Washington DC bùng nổ ‘bất động sản vàng’ khi quyền lực chính trị và tài chính giao thoa
Các tỷ phú và triệu phú đang đổ xô đến một thành phố mà quyền lực chính trị vốn quan trọng hơn tiề.n bạc, nhưng giờ đây cả hai lại hòa quyện.
Tỷ phú Elon Musk tới dự một sự kiện tại Los Angeles, California (Mỹ) ngày 13/4/2024. Ảnh: AFP/TTXVN
Sau chiến thắng bầu cử của ông Trump, tại Washington D.C, các nhà tài phiệt chính trị đã có mặt và tậu những ngôi nhà lớn.
Nếu tính cả Tổng thống đắc cử Donald Trump, có ít nhất 10 tỷ phú trong số những người được ông lựa chọn vào nội các và những người sẽ đảm nhiệm các vai trò cấp cao trong chính quyền mới. Tỷ phú công nghệ Elon Musk đứng đầu danh sách với giá trị tài sản ròng là 429 tỷ USD – theo Forbes, khiến ông trở thành người giàu nhất thế giới. Ông Trump có giá trị tài sản ước tính là 6,8 tỷ USD.
Đây là sự tập trung của cải phi thường tại một thành phố nơi quyền lực luôn quan trọng hơn tiề.n bạc, nhưng giờ đây lại chúng lại gắn chặt hơn bao giờ hết. Tổng thống đắc cử Trump đã đưa một số nhà tài trợ giàu có nhất của mình vào các vị trí cấp cao nhất của chính phủ. Một số người sẽ giám sát chính các ngành công nghiệp đã tạo ra tài sản của họ.
“Thật thú vị khi ví điều này với Thời đại Hoàng kim, nhưng John D. Rockefeller thực sự không điều hành chiến dịch của Tổng thống McKinley hay chuyển đến Nhà Trắng”, Michael Waldman, Chủ tịch kiêm Giám đốc điều hành của Trung tâm Công lý Brennan, cho biết. Ông Waldman đang ám chỉ đến Elon Musk, người đã chi hơn 250 triệu USD cho chiến dịch tranh cử của ông Trump và dự kiến sẽ có một văn phòng tại khu phức hợp Nhà Trắng.
Cùng với việc ông Trump tái đắc cử, một trong những tác động tức thời nhất ở Washington là sự bùng nổ của thị trường bất động sản hạng sang.
Nhà tài chính Howard Lutnick, người được ông Trump đề cử làm Bộ trưởng thương mại (có giá trị tài sản 1,5 tỷ USD), tháng trước đã chốt mua ngôi nhà theo phong cách lâu đài Pháp của người dẫn chương trình Fox Bret Baier trên đường Foxhall với giá 25 triệu USD, một kỷ lục trong khu vực.
Bộ trưởng Thương mại đề cử Howard Lutnick đã chốt mua ngôi nhà của Bret Baier tại Washington D.C. Ảnh: Bright MLS
Ông Scott Bessent, ứng cử viên cho chức Bộ trưởng Tài chính (với giá trị tài sản hơn 700 triệu USD) thì nhắm tới một ngôi nhà theo phong cách Liên bang (một phong cách kiến trúc đặc trưng của Mỹ, vào cuối thế kỷ 18 và đầu 19) trị giá 7 triệu USD trên Phố N ở Georgetown.
Video đang HOT
Ngôi nhà theo phong cách Italy năm 1850 tại Georgetown của Boyden Gray, cố luật sư có ảnh hưởng của các tổng thống Đảng Cộng hòa, đã được bán vào tháng trước với giá 10,5 triệu USD. Các đại lý bất động sản không tiết lộ người mua, nhưng nói rằng họ đang thiếu nguồn cung những ngôi nhà danh giá ở Washington sau khi ông Trump đắc cử nhiệm kỳ thứ hai.
“Chúng tôi thực sự choáng ngợp với làn sóng người giàu đổ tới Washington kể từ sau cuộc bầu cử”, Jim Bell, phó chủ tịch điều hành của TTR Sotheby’s International Realty, cho biết. Ông tiết lộ rằng các đại lý đã phải gọi điện cho khách hàng ở Washington DC và hỏi xem họ có muốn bán nhà cho những người mới đến không.
