Vượt nghịch cảnh để đến trường
Khác với bề ngoài nhỏ nhắn, mỏng manh của mình, Nguyễn Minh Thư, 11 tuổi lại có nghị lực phi thường. Cha mất, mẹ bỏ vào miền Nam sinh sống, từ nhỏ em đã phải sống với ông bà ngoại.
Thế rồi, ông bà ngoại vì bạo bệnh cũng sớm qua đời. Ban ngày đi học, đêm đến Thư đi phụ bán quán kiếm tiền. Số phận nghiệt ngã nhưng em vẫn vượt qua và là một học sinh xuất sắc toàn diện.
“Cơn lốc” nghiệt ngã
Đã 10h00 đêm, tại quán bún Hải Viên ở bên kia cầu Trà Khúc, đường Nguyễn Văn Linh, phường Trương Quang Trọng (TP. Quảng Ngãi) đèn vẫn sáng. Khách là người lao động ra vào thường xuyên. Chủ quán và người làm không ngớt việc. Em Nguyễn Minh Thư, người làm nhỏ tuổi và duy nhất ở đây.
Em để lại ấn tượng với nhiều người về sự chăm chỉ của mình. Trong cái giá lạnh của màn đêm phủ xuống, với vóc dáng nhỏ bé, trên người chỉ có bộ đồ mỏng manh nhưng Thư không cảm thấy lạnh, vẫn chăm chỉ bưng bún đến mời mọi người, làm mọi việc phụ chủ quán.
“Em làm từ 4h00 chiều đến giờ. Qua 12h00 đêm khi quán dọn dẹp xong mới về học bài. Mỗi đêm như vậy, em kiếm được 50 nghìn đồng. Làm xong mới về ôn bài”, Thư nói.
Thư chẳng sợ làm không nổi việc. Việc gì em cũng siêng năng. Điều mà một đứa trẻ nghèo như em sợ nhất là dịch bệnh, mưa lũ, quán không bán sẽ mất việc. Hai bà cháu phải chạy ăn từng bữa.
Thư hiện đang sống cùng ông bà ngoại thứ, chỗ dựa duy nhất của em. Chiếc giường xếp này là nơi ngủ của Thư hằng đêm.
Thư có cha, có mẹ nhưng tuổi thơ em là nỗi bất hạnh chồng lên bất hạnh. Có lẽ vì thế mà nhìn em trông có vẻ già dặn hơn so với tuổi.
Từ nhỏ em và anh trai đều một tay bà ngoại nuôi nấng chăm sóc. Cha mẹ làm ăn xa. Đến khi được 5 tuổi, cha đau nặng qua đời. Kể từ ngày cha không còn trên đời, người mẹ lang bạt làm ăn tận trong Tây Ninh, phải rất lâu mới trở về.
Hai đứa con thơ ngây dại từ nhỏ đã thiếu thốn tình cảm. Cuộc đời của anh em Thư gắn hẳn với ông bà ngoại. Hằng ngày bà đi nhặt ve chai để nuôi cháu đến trường.
Nơi để sách vở, quần áo của Thư. Thư khoe mình có rất nhiều giấy khen nhưng không thể treo vì nhà nhỏ, chật hẹp.
Vài năm sau đó, ông bà lần lượt qua đời vì bạo bệnh nặng. Căn nhà nhỏ ở đường Lê Hồng Phong cũng đổ dồn hết cho bệnh tật. Mất nhà, đến chỗ thờ cúng, tưởng nhớ ông bà cũng không có phải gửi lên chùa. Minh Thư và anh trai vĩnh viễn bơ vơ trên cuộc đời này.
Kiên trì kiếm chữ
Video đang HOT
Xót thương cho hoàn cảnh của hai đứa trẻ, một người bán quán ăn đã nhận anh trai Thư về nuôi. Thư về sống ở nhà ông bà ngoại thứ trong một con hẻm nhỏ ở đường Nguyễn Văn Linh, phường Trương Quang Trọng.
Bà ngoại thứ của Thư- bà Nguyễn Thị Cúc, 65 tuổi, chia sẻ: “Khổ nổi hoàn cảnh nhà tôi cũng khó khăn quá. Sức khỏe yếu, tôi đi làm thuê bữa được, bữa mất. Cháu Thư thấy vậy mới đòi đi bưng bê để có tiền đi học, chứ để cháu nghỉ học thì tội quá.”
