‘Vượt khó’ đón ngày khai giảng năm học mới
Sau đợt mưa lũ lịch sử hồi đầu tháng 8 vừa qua, huyện biên giới Quan Sơn, tỉnh Thanh Hóa là nơi phải gánh chịu nhiều thiệt hại về người và tài sản.
Khi ngày khai giảng năm học mới đang cận kề, công tác chuẩn bị cho việc dạy và học tại các điểm trường bị ảnh hưởng do thiên tai gấp rút được hoàn thiện. Với sự quan tâm của cộng đồng, ngành giáo dục Quan Sơn quyết tâm không để một em học sinh nào không tới lớp trong ngày khai giảng năm học mới.
Cán bộ, chiến sĩ Đồn Biên phòng cửa khẩu quốc tế Na Mèo, BĐBP Thanh Hóa giúp xây dựng lại điểm Trường Tiểu học Son – Sa Ná tại xã Na Mèo, huyện Quan Sơn, tỉnh Thanh Hóa.
Những ngày này, cô và trò ở các điểm trường trong xã vùng cao Na Mèo, Quan Sơn đang hối hả chuẩn bị đón chào ngày khai giảng cùng với bộn bề khó khăn, vất vả. Nằm sâu hun hút giữa núi rừng bạt ngàn, lại bị ngăn cách bởi dòng sông Luồng, điểm trường Tiểu học Son – Sa Ná, xã Na Mèo vừa trải qua một trận “đại hồng thủy”. Ngôi trường kiên cố bị dòng nước lũ hung dữ cuốn sập khiến cô và trò nơi đây phải học tạm trong những căn phòng ghép và đang phải gồng mình chống chọi với bao thiếu thốn về cơ sở vật chất trước thềm năm học mới.
Video đang HOT
Điểm trường này, trước đây là nơi học tập của 71 học sinh 2 bản Son và Sa Ná. Do đó, UBND huyện Quan Sơn đã quyết định xây dựng khẩn cấp 4 phòng học lắp ghép tại điểm trường mầm non bản Sa Ná, để kịp đón 66 học sinh mầm non và 71 học sinh tiểu học nơi học tập trong ngày tựu trường theo đúng kế hoạch.
Nhiều ngày qua, cán bộ, chiến sĩ lực lượng vũ trang, lực lượng thanh niên tình nguyện ngày đêm bám địa bàn cùng nhà thầu, các thầy, cô giáo nỗ lực thi công móng, khung nhà sắt, lắp ghép các cấu kiện nhằm sớm hoàn thành khu trường học cho học sinh học tập. Ông Vũ Văn Đạt, Chủ tịch UBND huyện Quan Sơn cho biết: “Công trình có vốn đầu tư gần 400 triệu đồng, với quy mô 4 phòng học được dựng bằng khung sắt, vách ngăn và lợp mái tôn. Sau khi dựng khung, vách, lợp xong mái tôn, các phòng học sẽ được trang bị hệ thống điện chiếu sáng, quạt mát cho học sinh yên tâm học tập”.
Sau khi các phòng học được đưa vào sử dụng, nhà trường sẽ đưa bàn ghế, sách vở, đồ dùng học tập do các nhà hảo tâm tài trợ vào phục vụ việc học tập của các em. Về lâu dài, hai điểm trường mới cho học sinh tiểu học và mầm non của khu Son – Sa Ná sẽ được huyện xây dựng kiên cố ở khu tái định cư thuộc đồi Pom Ngồ, bản Sa Ná, cách điểm trường cũ khoảng 1km. Mặc dù, hệ thống giao thông vào bản Sa Ná còn gặp rất nhiều khó khăn, nhưng chính quyền địa phương, các lực lượng chức năng huyện Quan Sơn đã nỗ lực hết mình để tạo điều kiện tốt nhất cho việc vận chuyển trang thiết bị, vật liệu vào xây dựng phòng học cho học sinh. Ngoài việc dựng 4 phòng học lắp ghép, huyện Quan Sơn cũng đã sửa chữa 4 phòng học mầm non tại khu Sa Ná để kịp thời đón các cháu của hai bản Son và Sa Ná vào học tạm trong thời gian chờ xây dựng trường mới.