Nhà văn, nhà báo Sally Quinn đã nhận được một cuộc gọi như vậy từ một đại lý nói rằng bà có thể nhận được gấp đôi giá cho ngôi nhà 18 phòng, xây dựng từ những năm 1790 tại Georgetown của mình. Ngôi nhà này từng thuộc sở hữu của Robert Todd Lincoln, con trai Tổng thống Abraham Lincoln. Tuy nhiên, bà Quinn đã từ chối.
Không rõ ông Musk sẽ sống ở đâu tại Washington, mặc dù có những báo cáo trên phương tiện truyền thông địa phương rằng ông đang cố gắng mua Khách sạn Line ở khu phố sôi động, nhiều quán bar Adams Morgan và biến nó thành một câu lạc bộ tư nhân. Người phát ngôn của ông Musk – nhà sáng lập Tesla, công ty tên lửa SpaceX, đã không trả lời yêu cầu bình luận.
Ông Musk dự kiến sẽ có một văn phòng tại Tòa nhà điều hành Eisenhower đối diện Nhà Trắng với tư cách là đồng lãnh đạo của Bộ Hiệu quả Chính phủ. Đối tác của ông trong bộ này là Vivek Ramaswamy, một doanh nhân dược phẩm có giá trị tài sản ròng 1 tỷ USD, người cũng đang có kế hoạch tranh cử thống đốc Ohio vào năm 2026.
Jonathan Taylor, người sáng lập và đối tác quản lý của TTR Sotheby’s, cho biết những người giàu có có mối quan hệ với chính quyền, mặc dù không nhất thiết phải là một phần của chính quyền, cũng đang chuyển đến đây.
Ông cho biết các nhà tài trợ lớn “muốn có được các chính sách mà họ tin tưởng từ chính phủ liên bang khoan dầu nhiều hơn, chính sách chống độc quyền dễ dàng hơn, chính sách tiề.n điện tử thuận lợi hơn, ít giám sát ngân hàng hơn. Họ cũng muốn có nhiều sự hỗ trợ hơn để giúp các công ty Mỹ đầu tư ra nước ngoài và có thể dễ dàng tiếp cận các quan chức chính phủ”.
Theo ông Taylor, mua được nhà ở Washington DC cũng là một món hời đối với họ. “Nếu bạn muốn mua một ngôi nhà ở New York hoặc Southampton, một ngôi nhà thực sự tốt, thì nó có thể mất từ 100 – 150 triệu USD. Nhưng bạn không thể chi 25 triệu USD [mua nhà] ở Washington ngay cả khi cố gắng”.
Các tỷ phú trong chính quyền Trump 2.0 cũng có tài sản lớn hơn đáng kể so với những quan chức cấp cao đã đến Washington trong nhiệm kỳ đầu tiên của ông, vốn được coi là chính quyền giàu có nhất trong lịch sử Mỹ vào thời điểm đó. Ngoại trưởng đầu tiên của ông Trump, Rex W. Tillerson – cựu giám đốc điều hành của ExxonMobil, có tài sản từ 289 – 350 triệu USD vào năm 2017. Ông tại vị hơn một năm trước khi bị ông Trump sa thải bằng một dòng tweet.
Một số tỷ phú công nghệ đã chuyển đến Washington một phần để có thể tiếp cận Nhà Trắng và Quốc hội khi ngành của họ đang chịu sự giám sát ngày càng chặt chẽ của chính phủ.
Ngôi nhà của tỷ phú Jeff Bezos tại Washington D.C năm 2020. Ảnh: New York Times
Jeff Bezos, nhà sáng lập Amazon và chủ sở hữu của tờ Washington Post, đã trả 23 triệu USD vào năm 2016 cho tòa nhà vốn là Bảo tàng Dệt may trên một con phố lớn ở khu Kalorama. Nhà đầu tư mạo hiểm Peter Thiel của Thung lũng Silicon thì chi trả 13 triệu USD cho một ngôi nhà trên đường Woodland thuộc sở hữu của Wilbur Ross, Bộ trưởng Thương mại trong nhiệm kỳ Trump 1.0. Eric Schmidt, cựu giám đốc điều hành của Google, đã trả 15 triệu USD cho ngôi nhà đối diện với nhà bà Quinn trên Phố N, nơi cố đệ nhất phu nhân Jacqueline Kennedy đã sống một thời gian ngắn sau khi chồng bà bị á.m sá.t vào năm 1963.
Các đại lý bất động sản cho biết, những khu phố có nhu cầu cao ở Washington là Kalorama, Massachusetts Avenue Heights và Georgetown, nơi có những con đường lát đá cuội theo truyền thống là nơi dành riêng cho giới thượng lưu lâu đời của Washington.
