Vượt qua nỗi sợ thi trắc nghiệm môn Toán
Trước những thay đổi trong kỳ thi THPT quốc gia, thầy và trò vùng cao tỉnh Hòa Bình đang nỗ lực ôn tập để vượt qua nỗi sợ thi trắc nghiệm môn Toán.
Học sinh vùng cao thường có câu: “Sợ nhất Tiếng Anh, sợ nhì môn Toán”, khi nói về các môn thi trong kỳ thi tốt nghiệp THPT quốc gia.
Năm nay, môn Toán chuyển từ hình thức tự luận sang trắc nghiệm khiến nhiều em càng cảm thấy lúng túng hơn.
Vốn quen với cách làm bài truyền thống theo từng bước của đề tự luận, nay chuyển sang trắc nghiệm, thời gian trả lời chỉ 1,5 phút/câu buộc học sinh phải thay đổi chiến thuật làm bài để đạt điểm tối đa.
Tiết kiểm tra rèn luyện kỹ năng làm bài nhanh của một lớp học trường THPT Mường Chiềng (Hòa Bình), cho thấy đề thi gồm những câu cơ bản, thế nhưng có tới gần một nửa lớp chỉ trả lời đúng được 3 câu.
“Các em học sinh vùng cao tư duy môn Toán còn chậm nên chỉ đạt được 3 điểm, cộng cùng với điểm trung bình các môn xã hội để kéo tổng điểm lên đủ để qua được tốt nghiệp”, bà Hoàng Thị Nhung, giáo viên trường THPT Mường Chiềng nói.
Học sinh vùng cao đang nỗ lực ôn tập để vượt qua nỗi sợ m ôn Toán trắc nghiệm trong kỳ thi THPT quốc gia 2017. Ảnh cắt từ clip.
Video đang HOT
Biết học trò sợ môn Toán, giáo viên trong trường cũng chỉ tập trung ôn lại kiến thức cơ bản nhất phục vụ cho kỳ thi THPT quốc gia 2017.
Bà Nhung cho biết thêm học sinh được tùy ý lựa chọn câu hỏi khi giải đề. Em nào xung phong trả lời sớm sẽ có cơ hội chọn những câu hỏi dễ hơn, lớp học vì thế cũng sôi nổi hơn trước.
Ở lớp ôn tập cả ngày nghỉ, về nhà lại tranh thủ xem lại bài vở, 3 em Nga, Hiền, Anh ngày nào cũng dành khoảng 2 tiếng để ôn tập môn Toán. Chỉ còn gần 20 ngày nữa, các em luôn động viên bên nhau để vượt qua giai đoạn gian nan cuối cùng trong đời học sinh.
Theo Zing
Không thể có tiêu cực trong kỳ thi THPT quốc gia
Thứ trưởng GD&ĐT Bùi Văn Ga khẳng định kỳ thi THPT quốc gia 2017 được giao về địa phương và sẽ không có hiện tượng tiêu cực.
- Thưa thứ trưởng, qua kiểm tra công tác chuẩn bị thi của nhiều địa phương trong thời gian qua, ông có đánh giá như thế nào?
- Năm nay, Bộ GD&ĐT công bố phương án thi rất sớm, lên kế hoạch ngay khi kết thúc năm học nên các địa phương cũng đã biết nhiệm vụ của mình. Các địa phương đã có kế hoạch và sự chuẩn bị từ rất sớm nên hầu hết địa phương mà đoàn đi kiểm tra đã có sự chuẩn bị chu đáo.
Bộ đã quy định địa phương đóng vai trò chủ trì trong công tác tổ chức thi. Trước đây, họ cũng đứng ra chủ trì thi nhưng chỉ để xét công nhận tốt nghiệp THPT. Đây là lần đầu tiên các địa phương đứng ra gánh vác trọng trách của kỳ thi cho 2 mục đích gồm xét tốt nghiệp THPT và xét tuyển đại học và cao đẳng.
Với vai trò trách nhiệm như vậy, các địa phương cũng ý thức được trọng trách của mình nên đã huy động tất cả nguồn lực tốt nhất cho kỳ thi, tất cả sở - ban - ngành ở các địa phương đều vào cuộc.
Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Bùi Văn Ga. Ảnh: Bộ GD&ĐT.
- Trong các khâu từ tập huấn, sao in đề thi, bảo mật đề thi, coi thi, chấm thi..., đâu là vấn đề thứ trưởng thấy còn băn khoăn khi mà năm nay, vai trò chủ trì được giao cho các sở GD&ĐT địa phương?
- Trong kỳ thi này, tất cả khâu đều quan trọng bởi chỉ cần sơ hở nhỏ là sẽ ảnh hưởng lớn đến kỳ thi. Do vậy, bộ đã nhắc nhở các trường đại học phối hợp, các địa phương phải hết sức thận trọng thực hiện đúng theo quy chế.
Đối với công tác in sao đề thi năm nay, số lượng tăng nên khâu in sao đề thi ở các địa phương bị áp lực hơn nhiều. Khâu in sao đề thi có các chi tiết về các bước tiến hành nên để tránh sai sót, các sở cần phải thực hiện theo đúng quy trình...
Tất cả khâu tổ chức từ đề thi, coi thi, chấm thi sẽ được bảo đảm an toàn, khách quan để các trường đại học an tâm sử dụng kết quả thi cho xét tuyển đại học.
- Nhiều ý kiến lo ngại tiêu cực có thể xảy ra sau khi bài thi được đưa về nơi tập trung. Thí sinh làm bài thi trắc nghiệm bằng bút chì nên rất dễ thay đổi kết quả nếu khâu bảo vệ bài thi không chặt?
- Bộ đã lường trước việc phát sinh tiêu cực trong quá trình bàn giao, chuyển phiếu làm bài của thí sinh. Nhưng trong quá trình chấm thi đã có bộ phận an ninh giám sát. Ban chấm thi có nhiều người để đưa bài thi vào máy quét, đưa kết quả vào máy tính...
Tất cả quy trình đó đều quy định rất chặt chẽ, có an ninh, có ban chấm thi, có kỹ thuật viên... thì không ai có thể tác động được. Do vậy, có thể yên tâm việc chấm hoàn toàn khách quan.
- Hai năm qua, các trường đại học đóng vai trò chủ trì trong tổ chức kỳ thi THPT quốc gia, năm nay, địa phương nắm vai trò chủ trì. Vậy ông có lo ngại bệnh thành tích sẽ trỗi dậy?
- Trong phương thức thi như năm nay, bệnh thành tích không thể len lỏi. Địa phương có muốn thay đổi kết quả cũng không thể làm được. Vấn đề là quan điểm đề thi như thế nào.
Trước đây, đề thi ĐH rất khó nên rất nhiều em làm bài không có kết quả tốt nhưng bây giờ. Đề thi không quá khó bởi 60% là kiến thức cơ bản nên các em có kết quả học trung bình đều có thể làm được, 40% phân loại để xét tuyển ĐH.
Ngoài ra, kết quả thi chỉ chiếm 50% để đánh giá để xét tốt nghiệp THPT, 50% còn lại dựa vào quá trình học ở THPT. Do vậy, nếu các em có quá trình học THPT tốt, kết quả thi THPT quốc gia có kết quả trung bình vẫn có thể tốt nghiệp THPT.
Việc đánh giá thi như thế không phải là quá khắt khe nên tôi tin kết quả kỳ thi năm nay sẽ không thay đổi gì nhiều so với 2 năm trước.
Theo Huy Linh / Người Lao Động
Những ngày ôn thi đại học căng thẳng của sĩ tử Trung Quốc Không khí căng thẳng đang bao trùm tất cả trường trung học ở Trung Quốc. Các sĩ tử cố gắng tận dụng thời gian ôn tập, chuẩn bị tốt nhất cho kỳ thi quyết định vận mệnh của mình. Nữ sinh trường Trung học Chenjinglun ở Bắc Kinh, Trung Quốc, vừa ăn sáng vừa ôn bài. Đây là cảnh tượng không hiếm gặp...