Hằng đêm, Thư phải đi phụ bán bún để kiếm tiền đi học.
Ngôi nhà Thư đang ở cùng ông bà ngoại thứ chật hẹp. Chỗ học bài, chỗ để quần áo, sách vở cũng tạm bợ như chính cuộc sống của mình. Còn chỗ ngủ mỗi đêm đơn giản là chiếc giường xếp. Thư khoe mình có rất nhiều giấy khen nhưng lại không có chỗ để treo.
Cuộc sống không như mong đợi, tuổi thơ là những ngày vắng bóng sự quan tâm, chăm sóc, yêu thương, chiều chuộng từ cha mẹ. Vậy nhưng, vượt qua nghịch cảnh Thư vẫn đến trường, luôn là một học sinh xuất sắc toàn diện.
“Dù cuộc sống có khó khăn đến mấy em vẫn quyết tâm tìm đến con chữ. Đó cũng là niềm mong đợi, lời dặn dò sau cùng của ông bà ngoại trước khi mất”, Thư nhớ lại.
Được sự giúp đỡ, tạo điều kiện của nhà trường, thầy cô, bạn bè, Thư luôn là học sinh xuất sắc toàn diện.
Để hoàn thành di nguyện của ông bà, cô gái nhỏ không ngừng nỗ lực học tập. Ban ngày đi học, đêm về phụ quán. Thời gian ôn bài của em là sau 12h00 đêm, trong khi 6h00 phải dậy đi học. Vì thế, khi học ở trường, em rất tập trung để tận dụng thời gian đi làm kiếm tiền. Còn nếu mùa thi, Thư hầu như thức trắng đêm.
“Xót thương hoàn cảnh của Thư, nhà trường, thầy cô và bạn bè cũng tạo điều kiện thuận lợi cho em trong việc học tập. Mặc dù Thư vừa mới chuyển cấp về trường không bao lâu, nhưng nhà trường cũng nắm bắt được hoàn cảnh và giúp em được hưởng các chế độ hỗ trợ, học bổng của mạnh thường quân để động viên em kịp thời. Qua đó, giúp em vơi phần nào những khó khăn trong cuộc sống, tiếp tục vươn lên trong học tập”, giáo viên chủ nhiệm của Thư- cô Huỳnh Khánh Vinh cho biết.
Nghị lực của chàng trai không tay vừa vào đại học ở Đồng Nai
Sinh ra đã thiếu đôi tay, Hồ Hữu Hạnh (SN 2000) không để nghịch cảnh quật ngã. Em tập bò như một con sâu rồi làm mọi việc bằng đôi chân bé xíu.
Với một nghị lực phi thường, chàng trai có biệt danh "chim cánh cụt" nay đã bước vào giảng đường đại học để hiện thực hóa ước mơ trở thành kỹ sư công nghệ thông tin.
Hồ Hữu Hạnh khiến các học sinh khác ngỡ ngàng trước kỹ năng viết bằng chân. (Ảnh: Nhân vật cung cấp).
Làm mọi việc bằng chân
Dù đã 20 năm trôi qua, mỗi khi có người nhắc đến tuổi thơ của cậu con trai Hồ Hữu Hạnh, bà Bùi Thị Hợp (45 tuổi, ngụ huyện Định Quán, tỉnh Đồng Nai) vẫn rưng rưng nước mắt. Bà cho biết, chỉ biết con trai khiếm khuyết đôi tay khi tình cờ thấy áo con lòi ra ngoài chiếc khăn quấn.
Bởi, trước đó, khi phát hiện Hạnh không có đôi tay, gia đình vì sợ bà đau đớn đã giấu giếm sự thật, không cho bà biết. Mọi người quấn cậu bé đáng thương trong chiếc khăn lớn.
"Lần đầu thấy con không có đôi tay, tôi đau đớn đến ngất lịm. Sau này, mỗi lần cho con bú, nhìn vào hai vai con, tôi lại khóc nức nở, đau đớn vô cùng", bà Hợp chia sẻ.