Tuy nhiên, một số tỷ phú có lẽ sẽ không cần nhà ở Washington DC. Charles Kushner, một giám đốc điều hành bất động sản có các công ty trị giá 2,9 tỷ USD, sẽ sống tại Paris với tư cách là đại sứ Mỹ tại Pháp. Ông Trump đã ân xá cho ông Kushner, một nhà tài trợ chính cho chiến dịch tranh cử năm 2024 của mình, vào những ngày cuối cùng của nhiệm kỳ đầu tiên.
Warren Stephens, một nhà đầu tư ngân hàng có tài sản trị giá 3,3 tỷ USD sẽ sống tại London với tư cách là đại sứ Mỹ tại Anh. CÒn Tilman Fertitta, chủ sở hữu của Houston Rockets và là một nhà tài trợ lâu năm của đảng Cộng hòa, có tài sản trị giá 10,2 tỷ USD, sẽ sống tại Rome với tư cách là đại sứ Mỹ tại Italy.
Lễ nhậm chức của Tổng thống đắc cử Trump hút tài trợ, 'cháy' ghế VIP
Một số nhà tài trợ 7 con số đã được đưa vào danh sách chờ hoặc được thông báo rằng họ có thể sẽ không nhận được vé VIP vì các sự kiện của lễ nhậm chức đã kín chỗ.
Ông Trump tuyên thệ nhậm chức trong nhiệm kỳ 1 vào ngày 20/1/2017. Ảnh: Facebook Nhà Trắng
Tổng thống đắc cử Mỹ đã quyên góp được hơn 170 triệu USD cho lễ tuyên thệ nhậm chức của mình - một kỷ lục mới khi nhiều người Mỹ giàu có thể hiện sự ủng hộ mạnh mẽ, thậm chí góp tiề.n cả khi không có triển vọng được tiếp cận ghế VIP.
Theo tờ New York Times, Ủy ban lễ nhậm chức của Tổng thống đắc cử Donald J. Trump đã không còn bán vé cho các nhà tài trợ lớn tham dự buổi lễ và các sự kiện riêng tư đi kèm tại Washington.
Tờ báo dẫn nguồn từ 5 người nắm rõ diễn biến cho biết, ủy ban trên đã quyên góp được hơn 170 triệu USD. Số tiề.n và người quyên góp lớn đến mức một số nhà tài trợ 7 con số đã được đưa vào danh sách chờ hoặc được thông báo rằng họ có thể sẽ không nhận được vé VIP vì các sự kiện đã kín chỗ.
Ông Trump thường nói chuyện riêng về những người đã ủng hộ ông, và cơn sốt quyên góp cho lễ nhậm chức - ngay cả khi không có quyền tiếp cận đặc biệt - đã nhấn mạnh mức độ mà các nhà tài trợ và tập đoàn giàu có đang tìm cách gây ấn tượng với nhà lãnh đạo mới của Mỹ.
Số lượng nhà tài trợ cho lễ nhậm chức năm nay vượt trội so với đầu năm 2017 khi ông Trump bắt đầu nhiệm kỳ đầu tiên.
Theo những người được thông báo về các cuộc trò chuyện, các nhà tài trợ tiềm năng bắt đầu được thông báo vào đầu tuần này là không còn chỗ ngồi VIP cho một số sự kiện ở khu vực thủ đô Washington. Đường liên kết quyên góp được cá nhân hóa dành cho các nhà tài trợ chính cũng không còn hoạt động vào ngày 7 và 8/1. Các suất tham dự được cung cấp cho các nhà tài trợ là doanh nghiệp và cá nhân ban đầu được công bố là sẵn có đến ngày 10/1, nhưng số lượng đã kết thúc sớm do nhu cầu quá lớn.
"Không gian có hạn" - nội dung trong tài liệu tiếp thị dành cho các gói tài trợ ghi rõ.
Hiện tại, các nhà tài trợ cá nhân và những người khác vẫn có thể tham dự lễ tuyên thệ bằng cách nhận vé miễn phí do các thành viên Quốc hội cung cấp cho công chúng.
Số tiề.n mà ông Trump quyên góp được đã lập kỷ lục về gây quỹ cho lễ nhậm chức. Theo một quan chức được thông báo về hoạt động gây quỹ, ủy ban nhậm chức năm 2017 của ông Trump đã quyên góp được 107 triệu USD và ủy ban hiện tại đang trên đà đạt tới con số 200 triệu USD, (trong khi ủy ban nhậm chức của Tổng thống Biden chỉ huy động được 61,9 triệu USD).
