WB bắt tay cải cách
Ngân hàng Thế giới (WB) đang tiến hành cuộc cải cách khá sâu rộng không chỉ nhằm tiết kiệm chi phí hoạt động hàng trăm triệu USD mỗi năm mà còn tăng hiệu quả của hoạt động trợ giúp xoá đói giảm nghèo và phát triển trên toàn cầu.
Chủ tịch WB Jim Yong Kim cho rằng định chế này phải cải cách để hiệu quả và tiết kiệm hơn
Thông tin ngày 8-10 từ WB cho biết, thể chế tài chính này đã đặt mục tiêu tiến hành cải cách mạnh phương thức hoạt động của định chế tài chính lớn nhất thế giới trợ giúp các nỗ lực chống đói nghèo trên toàn cầu trong 3 năm tới đây. Theo WB, nếu mục tiêu này đạt được đúng như kế hoạch sẽ giúp thể chế này tiết kiệm được tổng cộng 400 triệu USD, tức hơn 130 triệu USD/năm.
Với số tiền hơn 130 triệu USD tiết kiệm được mỗi năm, WB có thể tái đầu tư nhằm giúp Ngân hàng Tái thiết và phát triển quốc tế (IBRD thuộc WB) huy động thêm được 1 tỷ USD hỗ trợ các dự án xóa đói giảm nghèo trên khắp thế giới. Hiện tại ngân sách cho hoạt động của WB và 5 chi nhánh, trong đó có IBRD, là khoảng 500 tỷ USD/năm với lực lượng nhân viên khoảng 10.000 người tại 120 quốc gia.
Trong khi đó trong chiến lược dài hạn của mình, WB đặt mục tiêu tới năm 2030 sẽ xóa bỏ hoàn toàn tình trạng đói nghèo cùng cực trên toàn cầu và tăng thu nhập cho những người nghèo nhất thế giới, hiện chiếm khoảng 40% dân số thế giới. Theo các nhà hoạch định chính sách của WB, để làm được điều này, thể chế tài chính này cần thay đổi phương thức hoạt động theo hướng cho vay có chọn lọc hơn với tiêu chí cốt yếu là hiệu quả của dự án, tập trung vào các nước kém phát triển.
Video đang HOT
Việc đặt ra các mục tiêu cải cách trên nằm trong nỗ lực cải cách sâu rộng hoạt động của WB sau khi ông Jim Yong Kim ngồi vào chiếc ghế Chủ tịch thể chế tài chính này tháng 7-2012. Ông Jim Yong Kim từng nhấn mạnh rằng WB cần có kế hoạch cải cách sâu rộng để thể chế tài chính này hoạt động hiệu quả hơn trong nỗ lực chấm dứt nạn đói nghèo trên toàn cầu.
WB phải cải cách thay đổi chiến lược hoạt động sau khi cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới đã khiến cho nguồn ngân sách ngày càng eo hẹp hơn trong khi cuộc cạnh tranh trong việc tìm kiếm các nguồn quỹ phát triển cũng dần trở nên gay gắt. WB thừa nhận chỉ còn nguồn lực rất hạn chế trong việc giúp đỡ các nước đang phát triển, nơi chỉ riêng nhu cầu phát triển cơ sở hạ tầng đã cần số tiền đầu tư lên tới hơn 1,5 nghìn tỷ USD mỗi năm.
Chính vì thế, WB phải thay đổi chiến lược hoạt động theo hướng cho vay có chọn lọc hơn, chủ yếu tập trung vào các nước kém phát triển, khu vực Nam Sahara, Đông Nam Á và một số khu vực khác chịu tác động lớn từ tình trạng đói nghèo.
Bên cạnh đó, WB không chỉ chú trọng tới số tiền tài trợ cho các quốc gia mà nhấn mạnh tới việc thực hiện hiệu quả các dự án tài trợ. Định chế tài chính này đang dần chuyển đổi mô hình hoạt động từ hỗ trợ phát triển thành một ngân hàng “giải pháp” để không chỉ cung cấp nguồn lực tài chính mà cả những kiến thức và kinh nghiệm đối phó với những thách thức phát triển chung như y tế, giáo dục, môi trường, biến đổi khí hậu…
HOÀNG TUẤN
Theo ANTD
"Điểm sáng" Myanmar
Những cải cách mạnh mẽ và nhanh chóng đã vụt biến Myanmar thành một "ngôi sao mới" thu hút sự chú ý, quan tâm của không chỉ khu vực Đông Nam Á mà cả thế giới.
