Vượt qua mọi khó khăn để sống cuộc đời có ý nghĩa
Sinh năm 1991 tại xã Thượng Long, thuộc huyện miền núi nghèo Yên Lập, tỉnh Phú Thọ, ngay từ khi học lớp 6 ở trường nội trú huyện, Hà Ánh Phượng đã có niềm đam mê đặc biệt với môn tiếng Anh.
“ Cô giáo chủ nhiệm những năm học Trung học cơ sở của tôi là một người tuyệt vời, là thần tượng để tôi học theo từ nhân cách, nghị lực sống và khát vọng vươn lên. Tôi tự nhủ lòng sẽ cố gắng vượt qua mọi khó khăn, áp lực để sống một cuộc đời có ý nghĩa”, cô giáo Hà Ánh Phượng, một trong 10 Gương mặt trẻ Việt Nam tiêu biểu năm 2020 cho biết.
Cô giáo Hà Ánh Phượng.
Có thể nói, cô giáo người dân tộc Mường ở Phú Thọ Hà Ánh Phượng không còn xa lạ với nhiều người. Chỉ cần vào mạng gõ từ khóa “Ha Anh Phuong”, trong chưa đầy một giây sẽ cho gần 400 triệu kết quả. Đặc biệt, những ngày gần đây, cái tên Hà Ánh Phượng lại tiếp tục vang lên, khi được Hội đồng xét tặng Giải thưởng Gương mặt trẻ Việt Nam tiêu biểu năm 2020 xướng tên.
Sinh năm 1991 tại xã Thượng Long, thuộc huyện miền núi nghèo Yên Lập, tỉnh Phú Thọ, ngay từ khi học lớp 6 ở trường nội trú huyện, Hà Ánh Phượng đã có niềm đam mê đặc biệt với môn tiếng Anh. “Trong suốt những năm học Trung học cơ sở, tôi may mắn có cô giáo chủ nhiệm là người vô cùng tâm lý, rất tuyệt vời. Tôi đã học được ở cô nhiều điều và khi đó đã quyết tâm học tiếng Anh thật tốt để sau có thể trở thành giáo viên dạy tiếng Anh”, cô giáo Hà Ánh Phượng tâm sự.
Co giáo Ha Anh Phuong trong giờ giảng tại Truong THPT Huong Can, Thanh Son, Phu Tho.
Năm 2009, sau khi tốt nghiệp Trường Phổ thông Dân tộc nội trú tỉnh, Phượng trúng tuyển vào Đại học Hà Nội. Những năm đầu đại học, cô gái Mường đi dạy gia sư tiếng Anh. Từ năm thứ ba, nhờ sự giúp đỡ của thầy cô trong trường, Phượng cùng các bạn trong lớp làm việc với các trung tâm tiếng Anh, đơn vị lữ hành và làm phiên dịch cho nhiều sự kiện. Năm cuối đại học, trong một lần tham gia phiên dịch cho Công ty dược của Pakistan, Hà Ánh Phượng đã gây ấn tượng mạnh với đơn vị này và được mời làm giám đốc đại diện kiêm phiên dịch với mức lương khá cao.
“Đối với sinh viên sắp ra trường, đây quả thật là một lời mời, một cơ hội vô cùng hấp dẫn và tôi cảm thấy rất vui. Nhưng quả thật, ngoài khả năng về tiếng Anh thì các kiến thức về luật kinh doanh, về quản lý… không phải là thế mạnh của tôi nên tôi đã thẳng thắn từ chối. Hơn nữa, tình yêu và ước mơ trở thành giáo viên dạy tiếng Anh vẫn còn cháy bỏng và tôi đã quyết tâm theo đến cùng”, cô giáo Hà Ánh Phượng chia sẻ.
Video đang HOT
Cô giáo Hà Ánh Phượng cùng học sinh giao lưu với bạn bề quốc tế qua mạng internet.
Năm 2016, sau khi bảo vệ xuất sắc luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Ngôn ngữ Anh, Phượng được tuyển dụng đặc cách làm giáo viên tại Trường Trung học phổ thông Hương Cần ở huyện miền núi Thanh Sơn theo chính sách thu hút nhân tài của tỉnh Phú Thọ.
