Vượt hơn 1.000 sáng kiến, cô giáo Nghệ An đạt giải Nhì toàn quốc ‘Gặp gỡ giáo viên lớp 1′
Vượt lên hơn 1.000 sáng kiến của giáo viên trong cả nước, giải pháp của cô giáo Nguyễn Thị Nhung – giáo viên Trường Tiểu học Hưng Đông (TP. Vinh) vừa được Ban Giám khảo giải thưởng Gặp gỡ giáo viên lớp 1 trao giải Nhì. Đây là thành quả xứng đáng dành cho một giáo viên yêu nghề, trách nhiệm với nghề.
Lễ trao giải thưởng được Công đoàn Giáo dục Việt Nam tổ chức tại Hà Nội, vì dịch bệnh cô giáo Nguyễn Thị Nhung không có điều kiện trực tiếp nhận giải nhưng điều đó vẫn không giảm đi niềm vui và sự háo hức của chị với giải thưởng đặc biệt này.
Nhiệt huyết với nghề
Cô giáo Nguyễn Thị Nhung sinh năm 1980 và đã có gần 20 năm gắn bó với nghề. Trong quãng thời gian đó, hơn 10 năm chị gửi tình yêu nghề và cả tuổi thanh xuân cho các học trò nghèo ở Trường Tiểu học Mỹ Lý 2 và Trường Tiểu học Na Loi, huyện Kỳ Sơn. Đó cũng là thời gian hết sức vất vả bởi chị phải gửi con ở Hưng Nguyên cho chồng và bố mẹ chồng. Hơn một thập kỷ cắm bản cũng là chừng ấy thời gian chị chưa một lần được dự lễ khai giảng cùng con, không có điều kiện để chăm cho các con từng bữa ăn, giấc ngủ. Quãng đường xa, việc đi lại vất vả, nỗi ám ảnh lớn nhất của chị trong những năm xa nhà đó là “nhớ con đến xơ xác”.
Cô giáo Nguyễn Thị Nhung đã có nhiều năm cắm bản ở huyện miền núi Kỳ Sơn. Ảnh: P.V
Kể thêm về điều này chị cho biết: Tôi vừa tốt nghiệp Trường Cao đẳng Sư phạm là xung phong lên Kỳ Sơn để dạy học. Khi ấy chỉ biết đó là huyện miền núi cao nhưng chưa hình dung được sự gian khổ, thiếu thốn. Nơi tôi đến cũng là nơi khó khăn nhất của huyện Kỳ Sơn, mỗi lần từ thị trấn vào đến trường đi xe ôm cũng mất hết một buổi sáng nếu đi đường bộ. Nếu đi đường thủy cũng mất gần 1 ngày trời. Vào mùa Đông, mưa lạnh, vào được đến trường người rét run vì ướt sũng…
Những năm tháng khó khăn, thiếu thốn nhưng chưa một lần nào cô giáo Nguyễn Thị Nhung nản chí. Ngược lại, chính tình yêu trò, yêu nghề lại càng thôi thúc chị không ngừng cố gắng và phấn đấu đạt được nhiều danh hiệu như giáo viên dạy giỏi của trường, của huyện, làm tổ trưởng tổ chuyên môn, có nhiều sáng kiến kinh nghiệm được đồng nghiệp đánh giá cao.
“Dạy học ở vùng sâu, vùng xa, điều tôi trân trọng nhất chính là tình cảm của học trò và của phụ huynh học sinh. Lúc chúng tôi mới ra trường, gặp nhiều khó khăn, phụ huynh như người thân của mình, sẵn sàng chia sẻ rau, củ, thực phẩm và cả ngôi nhà của mình cho thầy giáo, cô giáo. Chính tình cảm của bà con dân bản cũng đã níu chân nhiều giáo viên vùng xuôi, làm động lực để các giáo viên vượt lên hoàn cảnh để hoàn thành nhiệm vụ”.
Cô giáo Nguyễn Thị Nhung
Video đang HOT
Vì hoàn cảnh riêng, nên so với đồng nghiệp khác chị Nhung lập gia đình muộn. Thế nhưng, dù hai con nhỏ, chồng làm công nhân thường xuyên phải tăng ca, điều kiện gia đình còn nhiều khó khăn, gần 40 tuổi cô giáo Nguyễn Thị Nhung mới chuyển từ Kỳ Sơn về công tác tại Trường Tiểu học Hưng Đông, thành phố Vinh.
Cô giáo Nguyễn Thị Nhung và các học trò. Ảnh: P.V
Việc chuyển trường, chuyển môi trường công tác ở độ tuổi không còn trẻ cũng là một áp lực lớn đối với chị bởi “so với các trường miền núi, trường ở thành phố học sinh đông nên lúc đầu tôi thực sự chưa quen, ngày nào đi dạy về cũng phải dùng thuốc để đỡ đau họng. Hơn nữa, phụ huynh ở thành phố cũng yêu cầu rất lớn đối với các thầy giáo, cô giáo. Do đó, nếu mình không cố gắng, thường xuyên trau dồi chuyên môn thì sẽ tụt hậu, không theo được yêu cầu đặt ra của chương trình mới”.