Hãng Coca Cola đã nhanh chân chạy vào thị trường Myanmar được đánh giá là đầy tiềm năng
Cuộc cải tổ toàn diện ở Myamar vừa tiến thêm một bước khi Chính phủ nước này tiến hành một cuộc cải tổ lớn với việc bổ nhiệm mới 4 bộ trưởng. Theo đó, những người có đóng góp tích cực vào tiến trình cải cách như ông U Zay Yar Aung được bổ nhiệm làm Bộ trưởng Năng lượng, ông U Maung Myint làm Bộ trưởng Công nghiệp, ông U Aye Myint được cử giữ chức Bộ trưởng Lao động, Việc làm và An sinh Xã hội, còn ông U Than Htay giữ cương vị Bộ trưởng Giao thông Đường sắt.
Trước đó, nhằm tăng cường lòng tin vào nền kinh tế Myanmar, Tổng thống Myanmar Thein Sein ngày 11-7 đã ký ban hành luật mới về cải tổ Ngân hàng Trung ương. Với cải cách mới này, Ngân hàng Trung ương Myanmar sẽ trở thành một cơ quan độc lập, không trực thuộc Bộ Tài chính như một cơ quan chỉ giữ vai trò "in tiền" để bù vào thâm hụt ngân sách của chính phủ.
Cải tổ Nội các hay Ngân hàng Trung ương... cho thấy công cuộc cải cách ở Myanmar vốn bắt đầu từ lĩnh vực chính trị đang tiếp tục được triển khai sâu rộng ra nhiều lĩnh vực khác, nổi bật là kinh tế. Năm 2012, chính phủ Myanmar cũng đã cải cách hệ thống ngoại hối phức tạp của nước này nhằm tạo thuận lợi cho hoạt động thương mại và đầu tư.
Những cải cách mạnh mẽ và nhanh chóng theo hướng dân chủ hoá đời sống chính trị đất nước và thị trường hoá nền kinh tế của Myanmar đã được cộng đồng quốc tế đánh giá cao và đón nhận đầy tích cực. Liên minh châu Âu (EU), Mỹ và các định chế tài chính quốc tế lớn như Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF), Ngân hàng thế giới (WB) đã lần lượt dỡ bỏ hầu hết lệnh cấm vận đối với Myanmar.
Rất nhiều tập đoàn, công ty lớn nước ngoài đang đổ tới Myanmar để tìm kiếm cơ hội đầu tư. Theo các thống kê chính thức được Tổng thống Thein Sein công bố mới đây, đầu tư nước ngoài vào Myanmar trong tài khóa kết thúc vào cuối tháng 3-2013 đã tăng gần gấp 5 lần so với 1 năm trước, trong đó chủ yếu tập trung vào lĩnh vực công nghiệp dệt may địa phương.
Trung tuần tháng 6 vừa qua, hãng phần mềm khổng lồ Microsoft của Mỹ cũng đã chính thức thông báo tham gia thị trường Myanmar thông qua việc thiết lập quan hệ đối tác với Công ty Công nghệ Thông tin Myanmar. Trước đó vài ngày, một "ông lớn" khác của thế giới là tập đoàn Coca-Cola đã mở nhà máy đầu tiên tại nước này với cam kết sẽ đầu tư 200 triệu USD và tạo ra hàng nghìn việc làm mới.
Cải cách mạnh mẽ và toàn diện đang mang lại những thành quả đáng khích lệ cho Myanmar, quốc gia mà mới vài năm trước còn chìm đắm trong bao khó khăn với sự bao vây cấm vận nặng nề của Mỹ và phương Tây. WB nhận định: Myanmar, quốc gia đang thể hiện tăng trưởng kinh tế mạnh, là một "điểm sáng" ở châu Á có thể giúp thúc đẩy các nền kinh tế trong khu vực. Định chế tài chính này cho rằng kinh tế Myanmar tiếp tục đà tăng trưởng đáng khích lệ, dự kiến đạt 6,5% trong năm nay, cao hơn 6,3% của năm 2012 và 5,5% năm 2011.
Theo ANTD
Làn sóng di dân Dù với muôn vàn lý do khác nhau song làn sóng di dân đang trỗi dậy trên thế giới mang lại những chuyển biến và đóng góp tích cực cho sự phát triển chung toàn cầu. Những người nhập cư bất hợp pháp leo qua bức tường trên biên giới Mexico - Mỹ để vào nước Mỹ Trong báo cáo đưa ra ngày...