Thế nhưng ngay khi về giảng dạy tại ngôi trường được bao bọc xung quanh là núi, với hơn 90% học sinh là đồng bào dân tộc, cô Phượng nhận thấy việc học môn tiếng Anh ở đây chưa được học sinh chú trọng; các em nhút nhát, không tự tin khi nói tiếng Anh… Từ thực tế này, cô giáo Phượng trăn trở làm thế nào để tạo ra môi trường học tiếng Anh thật tốt, các em không chỉ tự tin hơn mà phải có niềm đam mê thật sự với môn tiếng Anh.
Từ kinh nghiệm, mối quan hệ có được từ thời sinh viên và thời gian đi làm thêm ở những năm cuối đại học, cô giáo Phượng đã sử dụng các phần mềm kết nối dựa trên nền tảng internet để tạo ra những tiết học có sự giao lưu giữa học sinh của mình với các bạn bè của cô trên khắp thế giới. Nhưng cô cũng sớm nhận ra những hạn chế nhất định của phương pháp này và nó thực sự thay đổi khi cô tham gia cuộc thi giáo viên sáng tạo trên nền tảng công nghệ thông tin vào năm 2018.
Từ đây, những “lớp học xuyên biên giới” do cô Phượng chủ trì ra đời. Ngoài áp dụng công nghệ thông tin, cô còn sáng tạo cách dạy học mới như dạy qua phim ảnh, dự án… Bởi vậy, những cô cậu học trò người Mường của cô từ tâm thế tự ti nay đã trở nên tự tin, hào hứng mỗi khi vào giờ tiếng Anh; khả năng giao tiếp, hùng biện bằng tiếng Anh tốt hơn và ngày càng có nhiều học sinh đam mê với môn tiếng Anh.
Co giáo Ha Anh Phuong (giữa) với các học sinh Truong THPT Huong Can, Thanh Son, Phu Tho. Ảnh: TTXVN phát
Say mê, cố gắng và luôn sáng tạo trong phương pháp giảng dạy, năm 2020, cô giáo trẻ người dân tộc Mường vượt qua hàng chục nghìn ứng viên để vào top 50 và tiếp tục lọt vào top 10 giáo viên xuất sắc toàn cầu do Ban tổ chức giải thưởng giáo viên toàn cầu (Global Teacher Prize) – Quỹ Varkey (Varkey Foudation) bầu chọn. Đây là giải thưởng được ví như Giải Nobel về giáo dục.
Cô Hà Ánh Phượng chia sẻ thêm, cô đang hướng dẫn học sinh trong trường triển khai Dự án “Phòng chống bạo lực trên không gian mạng”, lan tỏa tích cực tới nhiều trường học trong và ngoài nước. Đây là dự án phi lợi nhuận được thực hiện bởi cô và trò thuộc Câu lạc bộ tiếng Anh Trường Trung học phổ thông Hương Cần, với mong muốn nâng cao ý thức, trách nhiệm của học sinh trong việc phòng, chống bạo lực trên không gian mạng. Qua đó, cùng kết nối với học sinh các trường trong và ngoài nước bày tỏ quan điểm, tìm ra giải pháp khắc phục tình trạng này…
Co giáo Ha Anh Phuong (giữa) với thầy cô Truong THPT Huong Can, Thanh Son, Phu Tho. Ảnh: TTXVN phát
Thầy Phan Trọng Đức, Hiệu trưởng Trường Trung học phổ thông Hương Cần cho biết, cô Phượng là giáo viên trẻ nhiệt huyết, thường xuyên chia sẻ cách ứng dụng công nghệ thông tin, sử dụng các phần mềm dạy học trực tuyến với các giáo viên khác trong và ngoài trường, thậm chí là cả với ngoài nước.
Hiện nay, không chỉ lớp học của cô Phượng theo mô hình xuyên biên giới, nhiều giáo viên khác cũng áp dụng phương pháp học này và mang lại hiệu quả thiết thực. So với mặt bằng chung của một số trường Trung học phổ thông lân cận, trình độ tiếng Anh của học sinh Trường Trung học phổ thông Hương Cần trong những năm học gần đây được cải thiện đáng kể và có nhiều kết quả tốt hơn.
