Vượt lên thách thức, quyết tâm tổ chức bầu cử thành công, an toàn, đúng luật
Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc từng nói “khó khăn không phải là thứ sinh ra để làm chùn bước chân của chúng ta, nó là bài kiểm tra tinh thần nhẫn nại và ý chí vươn lên của chúng ta”.
Sau nhiều tháng chuẩn bị, hôm nay, hàng chục triệu cử tri cả nước, từ miền ngược đến miền xuôi, từ thành thị cho đến biên giới, hải đảo xa xôi chính thức đi bỏ phiếu để bầu ra cơ quan dân cử khóa mới. Cuộc bầu cử Quốc hội khóa XV và HĐND các cấp nhiệm kỳ 2021-2026 là sự kiện chính trị quan trọng, diễn ra sau Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XIII, sẽ góp phần hoàn thiện bộ máy Nhà nước từ Trung ương tới địa phương.
Cuộc bầu cử lần này diễn ra trong một hoàn cảnh “đặc biệt” khi cả nước đang phải thực hiện 3 nhiệm vụ cùng lúc: Tập trung ưu tiên về thời gian, nguồn lực phòng, chống dịch Covid-19; tập trung cao độ cho công tác bầu cử và tiếp tục phục hồi, phát triển kinh tế và đảm bảo các hoạt động bình thường của hệ thống chính trị. Bối cảnh đó đặt lên vai các cấp, các ngành, các địa phương trách nhiệm lớn hơn, quyết tâm cao hơn mà ở đó, nhiều nhiệm vụ cấp bách chưa từng có tiền lệ, chưa từng có kinh nghiệm giải quyết.
Nhưng, dù phải đối mặt với những khó khăn, thử thách từ 3 đợt dịch trước cũng như đợt bùng phát thứ tư của Covid-19, tất cả các địa phương đều quyết tâm hoàn thành bầu cử đúng thời gian, kể cả các địa phương đang gặp khó khăn do dịch Covid-19 như Hà Nội, Bắc Giang, Bắc Ninh, Vĩnh Phúc, Đà Nẵng,… đảm bảo cho những người đang cách ly y tế cũng có thể thực hiện quyền công dân của mình. Quyết tâm đó rất đáng trân trọng.
Lần đầu tiên, các cuộc tiếp xúc cử tri, các cuộc vận động bầu cử không theo hình thức cũ. Chính dịch bệnh đã thúc đẩy những cách làm mới, sáng tạo và hiệu quả hơn. Tiếp xúc trực tuyến, trình bày chương trình hành động của ứng viên thông qua việc ứng dụng công nghệ thông tin… được triển khai rộng khắp, không chỉ là sáng kiến trong giai đoạn phòng, chống dịch Covid-19 mà hoàn toàn có thể áp dụng cả trong điều kiện bình thường, giúp số lượng cử tri được tiếp xúc với ứng cử viên nhiều hơn. Quá trình chuyển đổi số quốc gia hiện hữu không ở đâu xa, chính từ trong khó khăn, thử thách đó.
Video đang HOT
Cũng như Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XIII, công tác lãnh đạo, chỉ đạo, cuộc bầu cử lần này được tiến hành rất sớm, từ cách đây gần 1 năm với nhiều văn bản chỉ đạo từ Bộ Chính trị, Ban Bí thư, Hội đồng bầu cử quốc gia, Chính phủ, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam các cấp, Ban Thường vụ tỉnh ủy, thành ủy, Ủy ban bầu cử các cấp nhằm bảo đảm cho cuộc bầu cử diễn ra theo đúng kế hoạch và thành công tốt đẹp.
