Vượt qua định kiến, trường nghề đào tạo online
Trong khi nhiều ý kiến nhận định trường nghề không thể đào tạo trực tuyến vì phải ‘cầm tay, chỉ việc’ thì trường Cao đẳng (CĐ) Cơ điện Hà Nội đã thực hiện giải pháp này trong mùa dịch Covid-19.
Hiệu trưởng Đồng Văn Ngọc khẳng định đào tạo nghề trực tuyến giải quyết được tất cả khâu quản lý đào tạo và quản trị nội dung dạy học.
Hiệu trưởng Đồng Văn Ngọc
Nhiều nội dung được đào tạo trực tuyến
Ông có thể chia sẻ về việc nhà trường đã đầu tư hạ tầng và nhân lực như thế nào để triển khai đào tạo nghề trực tuyến?
- Trường CĐ Cơ điện Hà Nội đã chuẩn bị đào tạo E-Learning trong 3 năm một cách bài bản và đồng bộ. Thứ nhất, trường chuẩn bị công nghệ để xây dựng hệ thống đào tạo trực tuyến có tính mở và thông dụng trên thế giới. Hệ thống này được thiết lập như một nhà trường có quản trị, số hóa từ Ban giám hiệu đến các phòng khoa tới giảng viên, lớp học và sinh viên (SV). Khi giải quyết được bài toán công nghệ, chúng tôi mời một DN đủ tầm cùng xây dựng hệ thống đào tạo vừa thử nghiệm cho từng hoạt động, đến thời điểm này đã thành công.
Tiếp nữa, để giảng viên làm chủ công nghệ, chúng tôi tổ chức đào tạo những kỹ năng và vận hành quản trị lớp học trực tuyến. Các SV cũng được tập huấn để biết cách học trực tuyến, thảo luận nhóm, làm bài kiểm tra. Trước mỗi buổi học, SV được giáo viên gửi trước tài liệu bản mềm để chuẩn bị các nội dung. Công nghệ lưu trữ và đường truyền phải bảo đảm 1 ngày dạy 3 ca với 90 lớp học. Về dữ liệu, chúng tôi sử dụng công nghệ đám mây (iCloud) và đầu tư máy chủ riêng (server) để quản lý và bảo mật thông tin.
Hiện nay nhà trường triển khai đào tạo trực tuyến ở những nội dung nào?
- Chúng tôi áp dụng đào tạo trực tuyến ở 3 nội dung: Tất cả các môn học chung (Chính trị, Pháp luật…); những môn học cơ bản của các ngành nghề; môn Tiếng Anh, Tin học và lý thuyết chuyên môn của các nội dung học nghề.
Video đang HOT
Khi hết dịch Covid-19, SV quay trở lại trường, chúng tôi sẽ kiểm tra đánh giá lại trước khi chuyển sang học thực hành và đưa đến DN trải nghiệm. Tuy nhiên, để chuẩn bị cho những nội dung này bảo đảm chất lượng, nhà trường đưa ra các kịch bản tác động của đào tạo nghề trực tuyến có thế mạnh và hạn chế gì để từ đó quản trị.
Bà Võ Thị Hường đang đào tạo trực tuyến. Ảnh: Thủy Trúc
Công nghệ bảo đảm chất lượng đào tạo
Nhiều người rất lo ngại về việc kiểm tra đánh giá đào tạo trực tuyến, có thể xảy ra gian lận, nhà trường sẽ xử lý bằng cách nào?
- Hiện nay hệ thống đào tạo trực tuyến của trường có công nghệ kiểm tra đánh giá SV để đảm bảo chất lượng. Trong một lớp học trực tuyến có phần mềm hỗ trợ giáo viên tổ chức giao lưu với SV, hoạt động nhóm, người học phát biểu như ở lớp học truyền thống. Hệ thống đào tạo này có phần mềm tổ chức thi và đánh giá với đầy đủ các chức năng. Giáo viên đưa những câu hỏi vào ngân hàng đề thi và phần mềm tráo đề.
SV bốc thăm vào đề nào sẽ làm đề ấy, sau đó giáo viên sẽ chấm và tổng hợp như bình thường. Tuy phần mềm đào tạo trực tuyến đảm bảo chất lượng từ khâu điểm danh SV đến đánh giá nhưng khi các em quay trở lại trường, bằng những giải pháp khác nhau, chúng tôi vẫn sẽ kiểm tra lại vòng nữa. Chúng tôi muốn kiểm tra lại kiến thức và bài tập đó có thực chất. Ví dụ như khi SV ngồi trước khuôn hình làm bài kiểm tra nhưng có người nào ngồi sau nhắc mà góc hình không thấy.
