Vượt qua dư luận, Microsoft Surface Go thành công ngoài dự đoán
Hệ sinh thái Microsoft Surface lúc này vẫn chưa có những thay đổi đáng chú ý, khi mà nhiều nhà phê bình cho rằng bản nâng cấp mà gã khổng lồ phần mềm tung ra hồi tháng 10 vừa qua không hề hấp dẫn.
Trong khi nhiều người không tán đồng với ý kiến này, điều quan trọng hơn cả là có một mẫu Surface đang nhận được rất nhiều lời khen ngợi thời gian qua.
Đó chính là Surface Go, thiết bị Surface nhỏ nhất và có giá hợp túi tiền nhất của Microsoft tính đến thời điểm hiện tại, mà theo dữ liệu mới nhất thì đã thu về thành công hơn cả mong đợi của nhiều người.
Cụ thể, dữ liệu của AdDuplex trong tháng 12 tiết lộ rằng Surface Go hiện là mẫu Surface xếp thứ tư xét về mặt thị phần, chỉ sau Surface Pro 4, Surface Pro 2017 và Surface 3.
Chiếc Go đã vượt mặt cả hai mẫu Surface Book 1, 2, và Surface Laptop. Nhưng kết quả này cũng không ngạc nhiên khi mà nó có giá rẻ hơn rất nhiều.
Tuy nhiên, có một thứ rất quan trọng cần được đề cập ở đây. Các số liệu của AdDuplex được dựa vào dữ liệu thu thập từ khoảng 5.000 ứng dụng xuất bản trên Microsoft Store và chạy AdDuplex SDK.
Nói cách khác, những mẫu Surface không kết nối với Microsoft Store sẽ không được đưa vào các số liệu này. Người dùng Surface Go chắc chắn sẽ tải nhiều ứng dụng từ Microsoft Store hơn bởi thiết bị này được cài đặt sẵn Windows 10 ở S Mode, tức bị giới hạn chỉ cài đặt được các ứng dụng từ Store và mặc định sẽ chặn không cho cài đặt các phần mềm Win32, trong khi Surface Book và Surface Pro 6 chạy bản Windows 10 đầy đủ.
Dù sao đi nữa, rõ ràng Surface Go đang khá thành công trên thị trường, và người tiêu dùng có vẻ yêu thích chiếc máy này mặc cho hiệu năng có phần tương đối hạn chế của nó.
Miễn là mọi người biết chính xác nên trông chờ gì khi mua Surface Go, họ chắc chắn sẽ bị ấn tượng bởi thiết bị này, đặc biệt bởi nó được thiết kế và gia công với chất lượng khá cao giống như mọi mẫu Surface khác.
Video đang HOT
Theo GenK
Lúc này Apple, Microsoft và Amazon có lẽ đang ngồi cười khẩy trước màn trình diễn của Google
Một sự kiện, 3 dòng sản phẩm phần cứng mới. Cả 3 đều thể hiện Google không biết làm gì để chống lại các đối thủ đang đè bẹp mình về thị phần.
Như thế, sự kiện phần cứng quan trọng nhất của Google trong năm 2018 đã chính thức khép lại. Tại sự kiện này, ông chủ Android đã hé lộ tham vọng trên một loạt các lĩnh vực khác nhau. Với nhà thông minh/IoT, Google hy vọng Home Hub sẽ trở thành trái tim của các thiết bị kết nối. Với tablet/laptop, Google hy vọng Pixel Slate sẽ trở thành đối trọng của Surface và iPad Pro. Với Pixel 3... dĩ nhiên là Google muốn đánh bật vị trí "vua cao cấp" của iPhone.
Google là một trong những thế lực công nghệ hàng đầu thế giới. Google là kẻ đi đầu về AI. Những gì Google công bố ngày hôm nay lẽ ra phải khiến các đối thủ phải hoảng sợ. Nhưng sự thật là không.
Điện thoại: Tai thỏ...
Tai thỏ thô kệch chưa từng có.
Hãy cùng điểm lại từng món hàng "đỉnh" được Google công bố. Đầu tiên và đáng chú ý nhất, Pixel 3 và Pixel 3 XL. Sau khi Apple "học" Google ra mắt khả năng giả lập bokeh bằng AI ngay trên camera đơn, Pixel 3 năm nay đã không còn điểm mạnh gây sốc nào cả. Trong buổi lễ ra mắt, Google đã liên tục nhắc đến AI, nhưng sự thật là các tính năng như Top Shot/Photobooth (tự chọn "khoảnh khắc" tốt nhất để lưu ảnh) hay Subject Tracking AF (tự động lấy nét theo chủ thể xác định) không thể gây ấn tượng như những bức ảnh bokeh năm ngoái.
Trái lại, chiếc smartphone cỡ lớn từ Google năm nay chắc chắn sẽ gây bàn tán xôn xao vì thiết kế "tai thỏ" học từ Apple. Giữa 2 chiếc "tai thỏ" ấy, Google không hề mang tới bất kỳ một công nghệ nào ngang tầm với Face ID của Apple. Tức là, trong lúc để Apple thu hẹp khoảng cách về AI ảnh chụp, Google vẫn để Apple bỏ xa về AI bảo mật.