Từ suy nghĩ này nên dù về trường chỉ chưa đến 5 năm nhưng điều mà ban giám hiệu nhà trường và các đồng nghiệp đều ghi nhận ở cô giáo Nguyễn Thị Nhung đó là sự nhiệt tình, tận tâm, tận tụy với nghề.
Cô giáo Trần Thị Thu Hằng – Hiệu trưởng Trường Tiểu học Hưng Đông nói thêm: Tôi rất yên tâm bởi trong trường có những cô giáo như cô Nguyễn Thị Nhung. Cô là một giáo viên rất có trách nhiệm và ham học hỏi. Nhà cô ở Hưng Nguyên, xa trường nhưng rất nhiều buổi học sau khi dạy xong cô ở lại trường để rút kinh nghiệm cho các bài học đến 7 – 8 giờ đêm mới về.
Sáng kiến thú vị
Cũng chính vì tình yêu nghề và nhiệt huyết với công việc nên khi toàn ngành Giáo dục triển khai chương trình thay sách giáo khoa mới với học sinh lớp 1, cô giáo Nguyễn Thị Nhung đã được nhà trường tin tưởng giao trách nhiệm phụ trách lớp 1 và là một trong những giáo viên đầu tiên được tham gia tập huấn chương trình thay sách.
Năm đầu tiên triển khai, dù chương trình sách giáo khoa mới có nhiều ý kiến trái chiều, quá trình dạy học nảy sinh những bất cập nhưng với sự chủ động và trách nhiệm cô và các đồng nghiệp đã từng bước điều chỉnh để phù hợp với từng đối tượng học trò, đem lại hiệu quả trong công tác dạy học.
Cô giáo Nguyễn Thị Nhung và các đồng nghiệp cùng dạy lớp 1 ở trường. Ảnh: P.V
Những kinh nghiệm trong quá trình triển khai thực tế cũng chính là động lực để chị tham dự giải thưởng “Gặp gỡ giáo viên lớp 1″ do Công đoàn Giáo dục Việt Nam triển khai với sáng kiến khá thú vị, đó là vận dụng các trò chơi trong việc tổ chức dạy học.
“Với học sinh lớp 1, việc tiếp thu các bài học còn gặp nhiều khó khăn. Trong khi đó, có những bài học lại khá trừu tượng khiến các em khó hiểu như bài học “nhớ vị trí trong không gian”. Thế nên, khi xây dựng bài học này tôi cho các em chơi trò chơi trái, phải, trên, dưới thông qua các hoạt động tay chân sẽ giúp các em hiểu được vị trí ở trong không gian và tiếp thu bài học một cách dễ dàng”.
Cô giáo Nguyễn Thị Nhung chia sẻ về sáng kiến của mình
Để tham dự cuộc thi này, cô giáo Nguyễn Thị Nhung cũng nhận được sự góp ý và hỗ trợ của nhiều đồng nghiệp khác trong tổ giáo viên lớp 1. Đặc biệt, cuộc thi được triển khai theo hình thức trực tuyến nên quá trình quay, dựng clip cho bài học các cô gặp không ít khó khăn và phải thực hiện lại không ít lần. Ngoài gửi clip tham dự, cô giáo Nguyễn Thị Nhung cũng rất hào hứng bởi quá trình tham dự cuộc thi nhiều phần thi giáo viên được trực tiếp tương tác với ban giám khảo với nhiều tình huống khác nhau giúp giáo viên có cơ hội được thể hiện năng lực của mình.
Với những nỗ lực cố gắng, bài dự thi của cô giáo Nguyễn Thị Nhung được Ban tổ chức đánh giá cao và vượt qua hơn 1.000 sáng kiến khác để được trao giải Nhì chung cuộc. Những kinh nghiệm trong quá trình tham gia cuộc thi cũng là những bài học quý để sau này chị áp dụng vào trong thực tế, nhất là trong năm học này, phần lớn thời gian học sinh lớp 1 phải học bằng hình thức trực tuyến.
Giờ học của học sinh Trường Tiểu học Hưng Đông. Ảnh: P.V
Giải thưởng của cuộc thi “Gặp gỡ giáo viên lớp 1″ cũng là động lực để cô giáo Nguyễn Thị Nhung vượt qua khó khăn và tiếp tục nỗ lực, cố gắng để hoàn thành tốt nhiệm vụ. Chị cũng là tấm gương sáng về sự kiên trì, tận tụy với nghề, tận tâm với học trò, là một giáo viên gương mẫu, đi đầu trong đổi mới dạy học và thực hiện chương trình thay sách giáo khoa mới.