Thầy Phan Trọng Đức khẳng định: “Những kết quả, thành tích mà cô Hà Ánh Phượng đạt được trong thời gian qua là hoàn toàn xứng đáng. Đây còn là niềm tự hào và hạnh phúc của thầy và trò nhà trường. Đặc biệt, cuối năm 2020, cô giáo Hà Ánh Phượng đã vinh dự đứng trong hàng ngũ của Đảng Cộng sản Việt Nam và được giới thiệu ứng cử đại biểu Quốc hội khóa XV”.
Về những dự định trong thời gian tới, cô giáo Hà Ánh Phượng cho biết sẽ tiếp tục sản xuất các video dạy tiếng Anh miễn phí trên kênh youtube của mình; hỗ trợ học sinh thực hiện các dự án và tạo điều kiện tối đa để giúp các em phát triển toàn diện, trở thành những công dân toàn cầu. Cô giáo Hà Ánh Phượng khẳng định: “Tôi luôn tâm niệm rằng, dù thành phố hay nông thôn thì sự tụt học mới là tụt hậu. Dù ở bất cứ nơi đâu, dù mảnh đất ấy có khô cằn đến bao nhiêu nhưng nếu có sự cố gắng thì mảnh đất ấy chắc chắn sẽ nở hoa”.
Sinh viên sư phạm tiếng Anh không mặn mà dạy tiểu học?
Nếu tốt nghiệp sư phạm tiếng Anh bậc đại học thì sinh viên sẽ ưu tiên nộp đơn thi tuyển vào các trường THCS, THPT hoặc đi làm ở các trung tâm thay vì lựa chọn dạy ở bậc tiểu học.
Giáo viên tiếng Anh đang dạy tại một trường tiểu học ở TP.HCM - NGUYỄN LOAN
Đây là thực tế diễn ra hiện nay vì theo nhiều nhà quản lý ở các trường tiểu học, cùng yêu cầu bằng cấp giống nhau, dạy ở các cấp lớn sẽ ít áp lực, thu nhập tốt hơn.
Nhiều lựa chọn cho sinh viên sư phạm tiếng Anh
Những năm trước đây, để đi dạy bậc tiểu học, ứng viên chỉ cần tốt nghiệp cao đẳng hoặc cử nhân tiếng Anh ở nhiều ngành khác nhau (như ngôn ngữ Anh) và có thêm chứng chỉ nghiệp vụ sư phạm. Nhưng hiện nay, theo điều 72 luật Giáo dục 2019 quy định về trình độ chuẩn đào tạo của giáo viên (GV) ở từng cấp học thì để dạy ở bậc tiểu học, THCS, THPT GV tiếng Anh phải có bằng cử nhân thuộc ngành đào tạo GV (sư phạm) trở lên.
Ngoài ra, theo Quyết định số 1400/QĐ-TTg ngày 30.9.2008 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt đề án "Dạy và học ngoại ngữ trong hệ thống giáo dục quốc dân giai đoạn 2008 - 2020" và Công văn số 792/BGDĐT-NGCBQLGD ngày 25.2.2014 về việc hướng dẫn thực hiện yêu cầu cơ bản về năng lực GV tiếng Anh phổ thông của Bộ GD-ĐT thì GV tiếng Anh tiểu học và THCS cần có trình độ tiếng Anh bậc 4 (tương đương bằng B2 đối với khung ngoại ngữ châu Âu) theo khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dành cho Việt Nam.
Được xem là cái nôi đào tạo nguồn nhân lực cho khu vực phía nam, TP.HCM có hàng chục trường ĐH, CĐ đào tạo các chuyên ngành về tiếng Anh nhưng lại chỉ có hai trường ĐH đào tạo mã ngành sư phạm tiếng Anh là Trường ĐH Sư phạm và Trường ĐH Sài Gòn. Trên thực tế, chỉ tiêu mỗi năm của hai trường này chưa tới 300, không thấm vào đâu so với nhu cầu nhân lực của TP.HCM và các tỉnh lân cận.
Theo tiến sĩ Nguyễn Thanh Bình, Trưởng khoa Tiếng Anh Trường ĐH Sư phạm TP.HCM, khá nhiều sinh viên (SV) sau khi ra trường sẽ chọn theo hướng khác ngoài việc đi dạy vì đặc thù của công việc giảng dạy ở các trường hiện nay khá áp lực, gò bó trong khi mức chi trả thù lao không cao.