Sẽ không thể có một cuộc bầu cử thành công nếu như công tác nhân sự không được chuẩn bị kỹ lưỡng. Chất lượng ứng viên sẽ quyết định chất lượng hoạt động của cơ quan dân cử trong nhiệm kỳ tới. Theo đánh giá của Ủy ban bầu cử quốc gia, công tác nhân sự nhiệm kỳ này đã được chuẩn bị đúng quy trình và tiến hành chặt chẽ theo từng bước, nhằm lựa chọn ra những ứng cử viên phù hợp, có năng lực và đủ phẩm chất để đảm đương những công việc và trọng trách được giao. Chỉ nhìn vào những con số ấn tượng cũng có thể hình dung cơ cấu, chất lượng ứng cử viên đại biểu Quốc hội khóa XV: Gần 65% có trình độ trên đại học, hơn 67% có trình độ lý luận cao cấp, hơn 45% là nữ, hơn 21% là người dân tộc thiểu số, hơn 8,5% là người ngoài đảng, độ tuổi trung bình là 46…
Những vấn đề phát sinh liên quan đến nhân sự người ứng cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp đã được các địa phương xử lý kịp thời, đúng luật. Tổng số ứng cử viên đại biểu Quốc hội khóa XV còn lại 866, giảm 02 ứng cử viên so với dự kiến ban đầu. 500 đại biểu Quốc hội và hàng trăm ngàn đại biểu dân cử các cấp sẽ được lựa chọn thông qua cuộc bầu cử lần này. Trong đó, Quốc hội được kỳ vọng sẽ có những gương mặt mới, tiếp tục phát huy tinh thần dân chủ, thẳng thắn của nhiệm kỳ khóa XIV và các nhiệm kỳ trước đó, đáp ứng nguyện vọng, mong mỏi của cử tri cả nước.
Cuộc bầu cử Quốc hội khóa XIV và HĐND các cấp nhiệm kỳ 2021-2026 đã chính thức diễn ra theo đúng kế hoạch dù gặp muôn vàn khó khăn, thử thách do dịch bệnh, do sự chống phá của các thế lực thù địch và các phần tử xấu. Nhưng, đúng như Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc từng nói “khó khăn không phải là thứ sinh ra để làm chùn bước chân của chúng ta, nó là bài kiểm tra tinh thần nhẫn nại và ý chí vươn lên của chúng ta, làm cho kết quả đạt được của chúng ta trở nên tốt đẹp hơn và ý nghĩa sâu sắc hơn, xứng đáng là món quà truyền thừa cho con cháu chúng ta trong tương lai”.
Với kinh nghiệm và sự quyết tâm cao, chúng ta nhất định sẽ tổ chức cuộc bầu cử Quốc hội và HĐND các cấp thành công, an toàn và đúng luật.
100% ứng cử viên đại biểu Quốc hội ở Trung ương được cử tri tín nhiệm
Ngày 16/4/2021 tại Hà Nội, Đoàn Chủ tịch UBTƯ MTTQ Việt Nam tổ chức Hội nghị hiệp thương lần thứ ba để lựa chọn, lập danh sách những người của cơ quan, tổ chức, đơn vị ở Trung ương đủ tiêu chuẩn ứng cử đại biểu Quốc hội khóa XV.
Chủ trì Hội nghị có ông Đỗ Văn Chiến, Bí thư Trung ương Đảng, Bí thư Đảng đoàn, Chủ tịch UBTƯ MTTQ Việt Nam, Phó Chủ tịch Hội đồng bầu cử Quốc gia; các Phó Chủ tịch UBTƯ MTTQ Việt Nam: Trương Thị Ngọc Ánh, Ngô Sách Thực, Nguyễn Hữu Dũng, Phùng Khánh Tài.
Bí thư Trung ương Đảng, Chủ tịch UBTƯ MTTQ Việt Nam Đỗ Văn Chiến và các vị trong Ban Thường trực chủ trì Hội nghị.
Tại Hội nghị, Đoàn Chủ tịch UBTƯ MTTQ đã nghe báo cáo về tình hình, kết quả tổ chức lấy ý kiến nhận xét và sự tín nhiệm của cử tri nơi công tác, nơi cư trú đối với những người của cơ quan, tổ chức, đơn vị ở Trung ương ứng cử đại biểu Quốc hội khóa XV và tiến hành thảo luận, lựa chọn, lập danh sách những người đủ tiêu chuẩn ứng cử đại biểu Quốc hội.
Theo Phó Chủ tịch UBTƯ MTTQ Việt Nam Nguyễn Hữu Dũng sau Hội nghị hiệp thương lần thứ hai, Ban Thường trực UBTƯ MTTQ Việt Nam đã gửi danh sách và tiểu sử tóm tắt của 205 người của các cơ quan, tổ chức, đơn vị ở Trung ương được giới thiệu ứng cử đại biểu Quốc hội khóa XV đến các địa phương để lấy ý kiến nhận xét và tín nhiệm của cử tri nơi cư trú.
Phó Chủ tịch Nguyễn Hữu Dũng báo cáo kết quả tổ chức lấy ý kiến nhận xét và tín nhiệm của cử tri đối với người của các cơ quan, tổ chức, đơn vị ở Trung ương được giới thiệu ứng cử ĐBQH khóa XV.
