Vượt nghịch cảnh mất chân, nữ “kình ngư” gốc Việt đại diện Mỹ dự Paralympic
Vượt qua nghịch cảnh mất chân, nữ vận động viên gốc Việt Haven Shepherd đã đạt được thành tích xuất sắc, lọt vào đội bơi lội Mỹ tham dự Thế vận hội người khuyết tật 2020 – Paralympic.
Haven Shepherd (trái) trở thành thành viên đội tuyển bơi Mỹ dự Paralympic (Ảnh: Facebook/Haven Shepherd).
Cuộc đời của Haven Shepherd từng suýt chấm dứt sau khi cô bị mất cả 2 chân trong một vụ nổ ở Quảng Nam, Việt Nam vào năm 2003. Cô đã sống sót và bị tổn thương chân nghiêm trọng. Ông bà của cô khi đó quá nghèo để có thể nuôi cháu.
Vào thời điểm đó, ở bên kia địa cầu tại Carthage, bang Missouri, Mỹ, cặp vợ chồng Rob và Shelly Shepherd muốn nhận con nuôi. Bạn của Shelly là người sáng lập một tổ chức từ thiện ở Việt Nam và đã nghe về câu chuyện về cô bé bị mất chân và giới thiệu với gia đình Shepherd.
Ban đầu, Bob và Shelly tỏ ra lo ngại. “Chúng tôi nghĩ muốn nhận một đứa bé có đủ chân. Nhưng khi nhìn thấy bé, bé rất vui vẻ và tôi nhận ra chúng tôi có thể làm được và quyết định nhận nuôi con”, Shelly cho biết.
Khi mới 20 tháng tuổi, Shepherd được nhận nuôi và được đưa tới Mỹ.
Shepherd hòa nhập với gia đình mới rất nhanh. Cả 6 người anh chị trong nhà đều chơi thể thao và cô cũng muốn giống họ. Ban đầu, Shepherd chọn điền kinh, nhưng nhận ra nó không phù hợp.
“Thú thực là tôi không thích nắng nóng và không thích đổ mồ hôi”, Shepherd nói.
Video đang HOT
Haven từng từ bỏ điền kinh vì không phù hợp (Ảnh: Shelly Shepherd).
Shepherd đã bắt đầu bơi từ năm 4 tuổi, nhưng cho tới 9 tuổi, cô chưa bao giờ nghĩ tới việc sẽ thi đấu. Tuy nhiên, tình yêu với bơi lội và việc được tháo chân giả khi ở dưới nước đã khiến cô chọn môn thể thao này. “Khi tôi tháo chân ra trong 2-3h (để tập bơi), tôi rất hạnh phúc”, cô kể lại.
Quyết tâm không từ bỏ
Cô bắt đầu tham gia các cuộc thi bơi lội vào năm 12 tuổi. Một năm sau, Shepherd đặt ra mục tiêu sẽ tới Paralympic thi đấu.
“Con bé chưa bao giờ lung lay khi đã quyết định. Đó là một lịch trình khó khăn. Tôi chưa bao giờ phải giục con đi tập luyện cả”, Shelly nói.
Shepherd tiếp tục tiến bộ nhờ chăm chỉ khổ luyện. Khi 16 tuổi, Shepherd giành huy chương bạc tại Đại hội thể thao liên châu Mỹ cho người khuyết tật. Tháng 6/2021, cô vượt qua vòng loại và giành được suất tham dự tuyển bơi lội của Mỹ tại Paralympic, diễn ra ở Tokyo, Nhật Bản trong tháng này.
Haven Shepherd đã vượt qua những khó khăn và thách thức để không từ bỏ giấc mơ (Ảnh: Facebook/Haven Shepherd ).
Sau nhiều năm tham gia các đợt huấn luyện không biết mệt mỏi, giờ đây Shepherd đã sẵn sàng để thi đấu tại kỳ đại hội thể thao lớn nhất thế giới dành cho người khuyết tật. “Tôi không đặt ra kỳ vọng cho bản thân. Tôi chỉ muốn là chính mình và thật vui vẻ”, cô nói.
Với Shelly, bà hồi tưởng lại những ký ức khi mới đón con về. “Khi đó con mới là một đứa nhỏ bị mất chân, một đứa bé mồ côi. Nghĩ về hành trình con bé đã trưởng thành trong 18 năm qua, đó là một phép màu”, bà Shelly nói.
Shepherd vẫn luôn tỏ ra lạc quan: “Tôi không nhìn lại những thứ đã đánh mất. Tôi đã mất đi nhiều thứ trong đời, tôi đã mất chân, nhưng không bao giờ để điều đó cản bước mình”.
Paralympic năm nay sẽ khai mạc vào ngày 24/8. Shepherd sẽ thi đấu 2 nội dung 200 mét cá nhân hỗn hợp và 100 mét bơi ếch.