Có những khó khăn gì khi học nghề trực tuyến?
- Đào tạo trực tuyến ở trường CĐ Cơ điện Hà Nội về cơ bản giải quyết được tất cả khâu quản lý đào tạo và quản trị những nội dung dạy học lý thuyết. Nguồn tài nguyên của nhà trường sẽ được giàu lên bởi từng ngày các học liệu của giảng viên được số hóa, lưu trữ tại cơ sở dữ liệu.
Đến thời điểm này, đào tạo trực tuyến sẽ đưa trường CĐ Cơ điện Hà Nội thành mô hình trường học không biên giới. Chúng tôi có thể mời giảng viên nước ngoài cùng tham gia giảng dạy trực tuyến môn Tiếng Anh… Công nghệ này cũng giúp giáo viên trong việc tổ chức đào tạo, sản xuất học liệu và cập nhật nâng cao.
Tuy nhiên, nhà trường vẫn quan tâm đến việc làm thế nào để đảm bảo chất lượng cho SV. Đào tạo nghề trực tuyến đòi hỏi nhiều nội dung phải “cầm tay chỉ việc”. Và nhiều công đoạn SV phải học thực tập trên chính máy móc và công nghệ mà chúng tôi đang đầu tư tại các phòng học hiện nay.
Xin cảm ơn ông!
“Đào tạo trực tuyến khắc phục được nhiều thứ so với đào tạo trực tiếp. Ví dụ, tương tác với SV thông qua chia sẻ màn hình của giáo viên trong quá trình thực hiện những thao tác trên máy và các em quan sát và làm theo. Giáo viên lấy được quyền chia sẻ màn hình của SV và có thể dễ dàng kiểm tra bài tập khi các em làm… ” – Giảng viên Khoa CNTT, trường CĐ Cơ điện Hà Nội
Võ Thị Hường
Trần Oanh
Đẩy mạnh đào tạo trực tuyến với giáo dục nghề nghiệp
Ngày 25-3, tại Hà Nội, Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp tổ chức họp về công tác tuyển sinh, đào tạo trực tuyến trong bối cảnh ứng phó với dịch bệnh Covid-19.
Giảng viên của Trường Cao đẳng Cơ điện Hà Nội dạy qua Hệ thống đào tạo trực tuyến E-Learning (Ảnh: Báo Dân sinh).
Ông Vũ Xuân Hùng, Vụ trưởng Vụ Đào tạo chính quy (Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp) cho biết, hiện nay việc tổ chức đào tạo, kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh sinh viên được thực hiện tại quy định tại Thông tư số 33/2018/TT-BLĐTBXH ngày 26-12-2018 của Bộ trưởng Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành quy định đào tạo trình độ cao đẳng, trung cấp, sơ cấp theo hình thức đào tạo từ xa, tự học có hướng dẫn và Thông tư số 09/2017/TT-BLĐTBXH ngày 13-3-2017 của Bộ trưởng Lao động - Thương binh và Xã hội về tổ chức thực hiện chương trình đào tạo trình độ trung cấp, trình độ cao đẳng theo niên chế hoặc phương thức tích lũy mô-đun hoặc tín chỉ; quy chế kiểm tra, thi, xét công nhận tôt nghiệp. Tuy nhiên, để triển khai đào tạo trực tuyến tại các cơ sở giáo dục nghề nghiệp (GDNN), hiện nay cần làm rõ, cũng như thêm một số hướng dẫn và quy định cụ thể.
Trong điều kiện dịch viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của virus corona (Covid-19) diễn biến phức tạp, các cơ sở GDNN tiếp tục cho học sinh, sinh viên nghỉ học để phòng, chống dịch, các cơ sở GDNN cần đẩy mạnh đào tạo trực tuyến. Do đặc thù của GDNN là đào tạo cầm tay chỉ việc, gắn với thực hành, thực tập nên việc thực hiện đào tạo trực tuyến cần được nghiên cứu cẩn thận, mức độ triển khai đến đâu. Bên cạnh thiết bị máy móc, công nghệ và hạ tầng công nghệ thông tin cần có, đào tạo trực tuyến cần nguồn tài nguyên, học liệu chuẩn cho người học.
Ngoài ra, còn đòi hỏi trình độ tiếp cận, ứng dụng công nghệ thông tin của cán bộ giảng viên cũng như học sinh sinh viên khi tham gia đào tạo trực tuyến.