Không có công nghệ ngang tầm Face ID, và cũng không có điểm nổi trội nào cả.
Và, khi copy tai thỏ một cách vô nghĩa, Google cũng đã tự xếp mình vào chung một hàng với Huawei, Xiaomi, OPPO, Vivo: chỉ học cái xấu của Táo mà không copy được lý do vì sao iPhone phải chấp nhận cái "xấu" ấy - Face ID. 800 đô cho một chiếc smartphone tai thỏ, liệu có sai khi nói rằng Google không hề muốn nghiêm túc chinh phục cuộc đua cao cấp?
Tablet: Đắt và què cụt...
Tiếp đến, Pixel Slate. Là một chiếc tablet chạy Chrome OS với khả năng hỗ trợ ứng dụng Android, Pixel Slate nghe giống như một giấc mơ trở thành hiện thực - với các fan của Google.
Nhưng Slate có giá lên tới 600 USD. Ở mức giá này, người dùng đã có thể mua Surface Go hoặc gần 2 chiếc iPad 2018. Mỗi sản phẩm đối nghịch đều có thế mạnh riêng, trong đó Surface Go với vai trò là một thiết bị Windows đầy đủ dĩ nhiên sẽ "đập chết ăn thịt" Slate chạy Chrome OS - hệ điều hành bị coi là dành cho những người... không đủ tiền mua Windows.
Từng này tiền, vì sao lại mua Pixel Slate chứ không phải là Surface Go hay iPad Pro?
Ngay cả iPad cũng có thể "đập chết ăn thịt" Pixel Slate. Cần nhớ rằng Chrome OS là một hệ điều hành dựa trên nền trình duyệt và gần như chẳng có ứng dụng nào thực sự mạnh mẽ cả. Chìa khóa giúp Chrome OS là kho ứng dụng từ Android, nhưng tablet Android từ lâu đã thua cuộc rõ ràng trước iPad: gần như không có nhà phát triển ứng dụng nào tối ưu cho máy tính bảng Android cả!
Bởi thế, Pixel Slate sẽ chỉ là một ý tưởng hay trên giấy tờ. Trong thực tiễn, ai sẽ bỏ ra 600 USD mua một thiết bị Chrome OS cơ chứ?
Hub: Đi sai hướng...
Cuối cùng là Home Hub. Với bản chất là một chiếc loa thông minh gắn liền với tablet cỡ lớn Home Hub giống như Echo Show được Amazon ra mắt từ năm ngoái.
Nhiều năm trước, rất nhiều các hãng khác đã tìm cách chinh phục smarthome bằng các thiết bị tương tự Home Hub.
Nhưng Echo Show không phải là sản phẩm chủ đạo của Amazon. Echo Show chỉ là một trong số "một tá" sản phẩm (đúng nghĩa đen) được Amazon vén màn/nâng cấp vào cuối tháng 9 vừa qua. Điểm chung của cả "tá" sản phẩm này không phải là màn hình, mà là giọng nói. Amazon hiểu rằng chìa khóa để làm chủ thị trường nhà thông minh không phải là màn hình (buộc người dùng phải đến gần) mà là giọng nói có thể kích hoạt từ bất cứ nơi đâu.
Trong khi Amazon tìm cách phủ sóng cả không gian sống của người dùng, Google chọn một chiếc loa thông minh có màn hình để làm đại diện cho tầm nhìn nhà thông minh. Không hiểu gã khổng lồ tìm kiếm có nhận ra hay không, nhưng trước Home và trước cả Echo, đã có hàng tá smarthome hub sử dụng màn hình ra mắt và chìm vào quên lãng.
Đi đầu về AI, tụt hậu về phần cứng
Sự hờ hững của khán giả trong hội trường nói lên một điều: Google đã tụt về phía sau.
Khó có thể diễn tả hết sự thất vọng dành cho Google sau sự kiện ngày hôm qua. Google vẫn là một trong những thế lực phần cứng đáng gờm nhất, vẫn đứng đầu cuộc đua AI. Ấy thế mà không một sản phẩm nào của ngày 9/10 có thể thể hiện được sức mạnh áp đảo ấy. Không một sản phẩm nào có thể thuyết phục người dùng rằng sức mạnh của AI sẽ mang lại cho họ những tính năng tân tiến họ chưa từng nghĩ tới, những tính năng mà cả Apple, Amazon hay Microsoft đều không có.
Đổi lại, Google ra mắt 3 dòng sản phẩm chẳng khác gì 3 lời tuyên bố thua cuộc. 3 dòng sản phẩm chạy theo sau các sản phẩm của Apple, Amazon và Microsoft thay vì vượt mặt lên phía trên, dẫn đầu trong cuộc đua điện toán mới.
Theo Genk
Microsoft ra mắt dịch vụ Surface All Access, sở hữu bất kỳ thiết bị Surface nào với chi phí từ 25 USD/tháng Microsoft muốn người dùng có thể dễ dàng sở hữu một thiết bị Surface. Với Surface All Access, bạn có thể sở hữu bất kỳ thiết bị Surface nào với hợp đồng 24 tháng, chi phí từ 25 USD/tháng. Nói cách khác, đây giống như một dịch vụ trả góp để giúp bạn có thể sớm sở hữu các thiết bị Surface. Khi...