Cùng tâm trạng, ông Hồ Hữu Canh cũng khóc cạn nước mắt khi nhìn thấy con như con sâu được quấn trong chiếc khăn rộng thùng thình. Đôi vợ chồng trẻ luôn đau thắt lòng mỗi khi nghĩ đến tương lai cậu con trai chịu thiệt thòi từ lúc lọt lòng.
Thế nhưng, ngay giai đoạn tập bò, Hạnh đã chứng minh mình có một nghị lực phi thường. Như một con sâu, cậu bé luôn cố vươn người về phía trước. Lớn hơn một chút, Hạnh bắt đầu tự ý thức được việc mình thiếu đôi tay để rồi tự luyện tập để làm mọi việc bằng đôi chân trần.
Không có đôi tay nhưng Hạnh vẫn có thể làm mọi việc như người bình thường. (Ảnh: Nhân vật cung cấp).
Nhớ lại những tháng ngày bắt đầu luyện tập, biến 2 bàn chân thành đôi tay, Hồ Hữu Hạnh kể: "Lúc nhỏ, em chỉ tập làm những điều em muốn như: rửa chén, bơi lội, vệ sinh cá nhân... Rồi từ từ em làm được mọi việc bằng đôi chân của mình".
"Em có tuổi thơ dữ dội lắm. Không có đôi tay, em vẫn tập xe đạp, trèo cây, leo mái nhà, trượt ván gỗ, bắn bi, búng thun... Để làm được như thế, em chịu nhiều đau đớn lắm. Những ngày đầu, rửa chén thì chén vỡ, miểng sành đâm rách chân, cắm điện thì bị giật, nấu ăn, đun nước thì bị phỏng, dao cắt... Người và chân em sẹo không à", Hạnh kể thêm.
Nhận thấy cha mẹ trồng rau quanh năm vất vả, Hạnh cũng tìm cách đỡ đần. Hiện, em có thể cuốc đất bằng cằm, vác rau, nhổ cỏ bằng chân... phụ giúp cha mẹ. Song, điều khiến Hạnh cũng như cha mẹ em hạnh phúc, tự hào hơn cả là em đã vượt qua một chặng đường dài đầy trắc trở để trở thành sinh viên đại học.
" Chim cánh cụt" vào đại học
Nay, cậu bé "chim cánh cụt" đã vào đại học, hòa nhập các sinh viên ngành Công nghệ thông tin trường đại học Lạc Hồng. (Ảnh: Nhân vật cung cấp).
Hạnh kể, con đường học tập của em là cả một hành trình chất chứa nhiều nỗi niềm. Ở đó có niềm vui, nước mắt và cả những nỗi đau thầm kín. Con khuyết tật, vợ chồng ông Canh nghĩ con chẳng thể đến trường.
Nhưng khi thấy bạn bè đi học mẫu giáo, Hạnh cũng rạo rực muốn được đến lớp. Hạnh không dám nói với ba mẹ, lặng lẽ theo chân người bạn đối diện nhà đến trường.
Đến nơi, cậu bé có biệt danh "chim cánh cụt" đứng bên ngoài nhìn vào lớp học. Hạnh thấy các bạn học vui lắm, được ăn đồ ăn ngon, có đồ chơi đẹp. Hạnh ao ước được vào lớp chơi cùng bạn bè.
Em kể: "Em đứng ngoài lớp 3 - 4 ngày thì được cô giáo mầm non chú ý. Sau đó, cô ra gặp em và hỏi em có muốn vào học không. Em gật gật đầu rồi cô dẫn em vào lớp".
"Lúc đó, em chưa có đồng phục, đồ dùng học tập. Cô đến tận nhà em khuyên ba mẹ em cho em đi học. Nếu được, cô sẽ mua cặp, sách cho em. Thế là ba mẹ em đồng ý", Hạnh kể thêm.
Hạnh chụp ảnh cùng Phó Hiệu trưởng trường đại học Lạc Hồng. (Ảnh: Nhân vật cung cấp).
Đi học, Hạnh phải tự luyện tập thêm một kỹ năng mới khó hơn bất kỳ kỹ năng nào trước đó là viết bằng chân. Em kể: "Không như các bạn khác có người cầm tay dạy viết, em đâu có ai cầm chân cho đâu. Em tự tập. Luyện đến sưng cả bàn chân, các ngón chân sưng phồng, tê cứng".
