trong 5 năm, lượng tiền mà MB phải bỏ ra để thực hiện phương án chia cổ tức bằng cả tiền mặt tỷ lệ 6% lẫn cổ phiếu tỷ lệ 8% bằng lượng tiền bỏ ra để thực hiện phương án chỉ chia cổ tức bằng tiền mặt tỷ lệ 7%).
Minh Tâm
Theo vietnamfinance.vn
Cổ phiếu dược tăng trần liên tục: Dịch corona chưa gây hiệu ứng đáng kể lên kết quả kinh doanh Doanh nghiệp kênh OTC tăng trưởng kinh doanh kém lạc quan hơn doanh nghiệp kênh ETC. Dược Hậu Giang, Traphaco, Bidiphar, Vinapharm báo lãi giảm, trong khi, Imexpharm, Pymepharco tăng trưởng. Trong đợt dịch gây ra bởi virus corona, trong khi VN-Index giảm 63 điểm (6,4%), nhóm ngành dược với kỳ vọng được hưởng lợi khiến giá cổ phiếu tăng mạnh kèm thanh...