Giải thưởng “Gặp gỡ giáo viên lớp 1″ nhằm động viên giáo viên trực tiếp dạy lớp 1 chủ động tiếp cận yêu cầu của chương trình, sách giáo khoa mới, khuyến khích đổi mới, sáng tạo, khắc phục khó khăn, vướng mắc trong việc triển khai giảng dạy, trong quản lý và giảng dạy, chăm sóc học sinh. Nội dung của giải thưởng là những giải pháp, sáng kiến của giáo viên, cán bộ quản lý về phương pháp dạy các môn học lớp 1, trong đó đã giải quyết, tháo gỡ những vấn đề được giáo viên cho là khó khăn, vướng mắc trong quá trình dạy học theo chương trình sách giáo khoa mới. Sản phẩm được thuyết minh bằng 1 bản báo cáo và 1 video về quá trình thực hiện giải pháp, sáng kiến đó.
Năm nay, Ban tổ chức đã trao 2 giải Nhất, 5 giải Nhì, 7 giải Ba và 14 giải Khuyến khích cho các cá nhân có bài dự thi xuất sắc. Ở giải thưởng này, Nghệ An có 1 giải Nhì và 1 giải Khuyến khích.
Bài Toán 3,9 + 5,1 = 9,0 bị giáo viên gạch sai khiến phụ huynh bức xúc, cô giáo giải thích như "gài bẫy"
Tưởng đâu đáp án vô cùng đơn giản nhưng khi 1 phụ huynh chụp hình và thắc mắc trên mạng xã hội, bài toán này lại gây ra nhiều ý kiến trái chiều.
Một phụ huynh ở Nhật Bản đã chia sẻ bài toán và cho rằng cô giáo có lẽ đã chấm sai cho con mình. Điều đáng nói bài toán này không phải là những phép tính cao siêu mà chỉ đơn giản là phép cộng trừ nhân chia dành cho các bạn học sinh tiểu học. Dù vậy, đáp án của nó đã gây ra rất nhiều tranh cãi trong giới Toán học Nhật Bản.
Trong hai phép tính được cô giáo cho, học sinh tiểu học đã trả lời đúng câu đầu tiên là 4,8 3,5 = 8,3. Tuy nhiên, trong câu hỏi 3,9 5,1 = 9,0 lại được coi là một câu trả lời sai. Giáo viên cho điểm giải thích với học sinh đáp án đúng phải là 9 chứ không phải 9.0. Về nguyên tắc nếu sau dấu phẩy là số 0 thì không cần phải ghi vào.
Tuy nhiên, kết quả này khiến cư dân mạng tranh cãi dữ dội. Họ cho rằng 9 hay 9,0 không có gì khác nhau. Cách chấm như vậy sẽ thiệt thòi cho học sinh, soi lỗi sai không đáng có. Sự việc căng thẳng đến nỗi một lãnh đạo ngành giáo dục của nước này phải lên tiếng giải thích: "Việc viết 9.0 như hiện nay là trái với chương trình giảng dạy của Nhật Bản và việc chấm điểm là tùy ý của giáo viên phụ trách", người này nói.
Trái ngược với quan điểm của chính phủ, giới giáo dục cho rằng "Giáo dục ở Nhật Bản quá cứng nhắc. Giáo dục kiểu truyền thống, không linh hoạt làm tổn hại đến khả năng sáng tạo của học sinh". Còn nhà toán học Nhật Bản Kenichiro Mogi thì chỉ trích hệ thống giáo dục Nhật Bản rằng: "Chuyện như thế này chẳng khác nào đánh đố trẻ em".
Trong khi đó, cũng một bài Toán tương tự nhưng ở Trung Quốc, khi học sinh không đặt số 0 sau phép tính hàng dọc, cô giáo lại chấm sai. Cụ thể trong câu hỏi của cô giáo là "7,5 - 2,5 = ?", học sinh đưa ra đáp án là "5", thế nhưng cô giáo thì lại không cho rằng như vậy là đúng và gạch sai đáp án của học trò.
Nghi ngờ cô giáo nhầm lẫn, bà mẹ này gọi hỏi cho rõ lý do. Cô giáo sau đó đã gửi lại nguyên mẫu bài toán mà vị giáo viên này ra đề trong yêu cầu ghi rõ là giữ nguyên số sau dấu thập phân. Vậy nên đáp án đúng của bài toán này phải là "7,5 - 2,5 = 5,0" chứ không phải là "5".
Nhiều người cho rằng, thực ra, Toán học là Toán học, mục đích ban đầu là rèn luyện kỹ năng tính toán của trẻ chứ không phải rèn luyện khả năng đọc hiểu, có nhiều cách để tăng hứng thú, không cần chọn những câu hỏi "đặt bẫy" và làm trẻ lúng túng.
Nữ hiệu trưởng tự đổi mới để truyền cảm hứng cho giáo viên Là cán bộ quản lý của trường vùng nông thôn, cô Trần Thị Đa - Hiệu trưởng Trường Tiểu học Nhân Thành, huyện Yên Thành, Nghệ An đã có nhiều giải pháp để bổ sung, sắp xếp, sử dụng hiệu quả đội ngũ giáo viên. Cô Trần Thị Đa - Hiệu trưởng Trường Tiểu học Nhân Thành, huyện Yên Thành, Nghệ An. Đồng...