Khó khăn trước mắt ở điểm trường hiện tại là việc đi lại của các em học sinh do điểm trường khá xa. Việc giảng dạy của giáo viên cũng bị ảnh hưởng và đảo lộn do hiện tại chưa có nhà ở và văn phòng cho giáo viên. Thầy giáo Phạm Bá Thoa, Phó hiệu trưởng Trường tiểu học Na Mèo, xã Na Mèo cho biết: “Để kịp tổ chức khai giảng đúng ngày 5-9, nhà trường vừa kết hợp xây dựng lại cơ sở vật chất trường học, vừa tổ chức cho học sinh ôn lại kiến thức của các chương trình cũ, sẵn sàng bước vào năm học mới”.
Thầy giáo Lê Duy Dũng, Hiệu trưởng trường Phổ thông Dân tộc bán trú Trung học cơ sở Sơn Lư, huyện Quan Sơn là một trong số những tình nguyện viên lên giúp đỡ các thầy cô giáo xây dựng lại điểm trường Son – Sa Ná, cho biết: “Mặc dù đường vào điểm trường vẫn còn nhiều khó khăn, việc vận chuyển vật tư vô cùng gian nan, vất vả. Nhưng được sự giúp đỡ của các cán bộ, chiến sĩ Đồn Biên phòng cửa khẩu quốc tế Na Mèo, hơn 6 tấn vật tư gồm sắt, thép, gạch, ngói… được đưa vào điểm trường Son – Sa Ná thuận lợi”.
“Cùng với sự giúp đỡ của các tình nguyện viên, sự chung tay của nhân dân và cán bộ, chiến sĩ lực lượng vũ trang trên địa bàn, điểm trường Son – Sa Ná về cơ bản đã hoàn thành, các em học sinh ở đây có thể đến trường và lễ khai giảng năm học mới sẽ diễn ra đúng ngày” – Thầy Dũng phấn khởi tiếp lời.
Cũng tại điểm trường tiểu học Cha Khót, xã Na Mèo, nhiều phụ huynh và thầy cô giáo đã băng suối, vượt đường đất đá dốc thẳng đứng, đem những trang thiết bị dạy học cho các em học sinh dân tộc Thái có hoàn cảnh khó khăn. Bước vào năm học mới 2019-2020, các em học sinh tại đây nhận 10 bộ bàn ghế mới, 14 bàn học ở nhà và 14 đèn học từ các mạnh thường quân, các tổ chức thiện nguyện từ khắp cả nước.
Theo biên phòng
Nghệ An: Xem xét lùi ngày khai giảng do điều kiện thời tiết không thuận lợi
Do điều kiện thời tiết những ngày vừa qua trên địa bàn tỉnh Nghệ An có mưa lớn liên tục, nên Sở GDĐT tỉnh Nghệ An vừa có công văn gửi các phòng GDĐT trên địa bàn xem xét lùi ngày khai giảng.
Theo đó, công văn do Giám đốc Sở GD-ĐT Nghệ An ký nêu rõ: Để đảm bảo an toàn cho học sinh và cán bộ và giáo viên, căn cứ vào tình hình thực tế và diễn biến của mưa lũ, Hiệu trưởng các trường có thể xem xét lùi ngày khai giảng, đồng thời thông báo với chính quyền địa phương, phụ huynh học sinh và học sinh được biết; Lên phương án vệ sinh trường lớp, khắc phục hậu quả, chuẩn bị điều kiện cơ sở vật chất trường, lớp chuẩn bị cho ngày khai giảng năm học mới.
Trường mầm non xã Châu Hạnh huyện Quỳ Châu dọn dẹp, trang trí lại khuôn viên để chuẩn bị cho năm học mới.
Bên cạnh đó, Hiệu trưởng các cơ sở giáo dục trực tiếp chỉ đạo, điều động cán bộ, giáo viên tổ chức túc trực, kiểm tra sẵn sàng ứng phó và phối hợp với chính quyền địa phương tạo điều kiện cho người dân tránh trú mưa bão trong điều kiện cho phép.
Theo công lý
Sớm trả lại ý nghĩa ngày khai giảng Khai giảng là ngày đầu tiên học sinh chính thức bước vào năm học mới, là ngày tựu trường. Ảnh minh họa Với bao nhiêu thế hệ học sinh, mốc thời gian này đã trở nên gắn bó, thân quen tạo nên những dấu ấn khó phai trong quãng đời đi học của mỗi người. Thế nhưng, nhiều năm nay ngày khai giảng...