Số tiề.n còn thừa lại có khả năng sẽ được chuyển cho một ủy ban phụ trách Thư viện tổng thống Trump sau này. Tính từ Ngày Bầu cử thì các đồng minh của ông Trump hiện đã quyên góp được hơn 250 triệu USD cho các dự án chính trị của ông, bao gồm ủy ban nhậm chức và một số nhóm đồng minh bên ngoài. Không có giới hạn về số tiề.n quyên góp cho các ủy ban nhậm chức, mặc dù công dân nước ngoài bị cấm quyên góp. Số tiề.n quyên góp được cuối cùng sẽ được công khai.
Do thiếu chỗ ngồi tại các sự kiện VIP, một số nhà tài trợ đã chịu chi đến mức quyên góp tới 1 triệu USD mà không nhận lại bất kỳ ưu đãi nào. Ghế ngồi tại lễ phát biểu nhậm chức, vé vào các buổi dạ hội xa hoa hoặc quyền tham gia các sự kiện khác thường là lý do chính khiến các nhà tài trợ lớn ký chi phiếu. Loạt sự kiện nhậm chức là thời điểm quan trọng đối với ngành vận động hành lang sôi động ở Mỹ và chúng thu hút các khoản quyên góp từ các tập đoàn và nhà tài trợ giàu có mong muốn gây ảnh hưởng với chính quyền mới.
Các sự kiện nhậm chức bắt đầu từ ngày 17/1 và lễ tuyên thệ diễn ra ngày 20/1. Những người đã quyên góp 1 triệu USD hoặc gây quỹ được 2 triệu USD được cho là sẽ được hưởng 6 vé cho 6 sự kiện khác nhau, bao gồm lễ tuyên thệ nhậm chức và "bữa tối thắp nến" được mong đợi vào ngày 19/1 với ông Trump và phu nhân Melania, được mô tả là "sự kiện đỉnh cao" dịp cuối tuần đó. Họ cũng nhận được hai vé cho một bữa tối với Phó Tổng thống đắc cử JD Vance và phu nhân Usha.
Theo đài CBS, vào ngày 19/1, ngay trước lễ nhậm chức, Tổng thống đắc cử Trump sẽ tổ chức một sự kiện theo kiểu mít tinh tại sân vận động Capital One Arena ở thủ đô. Capital One Arena, sân nhà của đội bóng rổ Washington Wizards và đội khúc côn cầu Washington Capitals, có sức chứa khoảng 20.000 người.
Hiện tại, danh sách đầy đủ các nhà tài trợ cho các sự kiện lễ nhậm chức của ông Trump chưa được công khai. Ủy ban nhậm chức Trump - Vance vẫn chưa nộp thông tin về các nhà tài trợ cho Ủy ban bầu cử liên bang và dự kiến sẽ không tiết lộ về các nhà tài trợ trước thời hạn 90 ngày sau buổi lễ. Do không có thông tin chính thức, tên của một số công ty và nhà tài trợ lớn đã được giới truyền thông nhắc đến rải rác.
Theo tờ USA Today, các công ty tôn vinh ông Trump đang tranh giành sự đối xử thuận lợi trên một số mặt trận. Các công ty tiề.n điện tử vận động hành lang cho luật được ngành ủng hộ và quy định tài chính nhẹ nhàng. Các nhà sản xuất ô tô để mắt đến các mức thuế quan tiềm năng của chính quyền Trump. Các doanh nghiệp lớn và các nhóm vận động hành lang của họ, cũng như các giám đốc điều hành giàu có của họ, đang mơ về việc tiếp tục các khoản miễn thuế doanh nghiệp béo bở do phe đảng Cộng hòa thông qua từ năm 2017 và nới lỏng sự giám sát của cơ quan quản lý đối với các vụ sáp nhập.
Sau phán quyết tại New York: Rắc rối pháp lý sẽ đeo bám ông Trump như thế nào? Ông Trump có thể không phải chịu hình phạt vì bị kết tội trong vụ án "tiề.n bịt miệng", nhưng ông vẫn có thể là tội phạm đầu tiên trở thành tổng thống Mỹ, trong khi các thủ tục tố tụng dân sự chống lại ông vẫn tiếp tục. Cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump (giữa) tại phiên xét xử của tòa tối...