Theo ông Bình, khi tốt nghiệp cử nhân sư phạm tiếng Anh, SV có thể đi dạy ở tất cả các cấp học, từ tiểu học đến THPT; nhưng thường khi tốt nghiệp ĐH các em vẫn định hướng chủ yếu ứng tuyển vào các trường THPT, hay dạy ở các trường tư thục, trường quốc tế... Ngoài ra, SV sư phạm tiếng Anh cũng có thể ứng tuyển vào các vị trí cần kỹ năng Anh ngữ ở các công ty, doanh nghiệp nên SV có rất nhiều lựa chọn khi ra trường.
Tương tự, tiến sĩ Nguyễn Đăng Thuấn, Phó phòng Đào tạo Trường ĐH Sài Gòn, thẳng thắn chia sẻ: "Mức lương đi dạy ở các trung tâm Anh ngữ hay các trường mầm non quốc tế, trung bình mỗi tiết khoảng 250.000 - 300.000 đồng, hoặc các em có thể đi làm ở các công ty có yếu tố cần sử dụng tiếng Anh cũng có mức thu nhập tốt hơn nhiều, áp lực nghề nghiệp lại ít hơn".
"Lương trường công chỉ bằng 1/4 so với bên ngoài mà áp lực rất lớn"
Sau khi tốt nghiệp cử nhân sư phạm tiếng Anh, chị Nguyễn Thị Thảo Ly (26 tuổi, Q.Gò Vấp, TP.HCM) được vào làm việc tại một trường tiểu học ở Q.Tân Bình dưới dạng GV hợp đồng, nhưng chỉ sau 2 năm theo nghề, chị quyết định chuyển việc vì "cơm áo gạo tiền".
Theo chia sẻ của chị Thảo Ly, với GV hợp đồng, nếu không dạy bán trú mỗi tháng tổng tất cả các khoản từ lương cứng, phụ cấp, tiền tăng tiết... chỉ được hơn 3 triệu đồng. Sau 2 năm bám trụ tại trường, mức lương cũng không tăng bao nhiêu nên chị đã đi dạy thêm ở một trung tâm Anh ngữ gần nhà.
"Khi đi dạy ở các trung tâm, mình đã được trả mức thấp nhất là 200.000 đồng/tiết/giờ. Nghĩa là lương ở trường chỉ bằng 1/4 mức chi trả này, trong khi dạy ở trung tâm mỗi lớp cao nhất chỉ khoảng 20 học sinh, còn ở trường công lập là 45 - 50 học sinh, chưa kể áp lực rất lớn từ việc làm sổ sách, theo dõi, chăm sóc học sinh", Thảo Ly chia sẻ.
Trong khi đó, được biên chế chính thức và có thâm niên làm việc hơn 7 năm, dạy ngày 2 buổi và làm các công việc khác nhưng tổng thu nhập của cô Quỳnh Anh, GV tiếng Anh của một trường tiểu học Q.Bình Tân (TP.HCM), chỉ được khoảng 8 triệu đồng/tháng.
Hiện đang là SV năm 3, ngành sư phạm tiếng Anh, Trường ĐH Sư phạm TP.HCM, Ngô Thanh Thảo cho biết khi học thường định hướng của SV sau khi tốt nghiệp là đi dạy ở các trường THPT.
Tốt nghiệp sư phạm tiếng Anh Trường ĐH Sư phạm TP.HCM, chị Nguyễn Ngọc Nha Trang (32 tuổi) cho biết chị không chọn đi dạy mà theo một hướng khác. Hiện chị đang là trợ lý giám đốc tại Tổng công ty cổ phần bảo hiểm Toàn Cầu (TP.HCM).
Học viện Ngoại giao tăng gần gấp ba chỉ tiêu Năm học 2021-2022, Học viện Ngoại giao tuyển 1.350 sinh viên cho 6 ngành đào tạo, tăng gần gấp ba lần so với mức 500 của năm ngoái. Ảnh minh họa Ngày 10/3, Học viện Ngoại giao công bố phương án tuyển sinh dự kiến năm 2021. Trong 1.350 tổng chỉ tiêu, ngành Quan hệ Quốc tế lấy 350 em, kế đó là...