Shepherd cùng cha mẹ nuôi (Ảnh: AP).
Biến thể Delta chiếm hơn 80% số ca COVID-19 mới ở Mỹ
Tại các bang Missouri, Kansas và Iowa ở vùng Trung Tây, biến thể Delta chiếm hơn 80% số ca nhiễm mới do tỉ lệ tiêm vắc xin COVID-19 ở những khu vực này còn thấp.
Tổng thống Mỹ Joe Biden thăm một điểm tiêm vắc xin di động và gặp các nhân viên y tế ở thành phố Raleigh, bang North Carolina, Mỹ ngày 24-6 - Ảnh: REUTERS
Theo số liệu ước tính mới nhất do Trung tâm Kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh (CDC) Mỹ cung cấp ngày 6-7, tỉ lệ tiêm vắc xin ở bang Missouri là 36%, bang Kansas là 39%, Iowa là 45,8%. Hậu quả là biến thể Delta - chủng virus có khả năng lây nhanh - đã phát tán mạnh tại đây.
Riêng tại bang Missouri, 96% số ca nhiễm COVID-19 mới nhiễm biến thể Delta. Đây là bang có tỉ lệ mắc biến thể Delta cao nhất ở Mỹ.
Biến thể Delta cũng gây ra 74,3% ca nhiễm COVID-19 ở các bang phía tây như Utah và Colorado, 58,8% số ca nhiễm COVID-19 ở các bang phía nam như Texas, Louisiana, Arkansas và Oklahoma. Trên toàn nước Mỹ, biến thể Delta hiện chiếm hơn 51% tổng số ca nhiễm COVID-19.
Tin mừng là các loại vắc xin đang được sử dụng ở Mỹ đều có hiệu quả cao trong việc bảo vệ người được tiêm không bị bệnh nặng, nhập viện và tử vong.
Các chuyên gia y tế công cộng kêu gọi khoảng 140-150 triệu người chưa tiêm vắc xin COVID-19 hãy đi tiêm phòng.
Bác sĩ Paul Offit, chuyên gia về các bệnh truyền nhiễm ở Bệnh viện Nhi tại Philadelphia, cho biết: "Tình hình lúc này vẫn ổn vì đang là mùa hè. Nhưng mùa đông sẽ tới. Nếu chúng ta vẫn còn một tỉ lệ lớn dân số chưa tiêm vắc xin, virus sẽ gia tăng trở lại".
Ngày 6-7, theo Hãng tin Reuters, Tổng thống Mỹ Joe Biden tiếp tục khuyến khích những ai chưa tiêm vắc xin COVID-19 hãy đi tiêm để bảo vệ mình khỏi virus, đặc biệt là biến thể Delta.
Chia sẻ với các phóng viên, ông Biden lạc quan cho rằng Mỹ sẽ có 160 triệu người tiêm vắc xin đầy đủ vào cuối tuần này. Tuy nhiên, ông cũng cho rằng không nên tự mãn vì biến thể Delta đang lây lan nhanh trong số những người chưa tiêm.
Số liệu cho thấy kể từ đầu tháng 5-2021, hầu như mọi trường hợp nhập viện hoặc tử vong do COVID-19 ở Mỹ đều là các trường hợp chưa tiêm chủng.
"Hãy đi tiêm vắc xin ngay bây giờ. Vắc xin có hiệu quả và miễn phí. Tiêm vắc xin chưa bao giờ dễ dàng và quan trọng hơn lúc này", ông Biden kêu gọi.
Tổng thống Biden cho biết chính quyền của ông sẽ dành thời gian còn lại của mùa hè để thuyết phục nhiều người Mỹ đi tiêm hơn nữa. Các chiến lược cụ thể gồm đi từng nhà ở các khu vực cần tăng tỉ lệ tiêm. 42.000 nhà thuốc ở các địa phương sẽ hoạt động như các điểm tiêm chủng.
Các bác sĩ gia đình, nhà cung cấp dịch vụ y tế cũng sẽ tham gia tuyên truyền về tầm quan trọng của tiêm vắc xin. Tiêm vắc xin cũng sẽ được triển khai ngay tại các cơ quan, công sở, nhà máy,... nếu có thể. Nhiều điểm tiêm di động sẽ được triển khai tại các lễ hội mùa hè, sự kiện thể thao, nhà thờ...
Bài học bang Missouri cho nước Mỹ: Chần chừ tiêm vaccine 'thổi bùng' COVID-19 Các ca mắc mới tại bang Missouri đang gia tăng một cách đáng báo động do sự kết hợp của biến thể Delta lây lan nhanh và thái độ ngoan cố của nhiều người dân đối với việc tiêm chủng. Bà Bobbie Guillette 68 tuổi nhận mũi tiêm vaccien Pfizer tại điểm tiêm chủng của nhà máy bia Mothers Brewing. Ảnh: AP Theo...