Nhiều ý kiến cho rằng, trước khi triển khai đào tạo trực tuyến, các cơ sở GDNN phải xây dựng quy chế đào tạo trực tuyến trên cơ sở hướng dẫn của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội và phù hợp với điều kiện thực tế của trường, tương thích với từng đối tượng người học ở các trình độ đào tạo GDNN. Triển khai thực hiện đào tạo trực tuyến như thế nào để đạt chất lượng.
Bên cạnh đó, việc thi kiểm tra đánh giá học sinh - sinh viên qua đào tạo trực tuyến; quy đổi thời gian giảng dạy trực tuyến của giảng viên để tính toán chế độ cho nhà giáo giảng dạy trực tuyến vẫn là những vướng mắc mà các trường cần được hướng dẫn cụ thể.
Về công tác tuyển sinh GDNN, cần đẩy mạnh tuyển sinh trực tuyến trong bối cảnh dịch bệnh Covid-19. Các cơ sở GDNN tiếp tục tăng cường hơn nữa và đa dạng hóa công tác truyền thông, hướng nghiệp để thay đổi nhận thức của phụ huynh, học sinh về tầm quan trọng của giáo GDNN, đồng thời giúp phụ huynh, học sinh tiếp cận tốt với các công cụ tuyển sinh GDNN đã được Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp triển khai tốt trong thời gian qua như Ứng dụng Chọn nghề, Trang Thông tin tuyển sinh GDNN,...
Tổng cục trưởng Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp Nguyễn Hồng Minh đề nghị các vụ, đơn vị cần rà soát lại quy định về quản lý đào tạo nói chung và đào tạo từ xa trực tuyến nói riêng. Trước mắt, cần sớm ban hành văn bản hướng dẫn kịp thời để các trường triển khai thực hiện đào tạo trực tuyến. Các cơ sở GDNN chủ động xây dựng phương án đầu tư, sử dụng phần mềm triển khai đào tạo trực tuyến trên cơ sở văn bản hướng dẫn, bảo đảm thực hiện đạt chất lượng.
Ông Nguyễn Hồng Minh đề nghị các cơ quan liên quan nghiên cứu, đề xuất Hội nghị tư vấn tuyển sinh GDNN theo hình thức trực tuyến trong thời gian tới.
Trước đó, Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp cũng ban hành kế hoạch truyền thông tư vấn tuyển sinh năm 2020.
Mục đích của chương trình là nâng cao nhận thức người dân, xã hội, doanh nghiệp và quảng bá hình ảnh về GDNN; lợi ích của GDNN đối với việc lập nghiệp. Đồng thời, tạo sự chuyển biến trong công tác phân luồng học sinh trung học cơ sở (THCS), trung học phổ thông (THPT) vào GDNN. Thúc đẩy công tác tuyển sinh, hướng nghiệp, giải quyết việc làm, lập nghiệp, khởi nghiệp.
Công tác truyền thông tư vấn tuyển sinh GDNN tổ chức bằng nhiều hình thức, bảo đảm nội dung giúp các học sinh, phụ huynh học sinh và mọi người dân thấy được lợi ích của GDNN và có nhiều lựa chọn ngành nghề cho tương lai.
Các nội dung truyền thông tập trung vào đào tạo chất lượng cao; chương trình chất lượng cao; trường chất lượng cao; đào tạo nghề cho lao động nông thôn; tuyển sinh đào tạo nghề đối với học sinh tốt nghiệp trung học cơ sở, mô hình 9 , cơ hội phát triển nghề nghiệp, liên thông, hướng nghiệp, xu hướng việc làm...
Chương trình cũng cần đa dạng hóa các hình thức truyền thông. Bên cạnh việc đưa thông tin trên các cơ quan báo chí, cần đẩy mạnh truyền thông trực tuyến, trực tiếp bằng các hình thức như tọa đàm tư vấn trực tuyến và mạng xã hội, quảng bá trên phương tiện giao thông công cộng.
PHƯƠNG CHI
Học sinh nghỉ học vì COVID-19, cơ hội đổi mới các hình thức tổ chức dạy học Cục trưởng Cục Công nghệ thông tin (Bộ Giáo dục và Đào tạo) Nguyễn Sơn Hải cho biết, hiện nay có 92 cơ sở đào tạo đại học, rất nhiều trường phổ thông đang áp dụng phương thức đào tạo trực tuyến. 13 tỉnh thành tổ chức dạy học trên truyền hình cho học sinh trong giai đoạn trường học bị đóng cửa...