Trong các ngày từ 21/3 đến ngày 13/4/2021, Ban Thường trực Ủy ban MTTQ Việt Nam cấp xã đã phối hợp với UBND cùng cấp (102 xã, phường, thị trấn thuộc 21 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi có người ứng cử nơi cư trú) triệu tập và chủ trì việc lấy ý kiến cử tri nơi cư trú cho 205 người được giới thiệu ứng cử.
Các Hội nghị lấy ý kiến cử tri nơi cư trú đối với người ứng cử đại biểu Quốc hội khóa XV được tiến hành công khai, nghiêm túc, dân chủ, đúng luật, đúng quy trình và thời gian theo quy định.
Kết quả tín nhiệm của cử tri nơi cư trú đối với những người của các cơ quan, tổ chức, đơn vị ở Trung ương ứng cử đại biểu Quốc hội khóa XV đạt 100%, không có vấn đề, vụ việc cử tri nơi cư trú nêu cần phải xác minh.
Trước đó, tại Hội nghị hiệp thương lần thứ hai của Đoàn Chủ tịch UBTƯ MTTQ Việt Nam để thỏa thuận lập danh sách sơ bộ người của các cơ quan, tổ chức, đơn vị ở Trung ương được giới thiệu ứng cử đại biểu Quốc hội khóa XV, 100% đại biểu tham dự nhất trí lập danh sách sơ bộ gửi lấy ý kiến cử tri nơi cư trú đối với 205/205 người của các cơ quan, tổ chức, đơn vị ở Trung ương được giới thiệu ứng cử đại biểu Quốc hội khóa XV.
Trong số 205 người được giới thiệu ứng cử có cơ cấu: Nữ 46/205 người (tỉ lệ 22,43%); dân tộc thiểu số: 20/205 người (tỉ lệ 9,7%); ngoài Đảng: 4/205 người (tỉ lệ 1,9%); tái cử: 100/205 (tỉ lệ 48,78%); trẻ tuổi: 5/205 (tỉ lệ 2,43%); Giáo sư, Phó giáo sư: 16/205 người (tỉ lệ 7,8%); Tiến sĩ: 63/205 người (tỉ lệ 30,7%); Thạc sĩ: 94/205 người (tỉ lệ 45,85%); Đại học và tương đương: 32/205 người (tỉ lệ 15,6%).
Từ kết quả Hội nghị hiệp thương lần thứ hai của Đoàn Chủ tịch UBTƯ MTTQ Việt Nam, ngày 28/3/2021, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã ban hành Nghị quyết số 1244/NQ-UBTVQH14 điều chỉnh lần thứ hai cơ cấu, thành phần, số lượng người của các cơ quan, tổ chức, đơn vị ở Trung ương được giới thiệu ứng cử đại biểu Quốc hội khóa XV.
Cụ thể: Số lượng đại biểu Quốc hội khóa XV ở Trung ương là 205 đại biểu; cơ cấu, thành phần, số lượng người được phân bổ ở từng cơ quan, tổ chức, đơn vị ở Trung ương như sau: Các cơ quan Đảng là 11 đại biểu; Chủ tịch nước, Phó Chủ tịch nước, Văn phòng Chủ tịch nước là 3 đại biểu; Các cơ quan của Quốc hội, cơ quan thuộc Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Văn phòng Quốc hội (đại biểu Quốc hội hoạt động chuyên trách ở Trung ương): 130 đại biểu; Chính phủ, cơ quan thuộc Chính phủ (bao gồm cả Bộ trưởng Bộ Quốc phòng và Bộ Công an) là 15 đại biểu; Lực lượng vũ trang là 14 đại biểu; Tòa án nhân dân tối cao là 1 đại biểu; Viện Kiểm sát nhân dân tối cao là 1 đại biểu; Kiểm toán Nhà nước là 1 đại biểu; Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam và các tổ chức thành viên là 29 đại biểu.
Lựa chọn ĐBQH chuyên trách đảm bảo chất lượng, số lượng Việc lựa chọn đảm bảo chất lượng, số lượng ĐBQH chuyên trách trước hết là trách nhiệm của Đảng đoàn Quốc hội, UBTVQH, đồng thời phải có sự nỗ lực cố gắng về trình độ, năng lực, thế mạnh của mỗi ứng cử viên. Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội Trần Thanh Mẫn phát biểu tại hội nghị. Ảnh: TTXVN Ngày 15/4,...