Nhưng chưa bao giờ Hạnh nghĩ đến việc từ bỏ. Cuối cùng, những ai tưởng em đến trường chỉ để cho vui đều ngạc nhiên. Cuối năm học, "chim cánh cụt" được nhà trường tặng giấy khen "bé giỏi bé ngoan".
Với kết quả ấy, tưởng chừng con đường học tập của Hạnh sẽ rộng mở. Nào ngờ, vào lớp 1, Hạnh không được trường nhận vào học. Nhà trường tư vấn gia đình Hạnh đưa em vào trường khuyết tật để học tập.
Hạnh không chịu. "Em nằng nặc bảo ba mẹ đi xin học. Cuối cùng, nhà trường nhận em vào học thử, xem có học được không rồi tính tiếp. Hoàn thành năm lớp 1, em được giấy khen học sinh giỏi", Hạnh kể.
Tuy nhiên, đến lớp 7, sóng gió một lần nữa ập đến với em. Những lời châm chọc, mỉa mai của bạn bè khiến sự tự ti, mặc cảm bấy lâu em đè nén trỗi dậy. Không thể vượt qua, Hạnh bỏ học.
Song, cuối cùng em cũng nhận biết, sự tự ti, mặc cảm ấy không giúp em thành công hay phát triển bản thân. "Em thấy rằng, để vượt qua nghịch cảnh, em phải nỗ lực, phải làm điều người ta không làm được. Em không muốn là gánh nặng cho gia đình, xã hội. Để làm điều ấy em phải đi học".
Cuối cùng, những nỗ lực ấy đã dẫn đường cho "chim cánh cụt" vào đại học. "Đi học, em nhận thấy rằng, tương lai sẽ rộng mở hơn nếu em tiếp tục bước qua những rào cản, những khó khăn trong cuộc sống. Có như vậy, em mới giúp ích cho xã hội, có thêm động lực vượt qua giới hạn để phát triển bản thân".
Tháng trước, Hạnh tự bắt xe lên TP Biên Hòa (tỉnh Đồng Nai), nộp hồ sơ và trúng tuyển ngành Công nghệ thông tin của trường đại học Lạc Hồng. Hạnh kể: "Công nghệ thông tin là ngành em vô tình gặp sau khi quay phóng sự vào hè năm lớp 1".
"Lúc đó, đài truyền hình hỏi em biết đánh máy không. Em trả lời là có. Đến năm lớp 3 em bắt đầu thích máy tính và có ước mơ trở thành kỹ sư công nghệ thông tin", em kể thêm. Những năm đầu trên ghế giảng đường, Hạnh nói em rất tự tin và sẽ cố gắng hiện thực hóa ước mơ trở thành kỹ sư công nghệ thông tin.
Sinh viện có ý chí, nghị lực đáng trân trọng
Ông Nguyễn Hữu Quỳnh, Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Lạc Hồng nhận xét: "Hạnh không có tay nên chúng tôi gọi em là "chim cánh cụt" nhưng ý chí, nghị lực của em rất đáng trân trọng.
Trong thời gian vừa qua, em cũng đã tham gia vào các hoạt động công nghệ thông tin và rất đam mê trong lĩnh vực này. Dù mới nhập học, nhưng em đã hòa nhịp cùng các bạn sinh viên khác.
Từ khi còn là học sinh, Hạnh đã được thầy Hiệu trưởng nhà trường chu cấp chi phí ăn uống hàng tháng cho em. Bây giờ, thầy vẫn tiếp tục công việc này. Nhà trường cũng đã miễn toàn bộ học phí cho Hạnh".
Nữ nhà văn cao 1m32 truyền cảm hứng về nghị lực sống tới sinh viên 400 sinh viên Trường Đại học Kinh tế - Tài chính TPHCM đã rất xúc động trước hình ảnh nhà văn Trần Trà My, một cô gái khuyết tật nhỏ bé lại có nghị lực phi thường. Trong khuôn khổ của tuần lễ sinh hoạt đầu khóa, talk show Người truyền lửa với chủ đề "Tin vào điều tử tế" do Trường Đại...